3.2.1. Giải pháp tăng doanh thu:
Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh 3 năm 2016 đến 2018 của Công ty, ta thấy: doanh thu và lợi nhuận của công ty hiện tại là đến từ sản xuất kinh doanh bao bì. Năm 2017 có lợi nhuận cao nhất tương ứng với doanh thu cao nhất, các năm 2016 và 2018 lợi nhuận của công ty rất thấp, thậm trí gần như không có lợi nhuận (năm 2016).
Như vậy, tăng doanh thu là một biện pháp tăng lợi nhuận của Công ty, để có lợi nhuận và lợi nhận cao, theo như tính toán ở phần trên, sản lượng của Công ty không được thấp hơn là 6,300,000 kg tương ứng với doanh thu phải cao hơn 185 tỷ đồng. Thực tế Công ty năm 2017 đã đạt doanh số hơn 300 tỷ đồng là thu được lợi nhuận 12 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 43.33%.
Để duy trì và vượt mức doanh thu hơn 300 tỷ với sản lượng 10,000,000 kg sản phẩm bao bì các loại của năm 2017 là mục tiêu công ty cần phấn đấu. Tuy nhiên, sản lượng và doanh thu của năm 2018 giảm mạnh so với năm 2017 báo động việc đẩy mạnh doanh thu của Công ty không hề dễ dàng, nó báo hiệu công ty không duy trì được và để mất nhiều khách hàng trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của thị trường.
Để dành lại thị trường và đẩy cao doanh số, theo em, Công ty cần phải có các giải pháp sau:
Một là, xây dựng chiến lược marketing bao gồm:
- Xây dựng được các chỉ tiêu chất lượng và hình thức sản phẩm:
Trước hết, ta cần nhận thức rõ sản phẩm của Công ty là bao bì, là một loại hàng hoá đặc biệt nhất là trong điều kiện hiện nay. Bao bì là sản phẩm đặc biệt của công nghiệp dùng để chứa đựng, bảo quản, bảo vệ hàng hoá mà nó chứa đựng, tạo điều kiện thuận tiện cho xếp dỡ, vận chuyển và bán hàng. Bao bì là loại sản phẩm gắn liền với những sản phẩm mà người sản xuất, kinh doanh đem tiêu thụ trên thị trường.
Nhận thức được điều này, Công ty phải xây dựng được các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm cho mình, đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng
+ Các chỉ tiêu chất lượng
Bao bì gắn liền với hàng hoá - là bộ phận của sản phẩm hoàn thiện, cho nên để thuyết phục và đáp ứng được nhu cầu khách hàng, tùy theo sản phẩm của khách hàng, Công ty phải xây dựng được các chỉ tiêu cho sản phẩm bao bì của mình như:
Vật liệu thích hợp để chế tạo ứng với mỗi loại bao bì phù hợp với các sản phẩm mà nó chứa đựng.
Các chỉ tiêu tính chất cơ, lý bao bì để đáp ứng quá trình vận chuyển, bốc xếp, bảo quản sản phẩm của khách hàng.
Các chỉ tiêu tính chất hoá học của bao bì để đảm bảo sản phẩm mà nó chứa đựng để bản thân bao bì không bị phá hủy, không gây độc hại cho sản phẩm mà nó chứa đựng
+ Thiết kế, màu sắc sản phẩm bao bì.
Ta cũng cần nhận thức rõ một điều nữa là: Bao bì là hình thức biểu hiện của sản phẩm của một doanh nghiệp cụ thể. Bao bì được tiêu chuẩn hoá, sản phẩm chứa đựng trong bao bì đã được công nhận quyền sở hữu công nghiệp, thì chính sản phẩm bao bì thể hiện tính pháp lý của sản phẩm, của doanh nghiệp có sản phẩm bán trên thị trường. Bao bì và hàng hoá mà nó chứa đựng đã được pháp luật bảo hộ. Hiện tượng nhái mẫu bao bì, hàng giả lưu thông trên thị trường đã bị nghiêm trị theo luật pháp.
Hơn nữa, giá cả của những sản phẩm có bao gói, bao gói đẹp, thuận tiện sẽ đắt hơn những sản phẩm cùng loại nếu không có bao bì, bao gói hoặc bao gói xấu.
Như vậy, bao bì rất quan trọng đối với khách hàng, Công ty phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về thiết kế, màu sắc và hình thức của bao bì mà Công ty cung cấp đối với mỗi khách hàng cụ thể. Thường thiết kế mẫu mã, hình thức bao bì là do khách hàng thiết kế và đặt hàng cho Công ty, nhưng để tăng uy tín với khách hàng, Công ty cần có đội ngũ thiết kế, kỹ thuật giỏi để tư vấn, tham gia với khách hàng và thực hiện sản xuất, in ấn cho ra sản phẩm bao bì đẹp, hấp dẫn, thể hiện được đặc thù và quyền sở hữu công nghiệp của khách hàng đối với sản phẩm của họ, đủ tinh tế và tinh sảo để chống làm giả. Và để làm được, điều không thể thiếu là Công ty phải nghiên cứu mua sắm thêm máy móc thiết bị công nghệ mới, đặc biệt là hệ thống máy in và máy dệt thế hệ mới. Hiện thết bị này từ Trung quốc và Đài loan rất phong phú, chất lượng khá tốt, giá cả rẻ, phù hợp với kinh phí đầu tư của Công ty. Nguồn đầu tư mua sắm trước mắt là nguồn khấu hao TSCĐ của Công ty hiện đang là 18,6 tỷ đồng tính đến cuối năm 2018. Việc mua sắm mới TSCĐ có thể làm gia tăng chi phí, nhưng hiệu quả mang lại lớn hơn nhiều.
+ Sản phẩm mới
Dựa trên cơ sở của những nghiên cứu thị trường và vật liệu mới, Công ty có thể đưa ra những sản phẩm bao bì mới nhằm bảo đảm cung cấp sản phẩm thoả mãn nhu cầu và các yêu cầu khác xuất hiện trong quá trình lựa chọn sản phẩm cho khách hàng. Hiện nay trong lĩnh vực sản xuất bao bì, yêu cầu về hạn chế tác hại của bao bì với môi trường sinh thái ngày càng khắt khe. Bao bì trong kinh doanh phải gắn liền với vấn đề môi trường sinh thái, việc nghiên cứu sản phẩm mới của Công ty phải chú ý tới vấn đề này như sản xuất sản phẩm bao bì nhựa tự hủy, sản phẩm sử dụng nguyên liệu là nhựa tự hủy. Theo em được biết hạt nhựa tự hủy đã có nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam sản xuất và cung cấp.
Để thực hiện thành công việc mở rộng thị trường, đặc biệt là hướng tới xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản của Công ty, việc nâng cao chất lượng sản phẩm và nghiên cứu sản phẩm mới là việc bắt buộc phải làm.
- Xây dựng chính sách giá cả:
+ Công ty cần nghiên cứu giá cả hàng hóa cùng loại trên thị trường. Hiện Công ty đang áp dụng giá bán sản phẩm cứng nhắc, không thay đổi trong thời gian dài. Hiện nay, trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp sản xuất bao bì, giá cả do thị trường quyết định. Việc thăm dò, nghiên cứu giá sản phẩm cùng loại
Stt Nội dung ĐVT _2_____ Chi phí biến đổi: Đồng /kg sản phẩm quy đổi
trên thị trường rất quan trọng nếu Công ty không muốn mất thị phần hoặc bỏ lỡ cơ hội tối ưu hóa lợi nhuận.
+ Lựa chọn chính sách giá và định giá
Trên cơ sở nghiên cứu giá sản phẩm cùng loại trên thị trường, Công ty định giá bán phù hợp cho mỗi loại sản phẩm của mình đối với từng vùng thị trường. Có thể tăng hoặc giảm so với giá dự kiến.
+ Điều chỉnh giá theo sự biến động của thị trường là điều phải làm. Nhưng Công ty cũng không thể giảm giá bán xuống thấp hơn giá vốn hàng bán. Việc nghiên cứu chi phí sản xuất kinh doanh là cần thiết, làm cơ sở cho việc định giá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nếu phải ra quyết định giảm giá bán. Biện pháp giảm chi phí em sẽ trình bày ở nội dung phần sau.
+ Chính sách bù lỗ cho khách hàng thân thiết, các khách hàng này là các doanh nghiệp thường xuyên đặt hàng với Công ty, giá cả và số lượng sản phẩm đã được quy định trong hợp đồng đã được ký kết. Nay khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh, Công ty có thể chuyển một phần lợi nhận từ hợp đồng đã ký hỗ trợ cho khách hàng, hình thức này tương tự như giảm giá bán sản phẩm sau khi hợp đồng đã ký. Đây là biện pháp bảo vệ thị phần, bảo vệ vị trí của Công ty đối với khác hàng. Có thể làm giảm lợi nhuận trong kỳ, nhưng Công ty sẽ thu được lợi ích lâu dài về sau.
- Phân phối:
Hiện sản phẩm của Công ty mới chỉ phục vụ thị trường lân cận tại các tình Hòa Bình, Hà Nội và Hà Nam và đưa hàng trực tiếp đến khách hàng.
Trong thời gian tới, để công tác bán hàng chuyên nghiệp hơn, phục vụ được thị thường lớn hơn, Công ty cần:
+ Tổ chức lại bộ phận bán hàng chuyên nghiệp hơn. Nhiệm vụ của Phòng bán hàng là đề xuất thiết lập và thực hiện thành công chiến lược marketing.
+ Mạng lưới phân phối như đại lý, chi nhánh, đại diện Công ty ở các thị trường xa.
+ Vấn đề vận chuyển hàng hóa tới khách hàng, Công ty nên thuê đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp, chi phí sẽ rẻ hơn, và nhất là tránh được rủ ro giao thông.
+ Có chính sách lương, thưởng cho nhân viên bán hàng
50 + Công ty cũng cần tham gia vào các dịp hội chợ để trưng bày và giới thiệu hàng hóa. Nâng cấp trang WEB của Công ty.
Hai là, nâng cao công tác quản lý chất lượng, mẫu mã sản phẩm:
Công ty cần thực hiện các biện pháp: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng chất lượng ISO Thành lập thêm bộ phận quản lý đảm bảo chất lượng (QA) chịu trách nhiệm quản lý và duy trì hệ thống chất lượng (như ISO 9001: 2000) và chịu trách nhiệm kiểm tra và đảm bảo về chất lượng từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra.