Tác động lên giá cổ phiếu của các nhóm doanh nghiệp theo vốn hóa:

Một phần của tài liệu 118 đánh giá mối quan hệ giữa hoạt động mua lại cổ phiếu quỹ của doanh nghiệp niêm yết tại việt nam tới thị giá cổ phiếu (Trang 43 - 58)

4.2.2.1. Tác động lên nhóm doanh nghiệp vốn hóa lớn:

Bảng 5: CAAR xung quanh ngày doanh nghiệp thuộc nhóm vốn hóa lớn công bố thông tin mua lại cổ phiếu quỹ (đơn vị: %)

^9 Õ.354 ĩ.292 õ.43 ĩ.57 Õ.582 2.ĩ25 ** ^6 -Õ.286 -ĩ.õ46 ~5 -õ.558 -2.õ39 ** -2.264 -6.462 *** 1 -õ.825 -3.õĩ4 *** -2.53Ĩ -7.225*** 1 -ĩ.ĩ53 -4.2ĩ2 *** -2.859 -8.ĩ6ĩ *** ĩ.993 7.726** * ^2 -õ.235 -õ.859 -ĩ.94ĩ -5.54 *** 2.36ĩ 9.Ĩ52** * õ.ĩ98 õ.722 -ĩ.508 -4.3õ4 *** 3.ĩĩ9 Ĩ2.Õ9*** õ -õ.2ĩ2 -õ.773 -ĩ.917 -5.473 *** 2.46 9.537** * lĩ -ĩ.232 -4.5õõ2 *** -2.938 -8.386 *** ĩ.893 7.339 *** 12 -õ.86ĩ -3.ĩ46 *** -2.567 -7.328 *** 2.524 9.787** * 13 -ĩ.717 -6.269 *** -3.422 -9.769 *** ĩ.6õ9 6.237** * 14 -3.õ23 -ĩĩ.õ42 *** -4.729 -ĩ3.499 *** 15 ĩ.595 5.825 *** -õ.ĩĩĩ -õ.3ĩ6 -6 õ.2ĩ6 6.229 ***

-7 0.404 5.97 *** --8 1.095 7.336 *** --9 0.448 4.036 *** -10 0.478 ~2J5 *** 35

Ngày CAAR(10) t-test CAAR(5) t-test CAAR(3) t-test 10 -0.238 -1.747 ** 9 -0.211 -1.548 1 -1.023 -7.507 *** Nguôn: Tông hợp

Chú thích: *: mức ý nghĩa thống kê 1%; **: mức ý nghĩa thống kê 5%; ***: mức ý nghĩa thống kê 10%.

Hình 2: CAAR quanh ngày doanh nghiệp thuộc nhóm vốn hóa lớn công bố thông tin mua lại cổ phiếu quỹ (đơn vị: %)

Nguôn: Tông hợp

36

Xu hướng của CAAR của nhóm doanh nghiệp vốn hóa lớn khá tương đồng với kết quả đối với toàn bộ doanh nghiệp thuộc rổ VN30. Điều này khá dễ hiểu khi nhóm doanh nghiệp này có ảnh hưởng lớn tới chỉ số VN30 nói riêng và thị trường nói chung. Giá trị CAAR trong hai khung [-10;10] và [-5;5] cũng xuống đáy tại ngày t=-4 với giá trị lần lượt là -3.023 và -4.729, cùng mức ý nghĩa là 10%. Sau ngày t=-4, CAAR có xu hướng tăng, đặc biệt ở khung sự kiện [-5;5] luôn có mức ý nghĩa đạt 10%, cho thấy ở khung sự kiện này có sự tồn tại của lợi nhuận bất thường. Giá trị CAAR tại khung [-3;3] cũng có xu hướng tăng nhẹ với mức ý nghĩa 10% trong cả 7 ngày của cửa sổ sự kiện.

Tại ngày t=0, giá trị CAAR cũng tăng nhẹ trước khi tiếp tục xu hướng giảm trong hai ngày kế tiếp, điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn không bị ảnh hưởng bởi thông tin được công bố. Kết quả này khá đồng nhất với kết quả đối với toàn bộ doanh nghiệp thuộc rổ VN30.

Sau ngày doanh nghiệp thuộc nhóm vốn hóa lớn công bố thông tin t=0, giá trị CAAR tại ngày t=4 bắt đầu xu hướng tăng nhẹ tới t=7 rồi duy trì xu hướng giảm. Điều này cho thấy cổ đông của nhóm doanh nghiệp này có phản ứng chậm nhưng không quá tích cực đối với thông tin doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ. Điều này có thể lý giải bởi đối với nhóm những doanh nghiệp vốn hóa lớn, phần lớn cổ đông nắm giữ với kì vọng vào dòng tiền trả cổ tức đều đặn hàng năm, vì vậy việc doanh nghiệp lấy một phần tiền mặt ra để mua lại cổ phiếu có thể đi ngược với kì vọng của nhà đầu tư.

4.2.2.2. Tác động lên nhóm doanh nghiệp vốn hóa nhỏ:

Bảng 6: CAAR xung quanh ngày doanh nghiệp thuộc nhóm vốn hóa nhỏ công bố thông tin mua lại cổ phiếu quỹ (đơn vị: %)

7 -1.398 -10.262 *** ^6 -1.27 -9.323 *** 5 -1.533 -11.251 *** -0.444 -5.691 *** -1.943 -14.266 *** -0.749 -9.603*** “3 -1.201 -8.82 *** 0.053 0.676 0.473 5.329*** "2 -1.567 -11.5001 *** 0.032 0.41 0.453 5.095 *** 1 -1.788 -13.125 *** -0.42 -5.382*** 0.001 0.013 0 -1.464 -10.748 *** -0.207 -2.658 *** 0.213 2.403 ** “-Ĩ -1.221 -8.959 *** -0.287 -3.686*** 0.133 1.501 ^^-2 -1.467 -10.772 *** 0.064 0.827 0.485 5.461*** ^^-3 -1.1298 -8.294 *** 0.037 0.481 0.4581 5.158 *** ^4 -1.29216 -9.485 *** -0.421 -5.397*** ^5 -1.22842 -9.017 *** 0.219 2.813 *** -6 -1.584 -11.625 *** ^7 -1.037 -7.609 *** ^8 0.003 0.025 ^9 -0.067 -0.489 “-ĨÕ 0.203 1.488 37

Nguôn: Tông hợp

Chú thích: *: mức ý nghĩa thống kê 1%; **: mức ý nghĩa thống kê 5%; ***: mức ý nghĩa thống kê 10%.

Hình 3: CAAR quanh ngày doanh nghiệp thuộc nhóm vốn hóa nhỏ công bố thông tin mua lại cổ phiếu quỹ (đơn vị: %)

0.5

-2.5

CAAR(10)

Nguồn: Tổng hợp Đối với nhóm những doanh nghiệp vốn hóa nhỏ lại có xu hướng của giá trị CAAR khác biệt so với nhóm doanh nghiệp vốn hóa lớn. Ở cả ba khung sự kiện [-10;10], [-5;5] và [-3;3], trước ngày công bố thông tin t=0, giá trị CAAR có xu hướng đi ngang hoặc giảm nhẹ. CAAR có xu hướng phản ứng chậm với thông tin khi tới ngày t=5 CAAR mới bắt đầu một xu hướng tăng mạnh. Trong khung [-10;10], từ ngày t=-7 đến t=8, mức ý nghĩa luôn là 10% nên có thể khẳng định xu hướng của CAAR tại khung sự kiện này mang ý nghĩa thống kê. Từ đó ta có thể thấy đối với nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ, không có sự rò rỉ thông tin hay giao dịch nội gián trước ngày công bố thông tin và thị trường phản ứng chậm với thông tin doanh nghiệp công bố mua cổ phiếu quỹ.

Sau ngày doanh nghiệp công bố thông tin, CAAR có xu hướng giảm nhẹ với mức ý nghĩa là 10%, sau đó tiếp tục xu hương dao động. Điều này cho thấy thông tin doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ không có sự ảnh hưởng nhiều tới biến động thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp.

Hình 4: So sánh mức độ thay đổi của CAAR giữa hai nhóm doanh nghiệp (đơn vị: %)

Nguồn: Tổng hợp Dựa vào kết quả được thể hiện ở đồ thị ở trên, ta có thể thấy giá trị CAAR của doanh nghiệp vốn hóa lớn dao động với biên độ lớn hơn nhiều so với doanh nghiệp vốn hóa nhỏ. Từ đó ta có thể thấy sự khác biệt giữa phản ứng của hai nhóm nhà đầu tư. Cổ đông của những doanh nghiệp vốn hóa lớn có phản ứng mạnh hơn với sự kiện doanh nghiệp công bố thông tin mua lại cổ phiếu quỹ. Ở cả hai nhóm cổ phiếu đều có sự phản ứng chậm với thông tin được công bố, với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn thông tin bắt đầu được phản ánh vào giá vào ngày t=4 trong khi đối với nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ là t=5.

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ

Khóa luận này nhằm mục đích xem xét tác động của sự kiện doanh nghiệp công bố thông tin về việc mua lại cổ phiếu quỹ tới thị giá của cổ phiếu thông qua việc kiểm tra phản ứng của các doanh nghiệp thuộc rổ VN30 và mở rộng thêm cả các doanh nghiệp thuộc nhóm vốn hóa lớn và vốn hóa nhỏ trong rổ này.

Với phương pháp nghiên cứu sự kiện Event Study, kết quả cho thấy có sự xuất hiện của lợi nhuận bất thường trong cả 03 nhóm cổ phiếu được nghiên cứu trong khóa luận. Đối với tổng quan các cổ phiếu trong VN30 đều có CAAR tăng mạnh từ t=-4, thể hiện rằng có sự rò rỉ thông tin. Điều tương tự cũng xuất hiện trong kết quả nghiên cứu đối với nhóm doanh nghiệp vốn hóa lớn. Ngoài ra cũng không có những phản ứng quá mạnh mẽ tới từ nhà đầu tư tại cả ba phân nhóm doanh nghiệp được nghiên cứu vào ngày công bố thông tin. Tuy nhiên đối với nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ, không có sự rò rỉ thông tin trước ngày công bố khi mà CAAR có xu hướng đi ngang hoặc giảm nhẹ trước ngày t=0. Kết quả này đồng nhất với kết quả của Nguyễn Thị Hoa Hồng và Nguyễn Văn Tùng (2019) khi kết luận rằng các công ty niêm yết tại Việt Nam hầu như không xuất hiện lợi nhuận bất thường tích luỹ trong cửa sổ sự kiện năm ngày trước và xung quanh thời điểm doanh nghiệp thông báo mua lại, ngoại trừ biến động giá giảm xuống tại ngày thông báo và sau thời điểm đó. Ngoài ra, nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ có xu hướng phản ứng chậm so với thông tin doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ khi giá trị CAAR chỉ thiết lập xu hướng tăng bắt đầu từ ngày t=5.

Việc giá cổ phiếu tăng trước ngày doanh nghiệp công bố thông tin về việc mua lại cổ phiếu quỹ phản ánh một thực trạng về giao dịch nội gián và rò rỉ thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết hợp cùng với kết quả cho thấy rằng thị trường phản ứng chậm với thông tin doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ, từ đó có thể thấy thị trường chứng khoán Việt Nam không hiệu quả. Kết quả này đồng nhất với những nghiên cứu trước đó của Nhan và cộng sự (2014) và Vinh và cộng sự (2010) khi những nghiên cứu này đã bác bỏ hình thức hiệu quả dạng yếu của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại và hạn chế trong nghiên cứu như việc lựa chọn mẫu nghiên cứu vẫn còn nhỏ với số lượng sự kiện ít. Ngoài ra nghiên cứu mới chỉ sử dụng dữ liệu từ các cổ phiếu trong rổ VN30, vậy nên có thể kết quả chưa phản ánh đúng thực tế tại các sàn khác như HNX hay UPCOM, dẫn đến chưa thể phản ánh một cách đầy đủ, tổng quát và chính xác tính hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Từ những kết luận rút ra được từ nghiên cứu, tác giả xin được đề xuất một số giải pháp nhằm nâng tầm thị trường chứng khoán Việt Nam, nâng cao tính hiệu quả và biến đây thành một môi trường đầu tư hoàn thiện hơn cho cả các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Đối với nhà đầu tư:

Thị trường chứng khoán Việt Nam không hiệu quả vừa là thách thức và cũng là cơ hội cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Tính không hiệu quả của thị trường cho phép nhà đầu tư có thể sử dụng các phương pháp chọn lọc cổ phiếu như phân tích kĩ thuật và phân tích cơ bản. Khác với những nhà đầu tư tổ chức với NAV lên đến hàng trăm tỷ VND, những nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể linh hoạt hơn trong việc ra quyết định. Vậy nên đề xuất của tác giả đối với những nhà đầu tư là cần phải theo sát mọi diễn biến của thị trường để nắm bắt được những thông tin, sự kiện có tiềm năng ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, từ đó có thể đưa ra quyết định một cách chính xác và hợp lý nhất. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần định lượng được mức độ ảnh hưởng của thông tin đến thị giá cổ phiếu, bởi khi lợi nhuận đem lại quá nhỏ có thể không bù đắp được chi phí thuế và chi phí giao dịch cổ phiếu.

Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư không hề có kiến thức hay kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Thực trạng này lên đến đỉnh điểm trong vòng một năm vừa qua khi có sự bùng nổ về số nhà đầu tư mới tham gia thị trường. Vì vậy, để nâng cao kiến thức, bảo vệ những nhà đầu tư F0, kiến thức cơ bản về thị trường, cổ phiếu hay tư duy phân tích cần được phổ cập hơn đến với những đối tượng này. Việc những nhà đầu tư trở nên thông minh hơn cũng đóng góp lớn vào việc chất lượng thị trường được nâng cao.

Đối với những nhà đầu tư không chuyên với đặc điểm là không có khả năng dành nhiều thời gian để tìm hiểu cũng như giao dịch, tôi đề xuất nên đẩy mạnh hoạt động của

những quỹ mở, quỹ chỉ số ETF hay quỹ hưu trí. Đẩy mạnh hoạt động của những quỹ này và huy động nguồn vốn của những nhà đầu tư cá nhân vào đây cũng là một cách để phát triển thị trường và bảo vệ nhà đầu tư cá nhân khi những quỹ này sẽ đem tới sự an toàn cao hơn cũng như lợi nhuận ở mức vừa phải. Trên thực tế ở những thị trường tài chính phát triển như Đài Loan hay Mỹ, tuy tỉ lệ dân số tham gia đầu tư tài chính cao hơn rất nhiều so với con số dưới 5% của Việt Nam, nhưng tỉ lệ nhà đầu tư cá nhân của những thị trường này thấp hơn nhiều so với các tổ chức bởi người dân tại các nước này họ bỏ nguồn vốn vào những quỹ kể trên. Tại Việt Nam hiện nay người dân chưa có thói quen này khi chủ yếu vẫn là tự đầu tư với mức rủi ro lớn hơn so với việc mua chứng chỉ quỹ.

Đối với các công ty niêm yết trên sàn:

Những người thuộc bộ máy lãnh đạo của các doanh nghiệp cần nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định về công bố thông tin. Các thông tin doanh nghiệp công bố cần được đảm bảo về tính kịp thời và độ chính xác, từ đó có thể giúp ích cho nhà đầu tư trong quá trình ra quyết định của mình. Ngoài ra cần đảm bảo sự bất cân xứng thông tin giữa những nhóm nhà đầu tư có thể tối thiểu hóa hết mức có thể.

Các doanh nghiệp có thể đào tạo, chuyên môn hóa hơn bộ phận làm nhiệm vụ công bố thông tin ra công chúng. Hoạt động quan hệ công chúng của các doanh nghiệp cần phải được chú trọng hơn, đặt ngang hàng với những hoạt động kinh doanh. Đối với những doanh nghiệp làm chưa tốt công tác này cần có sự cải tổ, tìm kiếm phương thức hiệu quả hơn.

Ngoài ra, các lãnh đạo, cán bộ công nhân viên cần giữ cho mình đạo đức nghề nghiệp, tránh xa các hành vi giao dịch nội gián hay thao túng giá cổ phiếu. Hiện nay giao dịch nội gián hay thao túng giá đã và đang là vấn đề nhức nhối, cản bước thị trường chứng khoán Việt Nam bước lên một tầm cao mới. Để giải quyết được vấn đề này, các lãnh đạo của doanh nghiệp niêm yết cần phải là những người hành động đầu tiên.

Đối với các cơ quan quản lý:

Trong quá khứ, quy định về công bố thông tin đối với các công ty đại chúng chưa được chặt chẽ. Như trong Thông tư số 155/2015/TT-BTC có quy định chủ thể niêm yết trên sàn chứng khoán phải công bố những sự kiện có ảnh hưởng lớn đến thị giá cổ phiếu trong vòng 24 giờ, tuy nhiên không quy định rõ những thông tin ảnh hưởng lớn tới thị giá là những loại thông tin nào. Tuy nhiên, thông tu số 96/2020/TT-BTC mới được ban hành đã chặt chẽ hơn, thể hiện quyết tâm thay đổi bộ mặt thị trường chứng khoán của cơ quan quản lý, hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường trong thời gian sớm nhất.

Tuy đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc nâng cao chất lượng thị trường chứng khoán nhưng các cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn rất nhiều điều phải làm. Tôi đề xuất việc thiết lập một cơ chế gồm ba lớp giám sát để có thể cải thiện tình hình một cách triệt để nhất.

Lớp 1: Các công ty chứng khoán

Đây chính là đơn vị trung gian, hỗ trợ nhà đầu tư và là cầu nối giữa nhà đầu tư và các cơ quan cấp cao hơn trong bộ máy quản lý thị trường. Đây là cũng đơn vị có khả năng nắm bắt và theo sát nhất cử nhất động của từng nhà đầu tư, từ số dư tài khoản, lệnh giao dịch, vay kí quỹ... Chính vì vậy, các công ty chứng khoán sẽ có khả năng theo dõi được những giao dịch đáng ngờ, mang tính chất giao dịch nội gián hay thao túng giá. Có thể thấy, các công ty chứng khoán sẽ là những trợ thủ đắc lực cho các cơ quan quản lý trong việc trực tiếp giám sát các giao dịch của nhà đầu tư. Vì vậy, để nâng cao hơn hiệu quả giám sát, tôi đề xuất nâng cao hơn trách nhiệm của các công ty chứng khoán trong bộ máy giám sát, thay vì những quy định chung chung như là “công ty chứng khoán có nghĩa vụ thực hiện giám sát giao dịch chứng khoán tại công ty theo quy định của bộ tài

Một phần của tài liệu 118 đánh giá mối quan hệ giữa hoạt động mua lại cổ phiếu quỹ của doanh nghiệp niêm yết tại việt nam tới thị giá cổ phiếu (Trang 43 - 58)