2 Các tiêu chí định lượng
3.4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến dịch vụ môi giới chứngkhoán của CTCK
Rồng Việt năm 2016 - 2018
3.4. L Nguyên nhân khách quan:
a. Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội:
Năm 2016, nền kinh tế Việt Nam chứng kiến sự hồi phục trở lại sau khoảng thời gian khó khăn trước đó. Những quan ngại về sự suy giảm của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, FED tăng lãi suất,.. .không gây ảnh hưởng quá lớn đến tình hình vĩ mô. Bức tranh về tăng trưởng kinh tế được xây dựng trên nền tảng ổn định của các yếu tố GDP, lạm phát, lãi suất và tỷ giá. Cụ thể, GDP 2016 đạt 6,21%, lạm phát cả năm chỉ tăng 4,74%, đạt mức thấp và ổn định, lãi suất huy động USD giảm về 0% . Sự hồi phục này một phần đến từ các ngành chiếm tỷ trọng lớn như dịch vụ tài chính, ngân hàng và bất động sản.
Những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế nói chung đã giúp cho hoạt động môi giới tại Rồng Việt có sự tăng trưởng vượt bậc. Mảng môi giới chứng khoán có doanh thu
đạt 49,1 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2015. Mặc dù mức doanh thu này còn hạn chế và chưa đạt kế hoạch năm nhưng cũng đã đánh dấu sự phục hồi của công ty.
Sang đến năm 2017, bức tranh về nền kinh tế Việt Nam trở nên sáng hơn với mức tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, GDP tăng 6,81% so với năm 2016, vượt kế hoạch đầu năm của chính phủ (6,7%), đồng thời đây là mức cao nhất trong giai đoạn 2011- 2017. Tình hình vĩ mô ổn định với lạm phát chỉ ở mức trung bình 3,53%. Vốn đầu tư FDI và FII đều tăng cao, tương ứng 44,4% và 45,1% so với năm ngoái, đặc biệt vốn FDI giải ngân tăng ở mức kỷ lục trong 10 năm 1ua, cho thấy sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam với các nhà đầu tư quốc tế.
Nhờ vào sự phát triển chung của nền kinh tế, doanh thu mảng môi giới của Rồng Việt đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Cụ thể là tăng 77,45% so với năm 2016, vượt 340,5% kế hoạch năm. Bên cạnh đó, số lượng tài khoảng tăng nhanh chóng, nhân sự môi giới cũng tăng gần 60% so với năm ngoái và phát triển thêm 6 phòng Môi giới khách hàng cá nhân.
Kinh tế Việt Nam năm 2018 có thể cho là đạt mức tăng trưởng cao nhất trong chu kì 10 năm, GDP tăng 7,08% so với năm 2017. Chỉ số lạm phát chỉ tăng 3,54% - đạt mục tiêu dưới 4% do chính phủ đề ra. Sự phục hồi của ngành nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ, cùng với sự bứt phá của ngành công nghiệp chế tác là động lực cho sự tăng trưởng này. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam nói chung đang phụ thuộc quá lớn vào khu vực FDI - đây cũng chính là điểm yếu của nền kinh tế.
Diễn biến thuận lợi của nền kinh tế trong và ngoài nước cũng đã góp phần tăng doanh thu dịch vụ môi giới của công ty với mức tăng trưởng đạt 29,47% so với năm 2017 và vượt 0,63% kế hoạch năm. Tuy nhiên có thể thấy tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần do sự sụt giảm của TTCK năm 2018.
b. Sự phát triển của thị trường chứng khoán
Năm 2016, Việt Nam được đánh giá thuộc top 5 quốc gia có mức tăng trưởng tốt nhất khu vực Asian. Cụ thể, chỉ số VN-Index đã tăng 14% so với năm ngoái, giá trị vốn hóa thị trường đạt hơn 1.900 nghìn tỷ đồng (tương đương 45,5% GDP). Thanh khoản cũng được cải thiện dáng kể với mức tăng hơn 39% so với năm 2015. Điều đáng mừng là thị trường chứng khoán đã đón nhận được nhiều sự quan tâm hơn của
các nhà đầu tư cá nhân khi số lượng tài khoản chứng khoán đã tăng thêm 100 ngàn so với 2015, đạt mức 1,67 triệu tài khoản. Bên cạnh đó, TTCK còn trở nên sôi động hơn với những thương vụ thoái vốn, IPO của các doanh nghiệp lớn, ... Điều này không chỉ tác động tích cực đến dòng vốn nội mà còn ở nước ngoài.
Sang năm 2017, TTCK Việt Nam tiếp tục có mức tăng trưởng ấn tượng. Chỉ số VN-Index tăng 48% so với năm 2016, tâm lý của nhà đầu tư khá tích cực với những thông tin tốt của thị trường từ nền kinh tế chung. Xét về qui mô, mức vốn hóa thị trường đã tăng 80,5% so với năm ngoái và tương đương 70% GDP. Số lượng tài khoản giao dịch tính đến cuối 2017 tăng 12%, đạt 1,92 triệutài khoản, trong đó số lượng tài khoản khách hàng tổ chức và khách hàng nước ngoài đều tăng 14%. Trái ngược với năm 2016 (khối ngoại bán ròng 7 nghìn tỷ đồng) thì sang 2017, khối ngoại dã quay trở lại mua ròng với giá trị lên tới 28 nghìn tỷ đồng. Đặc biệt trong năm nay, TTCK phái sinh chính thức ra đời đã thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư với 16.300 tài khoản được mở. Những điều trên cho thấy, dòng tiền lớn đã thực sự quay trở lại TTCK trong năm nay, điều này đã tạo ra sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường nói chung và CTCK Rồng Việt nói riêng, trong đó có dịch vụ môi giới.
Sự tích cực của thị trường vẫn tiếp tục duy trì đến quý 1 năm 2019 với chỉ số VN-Index đã chinh phục đỉnh 1200 điểm, thanh khoản thị trường tăng đáng kể. Mức tăng gần 22% đã giúp VN-Index trở thành chỉ số chứng khoán tăng tốt nhất thế giới. Tuy nhiên, trái với kì vọng của nhà đầu tư, từ quý 2 thị trường đã trở nên kém tích cực và kéo dài cho đến hết năm 2018. Những lo ngại về chiến tranh thương mại, xu hướng siết chặt dòng tiền - tín dụng đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tài chính toàn cầu nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng. Kết quả là chỉ số VN- Index từ 1200 đã lao dốc xuống vùng 900 điểm, tương ứng mức điều chỉnh là 25%. Sự biến động của thị trường không ảnh hưởng lớn đến tâm lí các nhà đầu tư trong và ngoài nước mà còn khiến các hoạt động của các công ty chứng khoán, trong đó có CTCK Rồng Việt trở nên kém sắc. Mặc dù doanh thu và lợi nhuận mảng môi giới vẫn có sự tăng trưởng so với năm ngoái, tuy nhiên tốc độ tăng đã giảm xuống và thị phần cũng giảm theo đó.
Hệ thống pháp luật và các chính sách có tác động không nhỏ đến sự phát triển của TTCK. Từ sau năm 2015, bộ Tài chính đã ban hành nhiều chính sách mở với mục tiêu đẩy mạnh sự phát triển của TTCK. Một số thay đổi đáng chú ý như sau:
- Ngày 1/1/2016, trung tâm lưu ký đã đề ra “Quyết định 211/QĐ-VSD về việc
ban hành Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán” là ngày làm việc thứ 2 sau ngày giao dịch (T+2) và ngày giao dịch trái phiếu là ngày làm việc liền kề sau ngày giao dịch (T+1). Thay đổi này đã rút ngắn thời gian giao dịch, kích thích giao dịch của các nhà đầu tư hơn.
- Thông tư số 203/2015/TT-BTC do bộ Tài chính ban hành về hướng dẫn giao
dịch trên TTCK đã có hiệu lực từ 1/7/2016. Đây là thông tư có bước tiến lớn về qui định giao dịch chứng khoán trên thị trường: cho phép nhà đầu tư được đặt lệnh vừa mua vừa bán trong phiên khớp lệnh liên tục, cho phép bán chứng khoán trên đường về và thực hiện giao dịch trong ngày, quy định về quyền lợi và trách nhiệm của thành viên tạo lập thị trường,..
- Từ ngày 1-5-2017, Thông tư số 23/2017/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành
ngày 16-3-2017 nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 11/2016/TT-BTC về chứng khoán phái sinh đã hoàn chỉnh theo hướng cởi mở và hỗ trợ cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Trong năm 2017, UBCKNN đã chấp thuận ban hành 5 quy chế hướng dẫn về giao dịch và thanh toán bù trừ chứng khoán phái sinh cũng như phê duyệt các mẫu hợp đồng để thị trường chứng khoán phái sinh chính thức vận hành. Đây là một tín hiệu tích cực của TTCK nói chung.
- Nhà đầu tư sẽ dễ dàng tiếp cận đến thị trường trái phiếu Việt Nam vào năm
2019 khi chính phủ đã đưa ra cơ chế hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp thông qua Nghị định 163/2018/NĐ-CP. Văn bản sẽ có hiệu lực vào 01/02/2019,đánh dấu nền tảng cao nhất về khung pháp lý của thị trường trái phiếu vốn dĩ được cho là rất rủi ro trước đó.
- Theo Thông tư mới số 128/2018/TT-BTC quy định phí giao dịch tối đa là
0,5% giá trị giao dịch và như vậy sẽ không còn mức phí tối thiểu là 0,15% như cũ. Điều này sẽ tăng sự cạnh tranh của các công ty chứng khoán và nhà đầu tư sẽ được hưởng mức phí giao dịch thấp.
cỉ. Sự cạnh tranh của các công ty chứng khoán
Sau khi UBCKNN tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán thì hiện nay thị trường có 72 CTCK đang hoạt động. Số lượng giảm xuống nhưng sự cạnh tranh lại ngày một gay gắt hơn khi mỗi công ty đều tìm cách để nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Lợi thế đang thuộc về các công ty có thời gian hoạt động lâu năm kể từ khi thị trường chứng khoán thành lập và có tiềm lực tài chính tốt. Bên cạnh đó, qui mô của thị trường Việt Nam còn nhỏ hon rất nhiều so với các thị trường chứng khoán nước ngoài nên công tác mở rộng khách hàng còn gặp nhiều khó khăn, sự tranh giành thị phần vì thế diễn ra càng khốc liệt. Những hình thức cạnh tranh chủ yếu là:
- Giảm chi phí giao dịch để lôi kéo khách hàng. Đây là cách mà nhiều công ty
chứng khoán đang áp dụng hiện nay. Thông tư mới đưa ra về mức phí môi giới trần 0,5% đã khiến nhiều công ty hạ thấp phí môi giới để thu hút khách hàng, thậm chí CTCK VPS còn miễn phí giao dịch (với tài khoản cơ sở không sử dụng margin) và tài khoản phái sinh, từ đó đã đẩy thị phần lên top 5 công ty chứng khoán có thị phần môi giới cao nhất.
- Cạnh tranh về dịch vụ margin. Đây là dịch vụ mà gần như nhà đầu tư nào
cũng sẽ sử dụng khi đầu tư chứng khoán vì tính chất đòn bẩy. Nhiều nhà đầu tư lựa chọn 1 CTCK vì công ty đó cung cấp được tỷ lệ Margin cao. Bình thường, tỷ lệ margin mà các CTCK hiện cấp là 1:1, nhưng thực tế có những công ty có tỷ lệ cho vay là 2:8, 3:7, 4:6, ... Mặc dù rủi ro cao nhưng lại hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Ngoài ra, các CTCK mà đặc biệt là các công ty được rót vốn ngoại còn giảm phí lãi vay để thu hút khách hàng.
- Cạnh tranh thu hút nhân sự lẫn nhau cũng là yếu tố gây ra sự bất ổn định trong
hoạt động của các CTCK. Hiện nay theo thống kê, số lượng nhân viên theo ngành chứng khoán còn thiếu rất nhiều, trong khi TTCK lại là một kênh dẫn vốn rất quan trọng không kém gì ngân hàng. Vì thế các CTCK muốn thu hút nhân sự tốt phải luôn có chính sách đãi ngộ tốt về lương thưởng, phí hoa hồng với nhân viên môi giới.
Nhận thức rõ được các yếu tố cạnh tranh này, Rồng Việt đã đầu tư nhiều hơn vào hệ thống công nghệ thông tin và đào tạo nhân sự có chất lượng tốt. Tuy nhiên, xét trên phương diện về qui mô hoạt động, kinh nghiệm hoạt động và thương hiệu của
Mức phí
Dưới 200 triệu đồng 0,35%
Từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng 0,30%
Từ 500 triệu đồng đến dưới 800 triệu đồng 0,25%
Từ 800 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng 0,22%
Từ 1 tỷ đồng đến dưới 1,2 tỷ đồng 0,20%
Từ 1,2 tỷ đồng trở lên 0,18%
Phái sinh 3,000/HĐ
công ty thì những công ty khác thuộc top 5 vẫn là một cái bóng lớn khiến thị phần môi giới của Rồng Việt vẫn có sự bứt phá rõ rệt.
3.4.2, Nhân tố chủ quan
a. Nhân tố về con người - nhân sự môi giới
Hình 3.13. Nhân sự môi giới của Rồng Việt năm 2016-2018
(Nguồn: báo cáo thường niên VDS)
Thống kê cho thấy nhân sự môi giới của Rồng Việt đều có sự tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, lượng nhân sự nghỉ việc, chuyển việc cũng có sự gia tăng nhẹ. Theo báo cáo nội bộ của công ty thì năm 2018, số lượng nhân viên nghỉ việc là 86 người (tăng 7% so với năm 2017), trong đó chủ yếu là nhân viên môi giới do không chịu được áp lực của ngành hay môi trường không phù hợp. Điều này phản ánh khả năng cũng như năng suất làm việc của một bộ phận nhân viên môi giới còn chưa cao so với những CTCK khác.
về cơ cấu nhân sự, số lượng nhân sụ phân bổ tại các chi nhánh đang bị mất cân bằng. Hình ảnh dưới đây cho thấy phần lớn nhân sự tập trung tại Hội sở, thứ 2 là chi nhánh ở Hà Nội, 2 chi nhánh còn lại thì hoạt động với lượng nhân sự quá ít ỏi. Như vậy sẽ khó để phát huy và khai thác được tiềm năng phát triển ở những chi nhánh này.
CO CẤU NHÃN SỤ THEO HỘI sờ. CHI NHÁNH
BIỂU ĐỔ NHÂN SỤ THEO HỘI sở. CHI NHÁNH
■ Hội sở : 212 người (⅛>tezΛs)
■ Chi nhánh Há Nội : 43 người fiýte ISTW
■ ChinhanhCanTha :13ngườiírýte4«j
■ Chi nhánh Nha Trang : 07 người irỳiẹzs%)
Hình 3.14. Biểu đồ nhân sự theo hội sở, chi nhánh
(Nguồn: Báo cáo thường niên VDS)
Phần lớn nhân viên môi giới của Rồng Việt có tuổi đời còn rất trẻ, năng động, song kinh nghiệm về thị trường vẫn còn nhiều hạn chế về kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng mềm. Vì thế, trong các năm qua Rồng Việt cũng đã chú trọng hơn về mảng đào tạo - đây cũng được coi là chiến lược phát triển bền vững của công ty trong những năm tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ môi giới, từ đó hỗ trợ tối đa cho khách hàng.
h. Biểu phí giao dịch
Giá trị giao dịch FPTS HSC VPS
Dưới 50 triệu đồng 0,30%
0,35% Miễn phívới tài
khoản thường (đuôi 1)
Từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng 0,28%
Từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng 0,26% 0,30%
Từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng 0,24% 0,25%
Từ 500 triệu đồng đến dưới 700 triệu đồng 0,22%
0,20%
Từ 700 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng 0,20%
Từ 1 tỷ đồng trở lên 0,15% 0,15%
Phái sinh 3,000/HĐ 4,000/HĐ Miễn phí
(Nguồn: fpts.com, hsc.com, vps.com)
Dựa vào Bảng 3.5 và Bảng 3.6, ta có thể thấy biểu phí của Rồng Việt hiện vẫn
còn ở mức cao so với các công ty khác, mức phí thấp nhất là 0,18% trong khi các công ty khác chỉ có 0,15%. Việc phân chia các mức giá trị giao dịch để tính phí cũng cao hơn, ví dụ nhà đầu tư giao dịch 350 triệu đồng ở Rồng Việt sẽ mất 0,34%, trong khi ở công ty khác sẽ chỉ có 0,24%. Trên thị trường, thường là các công ty được rót vốn ngoại nhiều sẽ có đủ năng lực tài chính để giảm phí thấp cho khách hàng, thậm chí là miễn phí (trong 1 khoảng thời gian) như: CTCK VPS miễn phí cơ sở và phái sinh dài hạn, CTCK Kiến Thiết miễn phí phí cơ sở đến tháng 6/2016, CTCK Mirae Asset miễn phí cơ sở, phái sinh (trong 3 tháng), CTCK NHSV miễn phí cả cơ sở và phái sinh,... Chưa bàn tới chất lượng tư vấn thì với bảng phí (có môi giới tư vấn) như hiện nay thì đây là bài toán khó để Rồng Việt cạnh tranh thu hút khách hàng.
c. Vốn, quy mô vốn và uy tín công ty trên thị trường
Hiện nay, vốn điều lệ của Rồng Việt là 1,001 tỷ đồng, đứng thứ 18/74 trong bảng xếp hạng về qui mô vốn tính đến tháng 9/2018. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán ngày càng phát triển và cuộc đua tăng vốn, cạnh tranh thị phần gay gắt thì con số 1,001 tỷ không phải là một con số lớn. Nếu Rồng Việt chỉ dừng lại ở mức qui mô vốn như
hiện nay thì rất dễ bị các đối thủ khác bỏ xa trong những năm tiếp theo.
Rồng Việt thành lập vào năm 2006, tính đến nay được 13 năm hoạt độngnhưng