Các mặt còn hạn chế, nguyên nhân:

Một phần của tài liệu 215 giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần nguyên liệu mới,khoá luận tốt nghiệp (Trang 53 - 56)

Tuy đã đạt được các thành tích đáng khích lệ như trên, Công ty cũng đã bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục.

Về Doanh thu, doanh thu của Công ty liên tục tăng từ khi đi vào sản xuất kinh doanh, đến năm 2017 doanh thu của Công ty đạt được trên 300 tỷ đồng, nhưng năm 2018, doanh thu của công ty sụt giảm nghiêm trọng xuống dưới 200 tỷ đồng, vì thế mà lợi nhuận giảm từ 12 tỷ năm 2017 xuống cón 2,4 tỷ đồng năm 2018.

Việc doanh thu năm 2018 giảm mạnh so với năm 2017 là hồi chuông báo động cho Công ty về tình hình sản xuất kinh doanh của mình, việc này bộc lộ các hạn chế của Công ty như sau:

Thứ nhất là công tác thị trường: Việc đánh mất thị trường vào tay các nhà cung cấp khác thể hiện các yếu kém cho công tác kinh doanh bán hàng của Công ty. Công ty cũng chỉ phụ thuộc vào một số khách hàng như Công ty Cổ Phần thức ăn chăn nuôi CP Xuân Mai, Công ty CP Mía Đường Hòa Bình.

Trong khi thị trường tiêu thụ các sản phẩm bao bì tập trung ở Miền Nam do Miền Nam là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp chế biến, thì tại Miền Bắc và Miền Trung, thị trường tiêu thu các sản phẩm bao bì dư địa còn rất lớn, nhưng Công ty chưa khai thác được nhiều tiềm năng của thị trường Miền bắc và Miền Trung. Ngay như tại thị trường lân cận gần địa điểm sản xuất, như Hòa Bình, Hà Nội, Hà nam.

Trong 4 năm trở lại đây chưa phát triển thêm khách hàng nào, chưa đưa ra được kế hoạch mở rộng thị trường cụ thể cho các năm tiếp theo. Ngay như các khách hàng truyền thống, Công ty cũng có tâm lý chủ quan, không thấy sức ép cạnh tranh của các nhà cung cấp khác, không thay đổi giá bán cũng như cải tiến mẫu mã chất lượng sản phẩm trong những năm qua. Công ty chưa nhận ra sự khốc liệt của sự cạnh tranh trong thị trường sản phẩm của mình. Theo thông tin từ hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor, nhu cầu bao bì các loại của Việt nam năm 2015 là 3,915 triệu tấn, vào năm 2020 sẽ là 5,396 triệu tấn, với thị trường bao bì tiềm năng phát triển rất lớn thì ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là sự xuất hiện các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh bao bì. Trong các năm gần đây, do chi phí sản xuất tại Việt Nam

thấp hơn so với các nước khác trong khu vực như Singapore, Thái Lan, ... cộng với nhu cầu bao bì ngành ăn uống - thực phẩm tăng nhanh một cách chóng mặt. Từ đó dẫn đến, các tập đoàn ở nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc đã rót rất nhiều vốn để đầu tư.

Nguyên nhân: Rõ ràng Công ty chưa có chiến lược tiêu thụ sản phẩm rõ ràng, chưa chuyên nghiệp, hoạt động nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm đúng mức, nhân viên chuyên trách bán hàng còn thụ động. Để doanh thu giảm mạnh so với năm trước, Công ty đã không lường trước được khách hàng rời bỏ sản phẩm của mình. Công ty cũng chưa chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc tìm khách hàng mới, mở rộng thị trường, việc này thể hiện ngay ở đội ngũ bán hàng của Công ty chỉ có 4 người, vừa ít về số lượng, vừa yếu về năng lực maketing.

Thứ hai: Một yếu kém nữa của Công ty là chất lượng mẫu mã sản phẩm còn chậm cải tiến. Bên cạnh chất lượng của sản phẩm bao bì, chất lượng mẫu mã bao bì bao gồm thiết kế, chất lượng in ấn trên bao bì rất quan trọng đối với khách hàng mà nhà sản xuất bao bì phải đáp ứng tốt yêu cầu này. Đối với các khách hàng là các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm bao bì thì chất lượng mẫu mã bao bì không những là một trong yếu tố hấp dẫn người mua, mà còn là yếu tố quan trọng trong việc khẳng định thương hiệu, chống hàng giả. Nếu Công ty không cung cấp được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu này thì rất khó cho việc phát triển thị trường.

Nguyên nhân: Công ty chưa có đội ngũ kỹ thuật giỏi trong lĩnh vực thiết kế mỹ thuật. Hơn nữa Công ty chậm đổi mới máy móc thiết bị. Nhìn vào báo cáo tài chính của Công ty trong 3 năm 2016, 2017, 2018, Công ty chưa mua sắm mới bất cứ một tài sản nào. Dây chuyền, thiết bị sản xuất rất quan trọng để Công ty tăng sản lượng, tăng chất lượng của sản phẩm. Với tốc độ phát triển công nghệ như ngày nay, chậm đổi mới công nghệ, thiết bị sẽ rất khó khăn trong việc đổi mới sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.

Thứ ba: Bộ máy quản lý chưa được tổ chức một cách khoa học, chuyên nghiệp nên việc quản lý chất lượng sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm chưa tốt. Các năm gần đây, sản lượng và doanh thu của Công ty tăng lên từng năm, nhưng Công ty vẫn chưa thay đổi và nâng cao nhận thức, phong cách làm việc và quản lý từ cấp quản lý cho đến từng người công nhân. Như em đã trình bày bộ máy, nhân lực của Công ty ở phần giới thiệu, bộ máy quản lý vừa thiếu, vừa liên kết rời rạc, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm chưa được phân công rõ ràng. Nguyên nhân thuộc về tư duy chiến lược của lãnh đạo công ty chưa tốt.

Thứ tư, quản lý vốn của Công ty chưa được tối ưu: Quản lý hàng tồn kho chưa hợp lý, các năm 2016, 2018 Vòng quay hàng tồn kho: là 3.7 vòng và 3.2 vòng, như

vậy nguyên nhiên liệu chính của Công ty tồn kho đủ cho đến 4 tháng sản xuất. tốt hơn là năm 2017 nguyên nhiên liệu chính của Công ty tồn kho đủ cho 2,5 tháng sản xuất. Điều này gây áp lực về vay vốn cho sản xuất cũng như chi phí lãi vay cao.

Nguyên nhân: Trong bối cảnh nguyên vật liệu, nhất là hạt nhựa, mực in, hóa chất cho ngành bao bì của Việt Nam là nhập ngoại, việc lo ngại biến động về tỷ giá và nguy cơ khan hiếm bất thường, Công ty luôn lấy an toàn về nguyên vật liệu để đủ cho sản xuất và hiệu quả sử dụng vốn được đẩy xuống thứ yếu.

Công ty còn nóng vội khi sử dụng vốn đầu tư ra ngoài nhưng không hiệu quả, số vốn đầu tư ra ngoài là 30,4 tỷ đồng năm 2017 và tăng lên 59,9 tỷ đồng năm 2018. Nếu so với số vốn chủ sở hữu là 36 tỷ và lợi nhuận của Công ty lũy kế đến năm 2018 vẫn xấp xỉ bằng 0 đồng thì con số này rất lớn và hiển nhiên là hoàn toàn là vốn vay nên làm tăng chi phí vốn vay, giảm lợi nhuận. Cụ thể, nếu tính với lãi xuất vay ngân hàng thương mại là 9,5%/năm thì khoản lãi phải trả cho đầu tư ra ngoài năm 2018 là: (30,4 tỷ + 59,9 tỷ)/2 * 9,5% = 4,3 tỷ đồng.

Nguyên nhân: Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong ngành sản xuất bao bì, thay vì củng cố và phát triển ngành sản xuất kinh doanh chính của mình thì Công ty đi theo hướng chủ trương đa dạng hóa đầu tư kinh doanh. Theo em đây là quyết định nóng vội khi lợi nhuận tích lũy chưa có để hình thành nguồn vốn đầu tư, trong khi các chuyên gia trong và ngoài nước đều nhận định tiềm năng ngành sản xuất bao bì của Việt Nam trong những năm tới là rất lớn.

Thứ năm, chi phí sản xuất còn cao làm giảm mức cạnh tranh của sản phẩm, giảm lợi nhuận: Về chi phí nguyên vật liệu chính cho sản xuất như các loại giấy (giấy Duplex, giấy IVORY...) hạt nhựa, mực in, hóa chất.. .chiếm tới 60% đến 65% giá vốn hàng bán, nhưng theo em đánh giá trên cơ sở so sánh số trên sổ sách và định mức tiêu hao kế hoạch, mức tiêu hao, lãng phí nguyên vật liệu chính trong qua trình sản xuất lên tới 3%. Với doanh thu tương đương năm 2017 là 300 tỷ đồng thì lãng phí về nguyên vật liệu chính cho sản xuất hàng năm tới hơn 5 tỷ đồng. Về chi phí quản lý, Công ty cũng làm tăng chi phí chủ yếu ở chi phí lãi vay do quản lý hàng tồn kho chưa hợp lý và vốn đầu tư ra ngoài lớn như em đã phân tích ở trên.

Nguyên nhân: Công ty chưa xây dựng được quy trình sản xuất chuẩn cho sản xuất ở tất cả các khâu. Hơn nữa việc quản lý quy trình sản xuất còn lỏng lẻo, chính sách kỷ luật lao động và động viên khuyến khích người lao động còn chưa rõ ràng. Hướng đầu tư ra ngoài còn nóng vội.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CÔ PHẦN NGUYÊN LIỆU MỚI

Một phần của tài liệu 215 giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần nguyên liệu mới,khoá luận tốt nghiệp (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w