2.1.1. Diễn biến dịch bệnh COVID-19
Dịch COVID-19 diễn ra trong bối cảnh hoàn toàn không thể lường trước và đã được WHO công bố là “Đại dịch toàn cầu” ngày 11/3/2020 trước những diễn biến ngày càng nghiêm trọng xảy ra trên hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đây là dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, bắt đầu xuất hiện từ tháng 12 năm 2019, với tâm dịch nổi lên đầu tiên là thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Trung Quốc, ban đầu chỉ từ một nhóm người bị viêm phổi không rõ nguyên nhân, giới chức y tế địa phương xác nhận trước đó nhóm người này đã có tiếp xúc, chủ yếu là với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, nơi bày bán và giết mổ nhiều loài động vật hoang dã và được cho là địa điểm bùng phát dịch bệnh đầu tiên. Các nhà khoa học Trung Quốc sau đó đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng loại coronavirus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV có trình tự gen giống ít nhất 79,5% với SARS-CoV trước đây. Sự lây nhiễm từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020. Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 ngày, đã có bằng chứng cho rằng bệnh có thể truyền nhiễm trong khoảng thời gian này và vài ngày sau khi hồi phục. Triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm sốt, ho và khó thở, có thể gây thiệt mạng trong trường hợp nghiêm trọng
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 26 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
về cách thức thực hiện Marketing số, nội dung truyền tải và kênh phù hợp nhất với mục đích, linh hoạt nhất so với tình hình kinh tế của các doanh nghiệp. Ngành bán lẻ vốn đã là một ngành có đóng góp rất lớn đối với nền kinh tế với vai trò là các trung gian phân phối. Các nhà bán lẻ tập trung trao đổi hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, đồng thời cung cấp cho khách hàng các giá trị gia tăng khi mua bán và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài sử dụng các kênh Marketing truyền thống như từ trước đến nay họ vẫn làm ở các điểm bán, các doanh nghiệp bán lẻ đã ứng dụng được Marketing số vào bán hàng đa kênh, quản lý dữ liệu tập trung, tiếp thị đến nhiều điểm
chạm của khách hàng và kích thích mua sắm tốt hơn rất nhiều so với các kênh truyền thống.
NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG K19QTMB - 2020 KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 27 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Tính đến ngày 26 tháng 4 năm 2020, đã có hơn 2.940.993 ca nhiễm COVID-19 được xác nhận trên toàn cầu với trên hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 203.821 ca tử vong. Trong đó, có hơn 842.000 ca đã phục hồi.
Đại dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra được xác nhận lần đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 1 năm 2020. Tính đến ngày 6 tháng 5, Việt Nam ghi nhận 271 ca nhiễm, trong đó có 232 bệnh nhân đã xuất viện và chưa ghi nhận trường
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 28 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
hợp tử vong do bị nhiễm nào. Bệnh nhân N.H.N là bệnh nhân đầu tiên mắc Covid- 19
tại Hà Nội và là bệnh nhân số 17 tại Việt Nam được công bố vào ngày 6-3. Trong quá
trình khai báo về dịch tễ, bệnh nhân đã có một lộ trình di chuyển hết sức phức tạp và đã bị nhiễm bệnh trong hành trình đi lại giữa các nước, phá vỡ kế hoạch công bố hết dịch sau một tuần ghi nhận không có ca nhiễm mới và cho người dân quay trở lại cuộc sống bình thường. Diễn biến của dịch bệnh trong nước trở nên nghiêm trọng hơn từ thời điểm đó, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sinh hoạt, làm việc của người dân Việt Nam bởi những chính sách cấp bách của Chính phủ cho việc giãn cách xã hội.
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội trong thời kỳ dịch bệnh.
Kể từ thời điểm dịch bệnh bùng phát, Việt Nam đã có rất nhiều động thái để ngăn chặn dịch bệnh diễn ra phức tạp hơn, đồng thời, Chính phủ và toàn dân đã chấp nhận hy sinh sự phát triển kinh tế và tiện nghi xã hội để phòng chống dịch bệnh một cách triệt để. Chính phủ Việt Nam về cơ bản phải đóng cửa biên giới với người nước ngoài vào ngày 22 tháng 3 và áp đặt một "khóa một phần" vào ngày 1 tháng 4. Hầu hết người dân được khuyến khích ở nhà trong thời điểm dịch bệnh và nghiêm túc chấp hành quy định về cách ly xã hội, đeo khẩu trang và sát trùng tay thường xuyên.
Trường học đóng cửa từ Tết đến ngày 5/4/2020, khi dịch bệnh đã được kiểm soát tốt và không còn thêm ca nhiễm mới. Trước tình hình gián đoạn việc học tập do ảnh hưởng của đại dịch, nhiều trường học và địa phương đã triển khai việc học tập như ôn tập từ xa, thông qua mạng trực tuyến, truyền hình. Ngày 26/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy định hướng dẫn dạy học qua Internet và truyền hình. Ngày 31/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội
dung dạy học học kỳ II năm học 2019-2020 đối với cấp THCS, THPT.
Giống như hầu hết nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam bị ảnh hưởng do sự bùng
phát của dịch bệnh nặng nề. Theo Báo cáo đánh giá, bổ sung tình hình kinh tế - xã hội quý 1 và dự báo thời gian còn lại của năm 2020 vừa được Bộ trưởng Kế hoạch -
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 29 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
xem xét tình hình tiến triển của dịch bệnh, rồi quyết định tiếp tục kinh doanh hay đóng cửa doanh nghiệp, chưa đóng cửa doanh nghiệp hoàn toàn ở thời điểm này.
Có một số lĩnh vực kinh doanh được hưởng lợi và có sự tăng trưởng bất ngờ trong bối cảnh hiện tại như sản xuất khẩu trang, nước rửa tay, E-learning, TMĐT, ... Nhưng những doanh nghiệp này chỉ là thiểu số so với số lượng những công ty chịu tổn thất từ COVID-19. Có thể chia các ngành bị thiệt hại làm 3 nhóm chính:
Nhóm 1 là những ngành chịu sự ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh như giáo dục,
du lịch, tổ chức sự kiện, trung tâm thương mại, ... Vì mô hình kinh doanh và sản phẩm/dịch vụ chủ yếu của nhóm này là offline, nên tâm lý lo sợ của người dân đã ảnh
hưởng trực tiếp đến hành vi tiêu dùng của họ.
Nhóm 2 bao gồm những ngành nằm trong chuỗi cung ứng có mối liên quan đến Trung Quốc. Phải kể đến đầu tiên là các công ty có khách hàng nằm ở quốc gia này. Nhưng một số doanh nghiệp cần thu mua nguyên vật liệu hoặc thành phẩm từ Trung Quốc cũng sẽ chịu ảnh hưởng từ việc không có sản phẩm để bán.
Nhóm 3 là những ngành cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm cho hai nhóm trên. Ghi nhận từ Tổng cục Thống kê trong cuộc họp báo về tình hình lao động việc làm Quý I 2020, ngày 24/4 tại Hà Nội, trong 131 ngàn doanh nghiệp trên cả nước và báo cáo của 59 tỉnh, có gần 5 triệu lao động mất việc, giãn việc, nghỉ luân phiên do ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19, tỷ lệ lao dộng thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là lớn nhất trong suốt 5 năm vừa qua. Tổng số lao động không có việc làm trong
quý I năm nay khoảng 1,1 triệu người, tang khoảng 26 ngàn người so với quý trước. Đáng chú ý, số thanh niên thất nghiệp (tuổi từ 15-24) là gần 493 ngàn người, chiếm trên 44% tổng số người thất nghiệp trong nước. Trong suốt 4 tháng đầu năm, các doanh nghiệp đã phải đối mặt với bài toán cắt giảm chi phí trong nguồn nhân lực, cụ thể có 67% doanh nghiệp cho biết đã thực hiện cắt giảm nhân lực, cho giãn việc, nghỉ
luân phiên, giảm lương, duy chỉ có 5.3% số doanh nghiệp thực hiện đào tạo nâng
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 30 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG có thu nhập bình quân đầu người khoảng 8,2 triệu đồng, còn khu vực nông thôn chỉ ở mức 5,2 triệu đồng.
Đau đầu vì bài toán chi phí, nay doanh nghiệp lại phải đối mặt với tác động ngược lại của việc cắt giảm việc làm, thu nhập, đó là việc sức mua bị sụt giảm nặng nề. Người dân có xu hướng tiết kiệm hơn, dè chừng trong việc mua sắm đề phòng dịch bệnh cao trào. Họ có xu hướng dự trữ, thận trọng trong chi tiêu để đảm bảo đủ nguồn lực tài chính cho tương lai và cũng bởi chính sách cách ly của Chính phú.
Dưới đây là biểu đồ khảo sát về chi tiêu cho các lĩnh vực trong năm 2020 so với
2019 - chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 theo khảo sát của Infocus Mekong:
Biểu đồ 2. 1 - Tình hình chi tiêu các lĩnh vực trong tháng 2 và giữa tháng 3 năm 2020 về nhu cầu tiêu dùng do ảnh hưởng của COVID-19 theo khảo sát của
25% 20% 15% 10% 5% 0% -5% -10% -15% -20% -25% 20% 11% -4% -5% -9% Thiết bị gia dụng Sản phẩm Sản phẩm Giải trí và ăn dịch vụ sức Chăm sóc cá uống bên
khỏe nhân ngoài
Mua sắm Online Sản phẩm thiết yếu (Điện, nước,...) Đồ ăn đóng gói và đồ uống Sản phẩm chăm sóc gia đình Giáo dục
Nguồn: Infocus Mekong 2020
Có thể thấy, chỉ có nhu cầu sử dụng các dịch vụ thiết yếu như điện, nước, ... và đặc biệt là nhu cầu chi tiêu mua sắm online là có sự gia tăng rất đáng kể do cách ly xã hội, người dân ở nhà nhiều và hạn chế ra đường theo chủ trương của Chính phủ
ban hành. Theo tạp chí điện tử Zing.vn, các trang TMĐT phổ biến cũng ghi nhận xu hướng tương tự. Kể từ khi Việt Nam công bố ca nhiễm đầu tiên, số lượng đơn đặt hàng trên trang thương mại trực tuyến Tiki đã bùng nổ, doanh thu bán hàng trực tuyến
của các nhà bán lẻ lớn cũng tăng vọt. Ví dụ như Saigon Co.op ghi nhận doanh thu trực tuyến tăng gấp năm lần trong tuần tiếp theo sau khi ca bệnh đầu tiên được ghi
# Website # Website
1 Google.com 11 Dantri.com.vn
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 31 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
chi tiêu. Mặt hàng thiết bị gia dụng bị giảm chi 10% vào thời điểm bắt đầu dịch bệnh,
đồ ăn đóng gói và các sản phẩm chăm sóc gia đình (bột giặt, nước rửa chén, . .) chỉ ghi nhận mức giảm rất thấp (4 - 5%), nhu cầu chi tiêu cho giải trí và ăn uống bên ngoài bị cắt giảm nặng nề nhất. Đây là tâm lý rất dễ hiểu, các hộ gia đình loại bỏ gần như triệt để việc đi đến những khu tập trung đông người, còn các doanh nghiệp thì chọn giải pháp cắt giảm chi phí truyền thông để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp
trước tình hình nghiêm trọng của dịch bệnh.
1.2. Xu hướng sử dụng các kênh Digital 2019 - 2020 của người tiêu
dùng,
ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hành vi mua sắm và tiếp nhận
thông tin trên
các nền tảng Digital.
1.2.1. Tổng quan chung
Theo báo cáo của We Are Social & Hootsuite, đầu năm 2020, tổng dân số Việt Nam là gần 97 triệu dân, trở thành quốc gia đông dân thứ 14 thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, tuy vậy, nhưng Việt Nam ghi nhận đến 145.8 triệu kết nối với điện thoại di động, gấp rưỡi so với tổng dân số. Lượng người sử dụng Internet chiếm tới 70% so với tổng dân số, tăng 10% so với đầu năm 2019 và 67% người Việt đang sử dụng mạng xã hội, tăng 9.6% ứng với 5.7 triệu người.
Đi lên trên nền tảng công nghệ đang ngày càng phát triển mạnh, dân trí cao khiến cho nhu cầu sở hữu các thiết bị điện tử tiên tiến ngày một gia tăng. Xét trong độ tuổi 16 - 64, độ tuổi tiếp cận truyền thông Digital lớn nhất, 93% trong số họ sở hữu điện thoại smartphone. Tỷ lệ người sở hữu máy tính xách tay hoặc máy tính bàn là 65%, tablet cảm ứng có 32%. Một số loại thiết bị cao cấp chuyên dụng khác như thiết bị stream nội dung TV trên internet, máy chơi game cầm tay, đồng hồ thông minh cũng có tỷ lệ người dùng đáng kể.
1.2.2. Tình hình sử dụng Internet của Người Việt Nam
Internet đã xuất hiện từ lâu và trở thành một nền tảng tất yếu không thể tách rời
NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG K19QTMB - 2020 KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 32 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
người dùng truy cập Internet. Trung bình một ngày một người Việt Nam dành thời lượng 3 tiếng 08 phút sử dụng Internet trên thiết bị di động, thay vì sử dụng máy tính hay tablet, bởi tốc độ truyền tải nhanh chóng (30.39 mbps), tiện lợi. Trong thời đại dịch bệnh, học sinh, sinh viên đều phải học online qua Internet, tình hình này có lẽ đã
nâng thời lượng sử dụng internet trực tuyến lên rất nhiều không chỉ ở Việt Nam mà còn là xu hướng toàn cầu. Bộ GD-ĐT cũng đề nghị Bộ TT&TT xem xét hỗ trợ miễn phí hạ tầng công nghệ thông tin cho các trường đại học, cho các vùng khó khăn. Việc
này nhằm khắc phục thực trạng nhiều trường đại học quả tải về hạ tầng công nghệ thông tin khi đào tạo trực tuyến cho số lượng lớn sinh viên; việc truy cập internet của
một số giáo viên, học sinh triển khai dạy học trực tuyến ở những vùng khó khăn còn hạn chế. Bộ TT&TT và các nhà mạng đã thống nhất giảm cước viễn thông 20% cho các đối tượng thuộc an sinh xã hội, gia tăng tốc độ Internet lên thêm 50%, tăng dung lượng sử dụng data của nhiều gói cước lên 50% nhưng không tăng giá, ...
Dưới đây là bảng xếp hạng top 20 website được truy cập nhiều nhất trong
2 Youtube.com 12 Zingnews.vn 3 Facebook.com 13 Thanhnien.vn 4 Google.com.vn 14 Baomoi.com 5 Vnexpress.net 15 Truyenfulkvn 6 24h.com.vn 16 Shopee.vn 7 Kenh14.vn 17 Vietnamnet.vn 8 Tuoitre.vn 18 Wikipedia.org 9 Phimmoi.net 19 Zing.vn 1 0 Zalo.me 20 Bit.ly
Nguồn: Similarweb.com
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 33 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Trong thời gian gần đây, liên quan đến ảnh hưởng của dịch bệnh, người dân có xu hướng tìm đến các trang tin tức nhiều hơn là mua sắm và giải trí. Hầu hết các trang
tin tức hàng đầu Việt Nam đều nằm trong top các trang web có lượng traffic nhiều nhất trong khoanh vùng quốc gia. Giải trí và mua sắm chỉ có duy nhất Shopee.vn, truyenfull.vn và Phimmoi.net. Trong khi trước đó tính đến tháng 1/2020, lazada.vn, tiki.vn vẫn nằm trong danh mục top 20 website được truy cập nhiều nhất bởi người dùng Việt Nam trong báo cáo của We Are Social.
1.2.3. Tình hình sử dụng mạng xã hội của Người Việt
Đa dạng nền tảng, tính đến năm 2020, đã có tới 65 triệu người sử dụng Mạng xã hội tại Việt Nam, tương đương 2/3 tổng dân số, độ tuổi phổ biến tiếp xúc với mạng
xã hội lớn nhất là 18 - 44 tuổi. Cụ thể theo We Are Social & Hootsuite, phân bổ tỷ lệ độ tuổi tiếp xúc như sau:
Biểu đồ 2. 2 - Biểu đồ phân bổ tỷ trọng tiếp cận Mạng xã hội của
Nguồn: We Are Social & Hootsuite 2020
Ngoài nhu cầu kết nối, mạng xã hội đang là cầu nối rất quan trọng cho học tập
và làm việc. Cụ thể có 58% người dùng sử dụng mạng xã hội như một công cụ để
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 34 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
làm việc. Facebook, Youtube, Zalo, Messenger, Instagram, Tik Tok là các mạng xã hội nổi tiếng và được sử dụng nhiều nhất trên thị trường Việt Nam trong độ tuổi 16 - 64 tuổi. Trong đó 90% sử dụng Facebook, 89% xem các video trực tuyến và kết nối trên Youtube, Zalo và Messenger có lượng người dùng như nhau nhưng vẫn chiếm