Đánh giá chung:

Một phần của tài liệu 171 giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán tại CTCP chứng khoán rồng việt,khoá luận tốt nghiệp (Trang 47)

2 Các tiêu chí định lượng

3.3. Đánh giá chung:

3.3. ỉ, Ket quả đạt được

Qua những số liệu được tổng hợp và phân tích ở trên, ta có thể thấy giai đoạn 2016 -2017 là giai đoạn đi lên của thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và hoạt động của CTCK Rồng Việt nói riêng. Tuy vẫn có khó khăn ở năm 2018 nhưng công ty vẫn nỗ lực hết sức và đạt được những kết quả khả quan, đặc biệt về dịch vụ môi giới chứng khoán:

- Rồng Việt trở thành một trong những công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn trên thị trường, việc tăng vốn lên 1.001 tỷ đã giúp công ty thể hiện được vị thế cũng như tiềm lực tài chính của mình.

- Rồng Việt trở thành thành viên thứ 10 trên thị trường chứng khoán phái sinh vào tháng 8/2018, thuộc top 10 thị phần môi giới phái sinh - góp phần làm tăng doanh thu cũng như thị phần môi giới của công ty.

- về doanh thu môi giới, giai đoạn 2016 - 2018 chứng kiến sự tăng trưởng vượt

bậc của Rồng Việt, góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty, đặc biệt là năm 2017.

- Giá trị giao dịch tăng dần qua các năm, số lượng tài khoản mở mới cũng tăng

trưởng mạnh. Ngoài ra, công ty cũng đã thu hút được nhiều hơn sự quan tâm và đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức nước ngoài.

- Nhân sự môi giới cũng tăng dần qua các năm, thể hiện Rồng Việt là một môi

trường thu hút nhân tài và có cơ hội để phát triển. Kiến thức chuyên môn và kỹ năng của CBNV tại công ty ngày càng được nâng cao và phát triển.

về thành tích, năm 2016, Rồng Việt đã lọt vào Top 3 CTCK có tiến bộ vượt bậc tại Asia Money Brokers Poll và đạt 13 giải thưởng tại AsiaMoney Brokers vào năm 2017.

Về phía khách hàng, trong các cuộc khảo sát về chất lượng tư vấn và dịch vụ thì Rồng Việt nhận được 81% phản hồi tích cực, trong đó có 70% số người sẽ giới thiệu với bạn bè là nhà đầu tư về Rồng Việt để giao dịch. Đây là một kết quả rất khả quan và cũng là bước đi vững mạnh, chiến lược của Rồng Việt trong việc quản trị khách hàng trong các năm tiếp theo.

Để đạt được những kết quả trên là nhờ sự tác động của các nguyên nhân sau:

- Một là, hệ thống sản phẩm, dịch vụ luôn được bổ sung, cải tiến và nâng cao

chất lượng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Hệ thống sever luôn được nâng cấp thường xuyên để không xảy ra tình trạng sập hệ thống khi đang quá trình giao dịch.

- Hai là, Rồng Việt cũng có những ưu đãi khác về phí mà các CTCK không có:

nếu khách hàng tư giao dịch thì có thể sử dụng dịch vụ ETA với phí chỉ 0,15% và được hoàn lại 10% phí, không mất phí khi ứng trước tiền bán (các công ty khác thường có phí 0.028%), các gói lãi margin linh hoạt giúp dễ dàng thu hút nhà đầu tư hơn.

nội bộ và thuê ngoài nhằm giúp CBNV nâng cao kiến thức cả về chuyên môn lẫn kỹ năng để có thể hỗ trợ khách hàng tốt hơn. Bên cạnh đó, Rồng Việt còn tạo ra một văn hóa về sự chuyên nghiệp nhằm giúp nâng cao hình ảnh và uy tín của đội ngũ nhân viên môi giới.

- Bốn là, Rồng Việt đã cung cấp nhiều chính sách tốt, những ưu đãi về dịch vụ

tài chính, dịch vụ tư vấn đầu tư và dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm thu hút và giữ chân khách hàng. Hàng kỳ, công ty luôn thực hiện lấy ý kiến khách hàng để hoàn thiện và khắc phục những nhược điểm với mục tiêu hỗ trợ khách hàng tối đa.

- Năm là, các dịch vụ hỗ trợ cho khối môi giới được phát huy hiệu quả tối đa,

đặc biệt là khối phân tích đã đưa ra các báo cáo hàng ngày, hàng tháng, hàng quý chính xác và kịp thời; các báo cáo phân tích ngành, công ty rất hữu ích và có giá trị đối với nhà đầu tư. Ngoài ra, Rồng Việt cũng đã tổ chức được những buổi hội thảo để kết nối và chia sẻ cơ hội đầu tư với nhà đầu tư. Nhờ đó mà khách hàng đến với công ty ngày một gia tăng.

- Sáu là, Ban lãnh đạo của Rồng Việt là những người có nhiều kinh nghiệm và

tâm huyết với công ty. Bên cạnh đó, các cổ đông lớn đã hỗ trợ cho công ty về mặt nguồn vốn, hệ thống khách hàng và xây dựng thương hiệu.

3.3.2, Những tồn tại về hoạt động môi giới của CTCK Rồng Việt

Một là, thị phần môi giới của công ty hiện còn rất thấp. Rồng Việt là một trong những công ty có vốn điều lệ lớn (trên một nghìn tỷ) và cung cấp mọi sản phẩm, dịch vụ hiện có trên thị trường, tuy nhiên thị phần lại lại chưa tương xứng so với qui mô vốn và còn rất khiêm tốn so với các công ty chứng khoán khác có cùng qui mô như: BVSC, BSC, ACBS, ...

Hai là, mặc dù công ty đã cung cấp đầy đủ các sản phẩm trên thị trường, tuy nhiên lại chưa có những sản phẩm vượt trội, mang tính cạnh tranh cao so với các công ty chứng khoán khác.

Ba là, các chi nhánh chưa đẩy mạnh được hoạt động của mình dẫn đến hoạt động còn nhiều hạn chế. Mạng lưới các chi nhánh hiện tại còn ít, chưa tập trung vào các tỉnh, thành phố có tiềm năng.

Bốn là, lực lượng nhân sự môi giới dù có sự tăng lên qua các năm nhưng nhìn chung số lượng vẫn còn mỏng, phần lớn nhân sự tại đây còn trẻ, mới ra trường nhiều nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Sự phân bố nhân sự không đồng đều giữa các chi nhánh cũng đang là một hạn chế của Rồng Việt.

Năm là, chất lượng tư vấn của nhân viên môi giới chưa được khách hàng đánh giá cao và chưa có sự đồng nhất trong cách tư vấn. Hơn nữa, các báo cáo phân tích của công ty đề rất hay và chất lượng, được các quỹ đánh giá rất tốt nhưng lại rất ít nhân viên môi giới sử dụng để tư vấn cho khách hàng.

Sáu là, tại Rồng Việt còn tồn tại nhiều tài khoản ảo và những tài khoản ít giao dịch hoặc gần như không giao dịch dẫn đến chất lượng khách hàng chưa cao và công ty chưa kiểm soát lượng khách hàng này.

Bảy là, hình ảnh và thương hiệu của Rồng Việt chưa được đánh giá cao trên thị trường chứng khoán và chưa được các nhà đầu tư biết đến rộng rãi, đặc biệt là ở mảng môi giới chứng khoán.

3.4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến dịch vụ môi giới chứng khoán của CTCKRồng Việt năm 2016 - 2018 Rồng Việt năm 2016 - 2018

3.4. L Nguyên nhân khách quan:

a. Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội:

Năm 2016, nền kinh tế Việt Nam chứng kiến sự hồi phục trở lại sau khoảng thời gian khó khăn trước đó. Những quan ngại về sự suy giảm của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, FED tăng lãi suất,.. .không gây ảnh hưởng quá lớn đến tình hình vĩ mô. Bức tranh về tăng trưởng kinh tế được xây dựng trên nền tảng ổn định của các yếu tố GDP, lạm phát, lãi suất và tỷ giá. Cụ thể, GDP 2016 đạt 6,21%, lạm phát cả năm chỉ tăng 4,74%, đạt mức thấp và ổn định, lãi suất huy động USD giảm về 0% . Sự hồi phục này một phần đến từ các ngành chiếm tỷ trọng lớn như dịch vụ tài chính, ngân hàng và bất động sản.

Những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế nói chung đã giúp cho hoạt động môi giới tại Rồng Việt có sự tăng trưởng vượt bậc. Mảng môi giới chứng khoán có doanh thu

đạt 49,1 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2015. Mặc dù mức doanh thu này còn hạn chế và chưa đạt kế hoạch năm nhưng cũng đã đánh dấu sự phục hồi của công ty.

Sang đến năm 2017, bức tranh về nền kinh tế Việt Nam trở nên sáng hơn với mức tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, GDP tăng 6,81% so với năm 2016, vượt kế hoạch đầu năm của chính phủ (6,7%), đồng thời đây là mức cao nhất trong giai đoạn 2011- 2017. Tình hình vĩ mô ổn định với lạm phát chỉ ở mức trung bình 3,53%. Vốn đầu tư FDI và FII đều tăng cao, tương ứng 44,4% và 45,1% so với năm ngoái, đặc biệt vốn FDI giải ngân tăng ở mức kỷ lục trong 10 năm 1ua, cho thấy sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam với các nhà đầu tư quốc tế.

Nhờ vào sự phát triển chung của nền kinh tế, doanh thu mảng môi giới của Rồng Việt đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Cụ thể là tăng 77,45% so với năm 2016, vượt 340,5% kế hoạch năm. Bên cạnh đó, số lượng tài khoảng tăng nhanh chóng, nhân sự môi giới cũng tăng gần 60% so với năm ngoái và phát triển thêm 6 phòng Môi giới khách hàng cá nhân.

Kinh tế Việt Nam năm 2018 có thể cho là đạt mức tăng trưởng cao nhất trong chu kì 10 năm, GDP tăng 7,08% so với năm 2017. Chỉ số lạm phát chỉ tăng 3,54% - đạt mục tiêu dưới 4% do chính phủ đề ra. Sự phục hồi của ngành nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ, cùng với sự bứt phá của ngành công nghiệp chế tác là động lực cho sự tăng trưởng này. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam nói chung đang phụ thuộc quá lớn vào khu vực FDI - đây cũng chính là điểm yếu của nền kinh tế.

Diễn biến thuận lợi của nền kinh tế trong và ngoài nước cũng đã góp phần tăng doanh thu dịch vụ môi giới của công ty với mức tăng trưởng đạt 29,47% so với năm 2017 và vượt 0,63% kế hoạch năm. Tuy nhiên có thể thấy tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần do sự sụt giảm của TTCK năm 2018.

b. Sự phát triển của thị trường chứng khoán

Năm 2016, Việt Nam được đánh giá thuộc top 5 quốc gia có mức tăng trưởng tốt nhất khu vực Asian. Cụ thể, chỉ số VN-Index đã tăng 14% so với năm ngoái, giá trị vốn hóa thị trường đạt hơn 1.900 nghìn tỷ đồng (tương đương 45,5% GDP). Thanh khoản cũng được cải thiện dáng kể với mức tăng hơn 39% so với năm 2015. Điều đáng mừng là thị trường chứng khoán đã đón nhận được nhiều sự quan tâm hơn của

các nhà đầu tư cá nhân khi số lượng tài khoản chứng khoán đã tăng thêm 100 ngàn so với 2015, đạt mức 1,67 triệu tài khoản. Bên cạnh đó, TTCK còn trở nên sôi động hơn với những thương vụ thoái vốn, IPO của các doanh nghiệp lớn, ... Điều này không chỉ tác động tích cực đến dòng vốn nội mà còn ở nước ngoài.

Sang năm 2017, TTCK Việt Nam tiếp tục có mức tăng trưởng ấn tượng. Chỉ số VN-Index tăng 48% so với năm 2016, tâm lý của nhà đầu tư khá tích cực với những thông tin tốt của thị trường từ nền kinh tế chung. Xét về qui mô, mức vốn hóa thị trường đã tăng 80,5% so với năm ngoái và tương đương 70% GDP. Số lượng tài khoản giao dịch tính đến cuối 2017 tăng 12%, đạt 1,92 triệutài khoản, trong đó số lượng tài khoản khách hàng tổ chức và khách hàng nước ngoài đều tăng 14%. Trái ngược với năm 2016 (khối ngoại bán ròng 7 nghìn tỷ đồng) thì sang 2017, khối ngoại dã quay trở lại mua ròng với giá trị lên tới 28 nghìn tỷ đồng. Đặc biệt trong năm nay, TTCK phái sinh chính thức ra đời đã thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư với 16.300 tài khoản được mở. Những điều trên cho thấy, dòng tiền lớn đã thực sự quay trở lại TTCK trong năm nay, điều này đã tạo ra sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường nói chung và CTCK Rồng Việt nói riêng, trong đó có dịch vụ môi giới.

Sự tích cực của thị trường vẫn tiếp tục duy trì đến quý 1 năm 2019 với chỉ số VN-Index đã chinh phục đỉnh 1200 điểm, thanh khoản thị trường tăng đáng kể. Mức tăng gần 22% đã giúp VN-Index trở thành chỉ số chứng khoán tăng tốt nhất thế giới. Tuy nhiên, trái với kì vọng của nhà đầu tư, từ quý 2 thị trường đã trở nên kém tích cực và kéo dài cho đến hết năm 2018. Những lo ngại về chiến tranh thương mại, xu hướng siết chặt dòng tiền - tín dụng đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tài chính toàn cầu nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng. Kết quả là chỉ số VN- Index từ 1200 đã lao dốc xuống vùng 900 điểm, tương ứng mức điều chỉnh là 25%. Sự biến động của thị trường không ảnh hưởng lớn đến tâm lí các nhà đầu tư trong và ngoài nước mà còn khiến các hoạt động của các công ty chứng khoán, trong đó có CTCK Rồng Việt trở nên kém sắc. Mặc dù doanh thu và lợi nhuận mảng môi giới vẫn có sự tăng trưởng so với năm ngoái, tuy nhiên tốc độ tăng đã giảm xuống và thị phần cũng giảm theo đó.

Hệ thống pháp luật và các chính sách có tác động không nhỏ đến sự phát triển của TTCK. Từ sau năm 2015, bộ Tài chính đã ban hành nhiều chính sách mở với mục tiêu đẩy mạnh sự phát triển của TTCK. Một số thay đổi đáng chú ý như sau:

- Ngày 1/1/2016, trung tâm lưu ký đã đề ra “Quyết định 211/QĐ-VSD về việc

ban hành Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán” là ngày làm việc thứ 2 sau ngày giao dịch (T+2) và ngày giao dịch trái phiếu là ngày làm việc liền kề sau ngày giao dịch (T+1). Thay đổi này đã rút ngắn thời gian giao dịch, kích thích giao dịch của các nhà đầu tư hơn.

- Thông tư số 203/2015/TT-BTC do bộ Tài chính ban hành về hướng dẫn giao

dịch trên TTCK đã có hiệu lực từ 1/7/2016. Đây là thông tư có bước tiến lớn về qui định giao dịch chứng khoán trên thị trường: cho phép nhà đầu tư được đặt lệnh vừa mua vừa bán trong phiên khớp lệnh liên tục, cho phép bán chứng khoán trên đường về và thực hiện giao dịch trong ngày, quy định về quyền lợi và trách nhiệm của thành viên tạo lập thị trường,..

- Từ ngày 1-5-2017, Thông tư số 23/2017/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành

ngày 16-3-2017 nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 11/2016/TT-BTC về chứng khoán phái sinh đã hoàn chỉnh theo hướng cởi mở và hỗ trợ cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Trong năm 2017, UBCKNN đã chấp thuận ban hành 5 quy chế hướng dẫn về giao dịch và thanh toán bù trừ chứng khoán phái sinh cũng như phê duyệt các mẫu hợp đồng để thị trường chứng khoán phái sinh chính thức vận hành. Đây là một tín hiệu tích cực của TTCK nói chung.

- Nhà đầu tư sẽ dễ dàng tiếp cận đến thị trường trái phiếu Việt Nam vào năm

2019 khi chính phủ đã đưa ra cơ chế hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp thông qua Nghị định 163/2018/NĐ-CP. Văn bản sẽ có hiệu lực vào 01/02/2019,đánh dấu nền tảng cao nhất về khung pháp lý của thị trường trái phiếu vốn dĩ được cho là rất rủi ro trước đó.

- Theo Thông tư mới số 128/2018/TT-BTC quy định phí giao dịch tối đa là

0,5% giá trị giao dịch và như vậy sẽ không còn mức phí tối thiểu là 0,15% như cũ. Điều này sẽ tăng sự cạnh tranh của các công ty chứng khoán và nhà đầu tư sẽ được hưởng mức phí giao dịch thấp.

cỉ. Sự cạnh tranh của các công ty chứng khoán

Sau khi UBCKNN tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán thì hiện nay thị trường có 72 CTCK đang hoạt động. Số lượng giảm xuống nhưng sự cạnh tranh lại ngày một gay gắt hơn khi mỗi công ty đều tìm cách để nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Lợi thế đang thuộc về các công ty có thời gian hoạt động lâu năm kể từ khi thị trường chứng khoán thành lập và có tiềm lực tài chính tốt. Bên cạnh đó, qui

Một phần của tài liệu 171 giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán tại CTCP chứng khoán rồng việt,khoá luận tốt nghiệp (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w