Với định nghĩa như trên, bán lẻ có những đặc điểm cơ bản sau:
• Người bán lẻ là người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên nhất với người tiêu
NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG K19QTMB - 2020 KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 22 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng. Các dịch vụ cung ứng cũng rất phong phú, đòi hỏi người bán hàng phải hiểu rõ những hàng hoá dịch vụ mà mình cung ứng để giúp khách hàng lựa chọn và từ đó có thể bán được nhiều hàng hoá hơn. Cũng chính từ đặc điểm này mà khả năng an toàn trong kinh doanh của người bán lẻ thường cao hơn so với người bán buôn.
• Nhờ vào lợi thế kinh tế về quy mô mà hiệu quả kinh doanh của chuỗi hệ thống cửa hàng bán lẻ thường cao hơn so với những của hàng bán lẻ đơn độc, do vậy chuỗi hệ thống của hàng bán lẻ trở thành một trong những ngành kinh doanh lớn nhất trên thế giới.
• Người bán lẻ là thành viên cuối cùng trong kênh phân phối hàng hoá và dịch vụ, do vậy hàng hoá họ bán ra sẽ trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân. Và hàng hoá sau khi từ tay người bán lẻ đến với người tiêu dùng cuối cùng sẽ không có cơ hội quay trở lại thị trường nữa.
1.3.1. Vị trí, chức năng của bán lẻ trong kênh phân phối
1.3.3.1. Vị trí
Các nhà sản xuất thường đưa hàng hóa và dịch vụ của mình ra thị trường thông qua các kênh phân phối. Kênh phân phối theo định nghĩa của Stern và EL. Ansary
là một hệ thống các tổ chức độc lập liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm hay dịch vụ sẵn sàng cho sử dụng hoặc tiêu dùng. Nó được hình dung như một chuỗi bao gồm các khâu trung gian khác nhau có liên quan đến đường đi của sản phẩm, dịch vụ giúp sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Trung gian trong các kênh phân phối có thể là đại lý môi giới, nhà bán buôn, nhà bán lẻ. Tuy không có quy mô lớn, không có khả năng về vốn so với nhà bán buôn nhưng nhà bán lẻ có những phương tiện bán hàng đa dạng, hệ thống cửa hàng phong phú như cửa hàng bách hoá, cửa hang tổng hợp, siêu thị, các cửa hàng khuyến mại, giảm giá. Các nhà bán lẻ nằm ở vị trí cuối cùng trong kênh phân phối. Họ mua lại hàng từ các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc nhà bán buôn để bán trực tiếp cho nhười tiêu dùng cuối cùng. Người bán
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 23 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
lẻ không những là những người quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng mà còn hoạt động như một đại lý mua hàng cho công chúng bằng cách xác định, lựa chọn hàng hóa, thỏa thuận mức giá với nhà cung cấp nhằm thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cho tất cả mọi người trong xã hội.
1.3.3.2. Chức năng của hoạt động bán lẻ
Bán lẻ là một khâu của quá trình phân phối nên nó cũng đảm nhiệm đầy đủ các chức năng cơ bản của phân phối. Tuy nhiên do đặc thù là kênh cuối cùng đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng nên bán lẻ mang một số chức năng riêng.
• Thứ nhất là nghiên cứu, thu thập thông tin cần thiết để lập kế hoạch và tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi.
• Thứ hai là kích thích tiêu thụ, cung cấp các thông tin về hàng hóa cho người tiêu dùng.
• Thứ ba là hoàn thiện hàng hóa, làm cho hàng hóa đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người mua.
• Thứ tư là lưu kho bãi.
• Thứ năm là cung cấp các dịch vụ hỗ trợ.
1.3.3. Các hình thức bán lẻ sản phẩm điện tử - điện máy hiện nay
Siêu thị
Siêu thị là một trong những hình thức vẫn duy trì được thế mạnh và vị trí hiện nay. Với ưu điểm là tự chọn, hàng hoá được bố trí và trưng bày hợp lý, giá cả được niêm yết rõ ràng giúp khách hàng cảm thấy dễ dàng thoải mái lựa chọn theo ý thích. Hơn nữa, siêu thị còn ưu việt hơn trong phương thức thanh toán khi sử dụng các máy
tính tiền hiện đại dựa trên phương pháp quét mã vạch, cho phép sử dụng thẻ Debit Card để thanh toán... Hàng hoá trong siêu thị thường có hình minh hoạ, hướng dẫn cách sử dụng và có chứng nhận về chất lượng cũng như nguồn gốc.
Cùng với sự phát triển của siêu thị là các đại siêu thị với quy mô lớn hơn về chủng loại, số lượng hàng hoá và vẫn giữ được những ưu điểm của siêu thị. Bên cạnh
đó là hệ thống các chuỗi siêu thị với những tên tuổi đã tạo được uy tín và niềm tin
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 24 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Bán lẻ qua mạng Internet
Đây là hình thức bán lẻ mới phát triển nhằm giúp khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian và công sức vì không phải trực tiếp đi đến các cửa hàng để mua sắm. Hiện nay đây vẫn là một hình thức kinh doanh bán lẻ khá mới mẻ, có thể kể đến các địa chỉ như Shopee.vn, Lazada.com, ... Đây là các Website cho phép khách hàng đặt hàng qua mạng Internet và hàng hoá sẽ đựơc chuyển đến đúng địa chỉ yêu cầu. Hình thức này giúp các công ty bán lẻ qua mạng không phải mất chi phí thuê mặt bằng và cũng giúp khách hàng có phong cách mua sắm hiện đại, tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên việc đảm bảo giao hang đúng ngày và đảm bảo chất lượng hàng hoá dịch vụ là điều rất quan trọng trong loại hình bán lẻ qua mạng Internet này.
Bán hàng đa kênh (Omni Channel)
Omni Channel được hiểu là mô hình bán hàng đa kênh hay giải pháp bán hàng đa kênh. Có nghĩa là khi doanh nghiệp áp dụng mô hình này, họ vừa có thể tiếp cận được khách hàng thông qua nhiều kênh cùng một lúc, đồng thời vẫn đảm bảo được sự đồng bộ và thống nhất của hệ thống bán hàng. Mục đích của doanh nghiệp sử dụng
mô hình Omni Channel là để mang lại trải nghiệm nhất quán cho khách hàng, bất kể họ mua sắm ở đâu, dù là cửa hàng hay trực tuyến. Từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao
được doanh số bán hàng.
Lợi ích từ việc áp dụng Omni Channel:
Xu hướng mua sắm của khách hàng đã thay đổi từ sau khi Internet bùng nổ, khiến ranh giới giữa mua sắm truyền thống và trực tuyến dường như không còn rõ ràng. Đây sẽ chính là lúc để mô Omni Channel phát huy tác dụng của mình, cụ thể những lợi ích của mô hình này với doanh nghiệp có thể kể đến như:
• Quản lý dữ liệu tập trung
Một doanh nghiệp bán lẻ thông thường phải quản lý và xử lý rất nhiều thông tin
cùng một lúc. Đó là những mã sản phẩm, các đơn hàng, các nhu cầu của khách hàng, tổng hợp lại sẽ là lượng thông tin rất lớn mà doanh nghiệp cần xử lý. Đó là chưa kể đến việc, giờ đây khách hàng đang dần chuyển sang mua sắm trực tuyến trên nhiều
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 25 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
điểm, dẫn tới những vấn đề như giao nhầm hàng, sót đơn hàng, không đồng bộ thông
tin, doanh thu tổng kết không chính xác, ... Vậy nên mô hình Omni Channel đã ra đời nhằm giải quyết tất cả những khó khăn trên. Nhờ thiết kế thông minh, đi kèm với những tiến năng tiện ích, mô hình Omni Channel đã giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu tập trung và hợp nhất hóa số liệu.
• Quảng bá, tiếp thị thương hiệu, sản phẩm qua nhiều kênh bán hàng khác nhau
Là mô hình bán hàng đa kênh, hiển nhiên doanh nghiệp có thể sử dụng nó để quảng bá và tiếp thị thương hiệu, sản phẩm qua nhiều kênh bán hàng khác nhau. Giờ đây, khi khách hàng sống trong thời đại Internet bùng nổ, họ có nhiều lựa chọn để mua sắm hơn thay vì chỉ qua một kênh bán hàng trực tiếp như trước. Đây chính là thời đại mua sắm trực tuyến lên ngôi và phát triển rộng rãi. Với mô hình Omni Channel, doanh nghiệp hoặc nhà bán lẻ có thể quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình rộng rãi hơn.
• Nắm bắt xu hướng thị trường tốt hơn
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi mới bước đầu tiến vào thị trường, việc họ cần làm đầu tiên là tìm hiểu xu hướng thị trường và khách hàng tiềm năng. Khi áp dụng mô hình Omni Channel, doanh nghiệp hoặc các nhà bán lẻ có thể nắm bắt xu hướng thị trường tốt hơn. Như đã đề cập ở trên, thương hiệu, sản phẩm của bạn sẽ được quảng bá và tiếp thị qua nhiều kênh bán hàng khác nhau. Từ đó tạo ra sự chuyên biệt và đồng bộ trong chiến lược tiếp thị và quảng bá, nhờ vậy khách hàng sẽ biết đến thương
hiệu của bạn nhiều hơn. Đồng thời, doanh nghiệp của bạn có thể dần lấy được lòng tin từ khách hàng và biến họ trở thành khách hàng trung thành.
Ngày nay việc áp dụng bán hàng đa kênh đang dần trở thành một trong những quyết định rất quan trọng trong việc cải tiến phương pháp tiếp cận và bán hàng tại các đơn vị bán lẻ, bởi hành vi người dung đang dần trở nên đa dạng, đa nền tảng và có thể phát sinh nhu cầu mọi lúc mọi nơi.
Như vậy, Digital Marketing đã được các chuyên gia về Marketing công bố và được áp dụng từ rất lâu kể từ khi có Internet, thiết bị di động, bảng hiệu kỹ thuật số,. Với những ưu điểm nổi trội hơn nhiều so với kênh truyền thống, các doanh nghiệp
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID - 19 VÀ ĐỘNG THÁI TRIỂN KHAI DIGITAL MARKETING CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
BÁN LẺ ĐIỆN TỬ - ĐIỆN MÁY VIỆT NAM.
2.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội tại Việt Nam dưới ảnh hưởng của dịch bệnh
2.1.1. Diễn biến dịch bệnh COVID-19
Dịch COVID-19 diễn ra trong bối cảnh hoàn toàn không thể lường trước và đã được WHO công bố là “Đại dịch toàn cầu” ngày 11/3/2020 trước những diễn biến ngày càng nghiêm trọng xảy ra trên hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đây là dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, bắt đầu xuất hiện từ tháng 12 năm 2019, với tâm dịch nổi lên đầu tiên là thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Trung Quốc, ban đầu chỉ từ một nhóm người bị viêm phổi không rõ nguyên nhân, giới chức y tế địa phương xác nhận trước đó nhóm người này đã có tiếp xúc, chủ yếu là với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, nơi bày bán và giết mổ nhiều loài động vật hoang dã và được cho là địa điểm bùng phát dịch bệnh đầu tiên. Các nhà khoa học Trung Quốc sau đó đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng loại coronavirus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV có trình tự gen giống ít nhất 79,5% với SARS-CoV trước đây. Sự lây nhiễm từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020. Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 ngày, đã có bằng chứng cho rằng bệnh có thể truyền nhiễm trong khoảng thời gian này và vài ngày sau khi hồi phục. Triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm sốt, ho và khó thở, có thể gây thiệt mạng trong trường hợp nghiêm trọng
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 26 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
về cách thức thực hiện Marketing số, nội dung truyền tải và kênh phù hợp nhất với mục đích, linh hoạt nhất so với tình hình kinh tế của các doanh nghiệp. Ngành bán lẻ vốn đã là một ngành có đóng góp rất lớn đối với nền kinh tế với vai trò là các trung gian phân phối. Các nhà bán lẻ tập trung trao đổi hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, đồng thời cung cấp cho khách hàng các giá trị gia tăng khi mua bán và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài sử dụng các kênh Marketing truyền thống như từ trước đến nay họ vẫn làm ở các điểm bán, các doanh nghiệp bán lẻ đã ứng dụng được Marketing số vào bán hàng đa kênh, quản lý dữ liệu tập trung, tiếp thị đến nhiều điểm
chạm của khách hàng và kích thích mua sắm tốt hơn rất nhiều so với các kênh truyền thống.
NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG K19QTMB - 2020 KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 27 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Tính đến ngày 26 tháng 4 năm 2020, đã có hơn 2.940.993 ca nhiễm COVID-19 được xác nhận trên toàn cầu với trên hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 203.821 ca tử vong. Trong đó, có hơn 842.000 ca đã phục hồi.
Đại dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra được xác nhận lần đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 1 năm 2020. Tính đến ngày 6 tháng 5, Việt Nam ghi nhận 271 ca nhiễm, trong đó có 232 bệnh nhân đã xuất viện và chưa ghi nhận trường
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 28 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
hợp tử vong do bị nhiễm nào. Bệnh nhân N.H.N là bệnh nhân đầu tiên mắc Covid- 19
tại Hà Nội và là bệnh nhân số 17 tại Việt Nam được công bố vào ngày 6-3. Trong quá
trình khai báo về dịch tễ, bệnh nhân đã có một lộ trình di chuyển hết sức phức tạp và đã bị nhiễm bệnh trong hành trình đi lại giữa các nước, phá vỡ kế hoạch công bố hết dịch sau một tuần ghi nhận không có ca nhiễm mới và cho người dân quay trở lại cuộc sống bình thường. Diễn biến của dịch bệnh trong nước trở nên nghiêm trọng hơn từ thời điểm đó, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sinh hoạt, làm việc của người dân Việt Nam bởi những chính sách cấp bách của Chính phủ cho việc giãn cách xã hội.
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội trong thời kỳ dịch bệnh.
Kể từ thời điểm dịch bệnh bùng phát, Việt Nam đã có rất nhiều động thái để ngăn chặn dịch bệnh diễn ra phức tạp hơn, đồng thời, Chính phủ và toàn dân đã chấp nhận hy sinh sự phát triển kinh tế và tiện nghi xã hội để phòng chống dịch bệnh một cách triệt để. Chính phủ Việt Nam về cơ bản phải đóng cửa biên giới với người nước ngoài vào ngày 22 tháng 3 và áp đặt một "khóa một phần" vào ngày 1 tháng 4. Hầu hết người dân được khuyến khích ở nhà trong thời điểm dịch bệnh và nghiêm túc chấp hành quy định về cách ly xã hội, đeo khẩu trang và sát trùng tay thường xuyên.
Trường học đóng cửa từ Tết đến ngày 5/4/2020, khi dịch bệnh đã được kiểm soát tốt và không còn thêm ca nhiễm mới. Trước tình hình gián đoạn việc học tập do ảnh hưởng của đại dịch, nhiều trường học và địa phương đã triển khai việc học tập như ôn tập từ xa, thông qua mạng trực tuyến, truyền hình. Ngày 26/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy định hướng dẫn dạy học qua Internet và truyền hình. Ngày 31/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội
dung dạy học học kỳ II năm học 2019-2020 đối với cấp THCS, THPT.
Giống như hầu hết nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam bị ảnh hưởng do sự bùng
phát của dịch bệnh nặng nề. Theo Báo cáo đánh giá, bổ sung tình hình kinh tế - xã hội quý 1 và dự báo thời gian còn lại của năm 2020 vừa được Bộ trưởng Kế hoạch -
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 29 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
xem xét tình hình tiến triển của dịch bệnh, rồi quyết định tiếp tục kinh doanh hay đóng cửa doanh nghiệp, chưa đóng cửa doanh nghiệp hoàn toàn ở thời điểm này.
Có một số lĩnh vực kinh doanh được hưởng lợi và có sự tăng trưởng bất ngờ