Đối với chính sách về đất đai
Tiếp tục cụ thể hóa các điều khoản của Luật Đất đai 2013, các văn bản của Trung ương phục vụ cho quá trình quản lý và sử dụng đất.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đối với chính sách tiết kiệm sử dụng đất
Cần có chính sách về tận dụng không gian trong quy hoạch xây dựng công nghiệp và đô thị trong các khu vực tập trung dân cư.
Bên cạnh đó, cần có chính sách đầu tư đồng bộ giữa giao thông bố trí với việc kết hợp các tuyến dân cư để tiết kiệm đất.
Đối với chính sách sử dụng hợp lý các loại đất mang tính chất đặc thù
Chính sách ưu tiên dành đất cho những nhu cầu đặc biệt có tính bắt bộc về an ninh, quốc phòng.
Chính sách về khuyến khích di dời nghĩa trang, nghĩa địa bằng cách quy tập và quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa theo chủ trương của Thành phố.
Chính sách về chuyển các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu dân cư vào các khu, cụm công nghiệp.
KẾT LUẬN
Từ một vùng đất nông nghiệp nghèo, trong những năm gần đây, bằng việc quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý đã thay đổi diện mạo Cầu Giấy trở thành một quận đô thị với sức bật mạnh mẽ về kinh tế. Quy hoạch hợp lý, hạ tầng khung thuận lợi đã thu hút được rất nhiều các Tổng công ty, doanh nghiệp và các cơ quan đặt trụ sở tại quận hằng năm tạo nguồn thu lớn cho ngân sách. Giá trị đất tăng cao, thúc đẩy mạnh mẽ công tác đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, đấu giá quyền sử dụng đất góp phần tạo nguồn ngân sách lớn để tái đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội quận.
Trong hệ thống quản lý, chính quyền cấp địa phương là cầu nối giữa Nhà nước và nhân dân trong quan hệ quản lý đất đai. Việc áp dụng các quy định pháp luật về đất đai vào trong thực tế có thể đạt được hiệu quả hay không, phụ thuộc rất lớn vào khả năng quản lý nhà nước và đất đai của chính quyền địa phương.
Trên cơ sở xác định mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn đạt được các kết quả cơ bản sau:
Một là, hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản lý nhà nước về đất đai, làm
rõ khái niệm, vai trò, nội dung và phương pháp chủ thể quản lý nhà nước địa phương về đất đai. Luận văn làm rõ nội dung và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất; đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của quốc gia; tăng cường hiệu quả sử dụng đất; bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường và quản lý của chính quyền địa phương về đất đai.
Hai là, phân tích thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn
hạn chế còn tồn tại và những vấn đề đang đặt ra đối với việc quản lý nhà nước địa phương về đất đai ở quận Cầu Giấy.
Ba là, trên cơ sở định hướng, dự báo nhu cầu sử dụng đất của quận Cầu
Giấy, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận đến 2025.
Do hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả mong muốn nhận được sự góp ý của Thầy, Cô và các nhà khoa học để luận văn hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Bồng, 2012. Quản lý đất đai ở Việt Nam 1945 – 2010. Nxb
Chính trị Quốc gia. Hà Nội.
2. Bộ TN&MT, 2014. Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 05/07/2014 về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
3. Nguyễn Thế Chinh, 2013. Nghiên cứu ảnh hưởng của cơ chế 2 giá đất đối với việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và đề xuất giải pháp để giá đất do Nhà nước quy định phù hợp với giá thị trường. Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ TN&MT.
4. Chính phủ, 1993. Nghị định số 73/1993/NĐ-CP ngày 25/11/1993 về hướng
dẫn thi hành Luật Đất đai năm 1993.
5. Chính phủ, 2004. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/11/2004 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003.
6. Chính phủ, 2014. Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013.
7. Trịnh Thành Công, 2015. Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành
phố Hà Giang. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế, Đại học Kinh
tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
8. Phạm Như Hách, 2014. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đổi mới nội dung, phương pháp và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm kê đất đai. Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ TN&MT.
9. Nguyễn Hữu Hoan, 2014. Quản lý nhà nước đối với quy hoạch sử dụng đất
đai trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Hà Nội, Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học
Thương mại, Hà Nội.
10. Học viện Tài chính, 2014. Giáo trình quy hoạch và quản lý đất đai. Hà
Nội: Nxb Tài chính.
12. Phạm Thị Liên, 2016. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng
đất và xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2015 quận Hải An thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý đất đai. Đại học Khoa học tự
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Cầu Giấy, 2019. Báo cáo kết quả
thực hiện Kế hoạch sử dụng đất 2014-2019.
14. Vũ Thắng Phương, 2009. Nghiên cứu thực trạng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
15. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2003. Luật Đất đai năm 2003. NXB
Chính trị Quốc gia.
16. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013. Luật Đất đai năm 2013, NXB
Chính trị Quốc gia.
17. Nguyễn Đức Quý, 2014. Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Thương mại,
Hà Nội.
18. Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2006. Đánh giá thực trạng và những giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Trường Đại học Nông lâm,
Thái Nguyên.
19. Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007. Quản lý nhà nước về đất đai, Hà Nội: Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Thái, 2011. Quản lý nhà nước đối với các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Thương
21. Ngô Tôn Thanh, 2012. Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai
trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành
Kinh tế phát triển. Trường Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.
22. Chu Văn Thỉnh, 2000. Cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách và sử dụng hợp lý quỹ đất đai. Đề tài cấp nhà nước, Tổng cục Địa chính.
23. Thủ tướng Chính phủ, 2007. Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007
Ban hành quy chế thực hiện cơ chế "Một cửa liên thông" tại cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương.
24. Thủ tướng Chính phủ, 2012. Quyết định số 1892/QĐ-TTg ngày 14/12/2012
của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án nâng cao năng lực quản lý Nhà nước ngành quản lý đất đai giai đoạn 2011-2020. Hà Nội.
25. UBND quận Cầu Giấy: Báo cáo giải quyết đơn tư trên địa bàn quận 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019.
26. Đặng Hùng Võ và Nguyễn Đức Khả, 2007. Giáo trình Cơ sở địa chính,
Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
27. Đặng Hùng Võ, 2017. Giải pháp hoàn thiện chính sách đất đai trong giai đoạn hiện nay, Bài nghiên cứu trao đổi của tác giả tại Viện chiến lược và chính sách tài chính được đăng trên Công thông tin điện tử Bộ Tài chính. 28. Đỗ Thanh Xuân, 2016. Quản lý nhà nước về đất đai tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
29. Nguyễn Văn Xuyền, 2012. Thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.