- Tổ chức lại bộ máy quản lý Công ty.
Em xin đề xuất tổ chức lại bộ máy gián tiếp của Công ty như sau, số lượng người mỗi phòng từ 2 đến 4 người tùy từng thời kỳ phát triển của Công ty, tổng chi phí lương cho bộ phận gián tiếp có thể cao hơn, nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty chắc chắn sẽ được nâng cao hơn rất nhiều:
+ Phòng Bán hàng: chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng và triển khai chiến lược tiếp thị sản phẩm bao gồm định hướng sản phẩm, đối tượng khách hàng, giá cả và chế độ khuyến mãi. Kiểm soát chiến lược bán hàng, theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng và hậu mãi...
+ Phòng Tài chính kế toán chịu: trách nhiệm thiết lập, triển khai và kiểm soát chính sách, hệ thống quy trình kế toán tài chính theo đúng quy định của Nhà nước. Thực hiện công tác quản trị tài chính tại Công ty, xem xét và đề xuất các giải pháp với Ban Tổng Giám đốc trong việc kiểm soát chi phí.
+ Phòng Vật tư: Triển khai và kiểm soát hoạt động mua hàng, nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu, máy móc thiết bị... với mục tiêu bảo đảm nguồn nguyên vật liệu, phụ liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho cho hoạt động sản xuất được liên tục và tiết kiệm nhất.
+Phòng đảm bảo chất lượng (QA): chịu trách nhiệm quản lý và duy trì hệ thống chất lượng ISO 9001: 2000 toàn Công ty; kiểm tra và đảm bảo về chất lượng từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, tổ chức giải quyết khiếu nại của khách hàng; tổ chức và giám sát việc thực thiện các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, chất thải.
+ Phòng R&D: Kiểm soát hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, cải tiến công nghệ hiện tại; đề xuất và giám sát thực hiện kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị và nhà xưởng với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm hiện tại; phát triển sản phẩm mới và hoàn tất các kế hoạch đầu tư của Công ty. Tổ chức xây dựng định mức sản xuất, xây dựng và giám sát việc áp dụng chính sách, tiêu chuẩn, quy trình về kỹ thuật công nghệ như: lưu trữ mẫu, định mức sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật công nghiệp; hỗ trợ đào tạo về công nghệ cho công nhân trực tiếp sản xuất.
+ Phòng Cơ điện: chịu trách nhiệm lập kế hoạch, triển khai và kiểm soát quy trình sửa chữa và bảo quản máy móc thiết bị, đánh giá yếu tố kỹ thuật của các máy móc thiết bị chuẩn bị mua, đề xuất các quy định về an toàn lao động - phòng chống cháy nổ.
+ Phòng Tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm trong việc xây dựng và triển khai chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho toàn Công ty; xây dựng quy trình tuyển dụng; xây dựng và kiểm soát thực thi Nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể; giải quyết các tranh chấp về lao động và xây dựng các chương trình huấn luyện và đào tạo. Chịu trách nhiệm trong việc xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện công việc về hành chính, y tế, an ninh
- Có chính sách lương phù hợp để thu hút lao động có trình độ cao, có kinh nghiệm trong quản lý và kỹ thuật sản xuất. Điều này rất quan trọng để Công ty thực hiện thành công mục tiêu sản xuất kinh doanh của mình.
Công ty có chính sách đãi ngộ phù hợp đối với đội ngũ cán bộ, công nhân viên của công ty. Tuyên dương, khen thưởng với những cá nhân lao động tốt, có kỷ luật. nghiêm khắc phê bình và có hình thức kỷ luật với những các nhân có biểu hiện lãng phí, trì trệ trong công việc gây lãng phí cả về thời gian lẫn tiền của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Qua thời gian nghiên cứu Công ty Cổ phần Nguyên liệu mới, em đã nhận thức được tàm quan trọng của lợi nhuận đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng. Lợi nhuận đang có xu hướng tăng của Công ty phản ánh quá trình kinh doanh, sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Lợi nhuận là điều kiện quan trọng để Công ty tích lũy tài chính, mở rộng sản xuất, đầu tư trang thiết bị mới, có điều kiện để thu hút nhân lực trình độ cao, tạo ra khả năng mới để sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn, chất lượng cao hơn.
Cơ chế thị trường với những khó khăn vốn có đã buộc các doanh nghiệp phải tích cực chủ động khai thác lợi thế, khắc phục khó khăn để từ đó có thể đứng vững và phát triển. Muốn vậy bắt buộc công ty có đủ nguồn lực về tài chính mà tốt nhất là tích lũy từ lợi nhuận.
Mặc dù còn nhiều hạn chế song hy vọng rằng với những giải pháp mà luận văn đưa ra sẽ được công ty nghiên cứu và áp dụng để đạt nhiều thành tích hơn nữa trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần tăng lợi nhuận.
58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Lê Thị Xuân (2015), Tài chính doanh nghiệp,, Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội
2. TS. Lê Thị Xuân (2018), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Học viện Ngân hàng, Hà Nội
3. TS. Lưu Thị Hương (2010), Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội
4. Các tài liệu của Công ty cổ phần Nguyên liệu mới