1. Tính cấp thiết của đề tài
3.1.3 Thực trạng sự gia tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của SSI
a. Phân tích về sự gia tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của SSI
Trong năm 2018, TTCK Việt Nam đã xảy ra nhiều biến động mạnh, một phần cũng
vì chịu sự tác động của nhiều yếu tố bất lợi từ thị trường quốc tế. Chỉ số VN-Index vượt đỉnh lịch sử với mốc 1.211 điểm vào ngày 10/4/2018. Nhưng từ mức đỉnh này, chứng khoán
Việt Nam bắt đầu chuỗi ngày giảm điểm mạnh, kết thúc phiên giao dịch cuối năm 2018 ở mức 892,54 điểm, giảm 26,3% so với đỉnh, và giảm 9,32% so với mức cuối năm 2017. Các
CTCK gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, và tưởng chừng điều tương tự cũng
sẽ xảy ra với SSI. Tuy nhiên, SSI vẫn ghi nhận được kết quả kinh doanh hiệu quả, vượt mức kế hoạch đề ra, tăng trưởng trên mọi mặt về thị phần, quy mô khách hàng, sản phẩm dịch vụ, mạng lưới chi nhánh, và đội ngũ nhân sự. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh khắc nghiệt với nhiều CTCK khác, bao gồm những CTCK từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam, SSI đã sử dụng các lợi thế sẵn có của mình để phát
triển công ty đi theo hướng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ thuộc các mảng kinh doanh chính bao gồm Dịch vụ Chứng khoán Khách hàng Cá nhân và Dịch vụ Chứng khoán Khách
hàng Tổ chức, Nguồn vốn và Kinh doanh Tài chính, Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư, Đầu tư, và Quản lý Quỹ, nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư nhiều lựa chọn hơn trong việc sử dụng
dịch vụ, giúp cho khách hàng có thể tối ưu hóa vốn đầu tư và tiện lợi hơn trong các hoạt động kinh doanh.
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của SSI
(Nguồn: SSI)
Công ty ghi nhận tổng doanh thu hoạt động và thu nhập khác hợp nhất năm 2018 đạt 3997 tỷ VNĐ, tăng trưởng 30,9% so với năm 2017, vượt kế hoạch kinh doanh 17,2%. Lợi nhuận kế toán sau thuế đạt hơn 1304 tỷ VNĐ, tăng trưởng 15,5% và cũng vượt kế hoạch kinh doanh. Tổng tài sản tăng trưởng mạnh mẽ, ở mức 23.825 tỷ VNĐ, vốn chủ sở hữu đạt 9.155 tỷ VNĐ.
Biểu đồ 3.1 Sự phân bố nguồn thu của SSI
(Đơn vị: tỷ đồng)
chiếm 65.15% nhưng sang đến 2018, con số này đạt mức 71%, ứng với 2843,2 tỷ đồng, Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ là nguồn thu từ các khoản phí mà khách hàng phải trả khi chấp nhận sử dụng dịch vụ, sản phẩm của SSI, nên đây là nguồn thu rất ổn định và an toàn hơn nhiều so với hoạt động đầu tư. Các kênh dịch vụ ở SSI là nguồn thu chính để công ty bù đắp vào các chi phí đầu tư, cũng như đóng góp rất lớn cho tổng doanh thu của công ty SSI. Sự gia tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của SSI được thể hiện trong các hoạt động
sau:
❖ Dịch vụ Chứng khoán
Sau một thời gian chuẩn bị nguồn lực, Dịch vụ Chứng khoán SSI đã thực hiện những
bước đầu tiên trong quá trình giá tăng nguồn thu khi đã chính thức tách ra làm hai khối chuyên biệt là DVCK Khách hàng Cá nhân và DVCK Khách hàng Tổ chức, với mục đích chuyên môn hóa, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Theo như Báo cáo thường
niên
SSI năm 2018, “DVCK Khách hàng Cá nhân tuyển dụng thêm 87 nhân viên môi giới -
nâng
tổng số nhân viên môi giới lên 566 nhân sự vào cuối năm 2018, đồng thời mở thêm 2 Phòng
Giao dịch (PGD) mới: PGD Cách Mạng Tháng Tám và PGD Nguyễn Hữu Cảnh - nâng tổng số lên 17 Chi nhánh/ PGD và nhóm dự án. DVCK Khách hàng Tổ chức cũng tuyển dụng nhiều nhân sự chất lượng cao, đồng thời bổ nhiệm 2 Giám Đốc Khối đồng quản lý - 1 Giám Đốc người Mỹ dày dặn kinh nghiệm trên thị trường tài chính quốc tế, cùng 1 Giám
Đốc người Việt đã có trên 10 năm kinh nghiệm làm việc tại SSI, rất am hiểu thị trường Việt Nam và khách hàng”.
Biểu đồ 3.2. Sự gia tăng doanh thu từ các nghiệp vụ Dịch vụ Chứng khoán SSI từ 2014-2018
2000 1800 1600 1400 1200 1000 800 600 400 200 0 1893.6 2014 2015 2016 2017 2018
Doanh thu từ các nghiệp vụ Dịch vụ Chứng khoán ⅜ Gia tăng doanh thu
(Nguồn: SSI)
Doanh thu từ các nghiệp vụ Dịch vụ chứng khoán luôn tăng trưởng tốt và đều đặn qua các năm, đặc biệt từ sau năm 2015, mỗi năm nguồn thu đều tăng xung quanh mức 50%.
Doanh thu năm 2018 đạt 1.893,6 tỷ VNĐ, tăng 42,6% so với năm trước đó và 247.4% so với năm 2014. Trong đó, sự gia tăng nguồn thu từ DVCK Khách hàng Cá nhân chủ yếu đến từ phí môi giới và các sản phẩm tài chính (đặc biệt là cho vay ký quỹ). Đối với DVCK
Khách hàng Tổ chức, sự gia tăng nguồn thu đến từ các nguồn như phí môi giới giao dịch trên sàn và ngoài sàn, các khoản thu từ hợp đồng tư vấn, khuyến nghị khách hàng, hoạt động tư vấn quan hệ nhà đầu tư cho các doanh nghiệp và các hoạt động bán chéo sản phẩm
Biểu đồ 3.3. Thị phần môi giới chứng khoán của SSI trên toàn thị trường từ 2016-2018 (Đơn vị: tỷ đồng) 20.00% 18.00% 16.00% 14.00% 12.00% 10.00% 8.00% 6.00% 4.00% 2.00% 0.00% 2016 2017 2018 BSSI BHSC BVCSC BVNDS (Nguồn: SSI)
Trong năm 2018, SSI lại 1 lần nữa đứng đầu về thị phần môi giới trên toàn thị trường, chiếm 17.44%, nâng tổng số năm đứng đầu thị trường về thị phần môi giới lên thành 5 năm liên tiếp. Thị phần môi giới tăng đều theo từng năm, cụ thể mức tỷ trọng này tăng thêm 2.22% vào năm 2017 và 2.18% vào năm 2018, trong khi đó các đối thủ cạnh tranh hầu như không tăng thêm được nhiều. Trong số các nguồn thu từ Dịch vụ Chứng khoán thì nguồn thu từ nghiệp vụ môi giới chiếm tỉ trọng lớn nhất với 60% tương ứng với 1130 nghìn tỷ, qua đó cho thấy được tầm ảnh hưởng và mức độ quan trọng của dịch vụ môi
giới tại SSI. Sự gia tăng nguồn thu của Dịch vụ Chứng khoán có công rất lớn từ việc liên tục chiếm hữu các thị phần môi giới trên toàn thị trường.
Biểu đồ 3.4. Thị phần môi giới hợp đồng tương lai chứng khoán phái sinh 2017 và 2018
■ SSI BHSC BVNDS BMBS BVPBS BBSI BVCI
(Nguồn: HNX) Chứng khoán phái sinh là một lĩnh vực vừa mới được đưa vào trên thị trường được hơn 1 năm nên các công ty chứng khoán top đầu đang cố gắng thu hút sự chú ý của các nhà
đầu tư trên thị trường này. Trong năm đầu triển khai, SSI đã thành công chiếm giữ nhiều thị phần môi giới hợp đồng tương lai nhất khi chiếm đến 28.28% thị phần - gần 1/3 thị trường. Nhưng sang đến năm 2018, thị phần của SSI đã bị tụt đi 13.75%, chỉ còn chiếm 14.53%, điều này làm cho SSI bị tụt xuống vị trí thứ 4 trên thị trường, xếp sau lần lượt là MBS, HSC và nhường ngôi vị dẫn đầu cho VNDS.
Khách hàng Nội dung
Vinhomes Tư vấn chào bán cổ phần với tổng giá trị bán đạt 1349 tỷ USD Bình Minh Plasco Tư vấn thoái vốn với tổng giá trị giao dịch đạt 130 triệu USD TPBank Tư vấn chào bán riêng lẻ với tổng giá trị đạt 94 triệu USD The Pan Group Tư vấn chào bán riêng lẻ với tổng giá trị 35 triệu USD
DHG Pharma Tư vấn cấu trúc giao dịch và là đại lý chào mua công khai cổ phiếu với tổng giá trị giao dịch đạt 48 triệu USD
Biểu đồ 3.5 Sự gia tăng nguồn thu của Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư 2014 - 2018 (Đơn vị: Tỷ đồng) 140 125 120 100 80 60 40 20 0 2014 2015 2016 2017 2018
Nguồn thu từ Dịch vụ NHĐT ⅜ Gia tăng nguồn thu
(Nguồn: SSI)
Nhìn biểu đồ, có thể thấy nguồn thu từ Dịch vụ NHĐT tăng rất mạnh trong giai đoạn từ 2014 - 2016, đỉnh điểm vào năm 2016 khi mà nguồn thu tăng lên tận 150% (nguyên
nhân do SSI thực hiện dịch vụ tư vấn thoái vốn tại DHG cho công ty Nhật Bản - thương vụ M&A lớn nhất năm 2016) , sau đó sự gia tăng này giảm nhiệt khi chỉ tăng có 4% và 14% trong 2 năm tiếp theo sau đó. Mặc dù thị trường điều chỉnh mạnh mẽ ở nửa cuối năm nay khiến hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp có dấu hiệu chậm lại, ảnh hưởng chung từ TTCK quốc tế và trong nước nhưng hoạt động Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư SSI tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu với nhiều giao dịch đạt giá trị kỷ lục cùng hình thức giao
dịch đa dạng. Nguồn thu từ Dịch vụ Ngân hàng đầu tư năm 2018 đạt mức cao nhất trong nhiều năm gần đây với 125 tỷ đồng.
Dưới đây là một vài thương vụ ấn tượng góp phần vào kết quả gia tăng nguồn thu Bảng 3.4. Các thương vụ giao dịch của Dịch vụ NHĐT SSI năm 2018
(Nguồn: Báo cáo thường niên SSI)
❖ Nguồn vốn và Kinh doanh tài chính
Biều đồ 3.6. Sự gia tăng doanh thu Nguồn vốn và Kinh doanh tài chính từ năm 2014 - 2018 (Đơn vị: Tỷ đồng) 800 700 600 500 400 300 200 100 759.1
ST T
Tên công ty Mã CP Vốn hóa
TT
Doanh thu Tổng tài
sản
1 Chứng khoán SSICông ty cổ phần SSI 12,754 3,997 23,825
2 Công ty cổ phần Chứng khoán Hồ Chí Minh HCM 8,146 2,351 5,256 3 Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt VCI 5,278 1,829 6,509
Nguồn thu của Nguồn vốn và Kinh doanh tài chính gia tăng rất nhanh qua từng năm, nếu năm 2015 nguồn thu chỉ tăng có 2.6% thì trong các năm sau, mỗi năm đều tăng thêm ít nhất là 33%. Năm 2018 là một năm mà dịch vụ Khối Nguồn vốn và Kinh doanh Tài chính của SSI khẳng định được giá trị tăng trưởng bền vững. Tổng tài sản của SSI đạt mức cao nhất trong lịch sử - 23,825.6 tỷ VNĐ (tương đương 1 tỷ USD), nhờ tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, 27% so với năm 2017. Tốc độ tăng trưởng doanh thu trên 55% so với năm ngoái, tương ứng 759,1 tỷ VNĐ doanh thu.
❖ Quản lý quỹ
Biểu đồ 3.7 Sự gia tăng nguồn thu của Quản lý Quỹ SSI từ 2014 - 2018 (Đơn vị: tỷ đồng) 100 80 60 40 20 0 -20
Nguồn thu từ Quản lý Quỹ ⅜ Sự gia tăng nguồn thu Quản lý Quỹ -40
(Nguồn: SSI) Dịch vụ quản lý quỹ của SSI đã không đem lại được những nguồn thu đúng như kỳ vọng, sự gia tăng nguồn thu tăng giảm khá thất thường qua từng năm. Điển hình là năm
2017 khi mà nguồn thu của hoạt động này giảm đi tận 30%. Hoạt động quản lý quỹ của SSI đã thu về được 65.5 tỷ đồng doanh thu trong năm 2018 - một năm khó khăn và có lý quỹ SSI đang được tập trung vào dịch vụ Quản lý Nhà đầu tư với tài sản các khách hàng
ở trong nước và ngoài nước. Quản lý Nhà đầu tư là dịch vụ mang lại nguồn thu chủ yếu cho SSIAM với các quỹ mở và quỹ ETF (thị trường trong nước) và quỹ SSIAM SIF (thị trường nước ngoài). Đối với dịch vụ Quản lý Danh mục đầu tư tài chính, nguồn vốn vẫn đến từ các Công ty bảo hiểm lớn và các Tổ chức khác, có nhu cầu ủy thác vốn với quy mô tài sản quản lý cho SSIAM. Còn đối với dịch vụ Quản lý tài sản cá nhân, tỷ suất lợi nhuận của các danh mục bị ảnh hưởng trong giai đoạn thị trường điều chỉnh mạnh, khiến tổng quy mô vốn có sự sụt giảm đáng kể.
b. Sự gia tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của SSI so với các đối thủ cạnh tranh
Bảng 3.4. Top 10 CTCK Việt Nam (Đơn vị: tỷ đồng)
4 Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT VND 3,430 1,633 10,534 5 Công ty Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội SHS 2,466 1,243 4,818
6 Chứng khoán MBCông ty cổ phần MBS 1,966 1,041 3,774 7 Công ty Chứngkhoán FPT FTS 1,755 728 2,501 8 Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
BSI 1,065 914 1,757
9 khoán Bảo ViệtCông ty Chứng BVS 881 522 2,927
(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp) Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, SSI luôn giữ vững được vị thế đứng đầu của mình, luôn tự khẳng định được bản thân là công ty chứng khoán dẫn đầu và uy tín. Nhìn vào số liệu thống kê so sánh 10 CTCK đứng top của Việt Nam, không khó để nhận ra sự nổi bật và vượt trội của SSI so với phần còn lại. SSI dẫn đầu thị trường về cả 3 chỉ số
vốn hóa thị trường, doanh thu và tổng tài sản, thậm chí còn cách khá xa so với phần còn lại. Vốn hóa thị trường SSI đạt 12.7 nghìn tỷ, bỏ cách HSC (công ty đứng thứ 2) hơn 4.7 nghìn tỷ, khoảng cách này còn lớn hơn vốn hóa thị trường của các công ty đứng ngoài top 3. Tổng tài sản của SSI xấp xỉ 40% tổng số tài sản của 10 công ty gộp lại, còn doanh thu của SSI cũng cao gần gấp đôi công ty đứng thứ 2. Những con số trên cho thấy được sự thống trị của SSI trong ngành chứng khoán trên thị trường Việt Nam trong năm 2018.
Biểu đồ 3.8. Sự gia tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ top 5 CTCK 2018 (Đơn vị: tỷ đồng)
■ 2017 B2018 BGia tăng nguồn thu
(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)
Sự gia tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của top 5 CTCK lần lượt chiếm tỉ trọng
so với nguồn thu là SSI (43.50%), HSC (28.31%), VCSC (44.89%), VND (70.18%), SHS (13.21%). Điều đó cho thấy sự gia tăng nguồn thu của SSI khá cao, khi tỉ trọng từ hoạt động dịch vụ đang đứng ở vị trí thứ 3 so với các công ty trong top 5 (VND là một trường hợp đặc biệt khi gia tăng đến 70.18%.