1. Tính cấp thiết của đề tài
1.3. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU:
Các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã nêu ở trên đã phần nào nghiên cứu được về nguồn thu và sự gia tăng của các doanh nghiệp. Đối tượng nghiên cứu của các đề tài trên đều là doanh nghiệp ở các lĩnh vực ngành nghề khách nhai nên các nghiên cứu này chỉ tập trung làm rõ cơ sở lý luận của nguồn thu đối với loại hình doanh nghiệp tương ứng.
Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn chưa đi sâu vào các cơ sở luận và khía cạnh liên quan đến gia tăng nguồn thu cũng như không nêu ra được những chỉ tiêu cụ thể để đánh giá mức độ gia tăng nguồn thu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các đề tài trước đây chỉ nêu lên thực trạng mà không phân tích được hiệu quả của việc gia tăng nguồn thu đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các bài viết có những cách tiếp cận khác nhau nhưng đều chưa hoàn toàn chặt chẽ. Các bài nghiên cứu của nước ngoài có cách tiếp cận khá thẳng thắn về doanh thu của doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn chưa đi sâu vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp đó. Còn các bài nghiên cứu trong nước thì lại chọn những
hướng đi tập trung các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó hơn là nguồn thu, không
đưa ra các chỉ tiêu liên quan đến sự gia tăng nguồn thu.
Từ khoảng trống nghiên cứu kể trên, đề tài “Giải pháp gia tăng nguồn thu từ hoạt động dịch của công ty chứng khoán SSI ” có những điểm mới như sau:
Thứ nhất, chủ thể nghiên cứu là Công ty chứng khoán SSI. Các công ty chứng khoán
vẫn chưa được lựa chọn làm đề tài gia tăng nguồn thu nhiều.
Thứ hai, nghiên cứu này làm rõ hơn về gia tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ và hoạt động dịch vụ của công ty chứng khoán cũng có những đặc thù khác biệt so với các ngành khác.
Thứ ba, nghiên cứu này sẽ đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá được mức tăng trưởng, gia tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với công ty chứng khoán.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. SỐ LIỆU SỬ DỤNG:
Số liệu được sử dụng trong đề tài khóa luận này đã được sinh viên tự thu thập từ các
nguồn uy tín và chính thống, được chọn lọc một cách cẩn thận, kĩ lưỡng. Sinh viên sẽ mô tả dữ liệu và nguồn gốc dữ liệu ở phần này, còn số liệu cụ thể sẽ được trình bày theo các hình thái thể hiện khác nhau (biểu đồ, bảng biểu, văn bản) ở các chương tiếp theo