Khái quát về các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp thuộc bộ tài nguyên và môi trường​ (Trang 50 - 110)

Bộ gồm: 05 Tổng cục quản lý các lĩnh vực: Biển và Hải đảo Việt Nam; Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Quản lý đất đai; Môi trường; Khí tượng thủy văn; 05 Cục quản lý các lĩnh vực: Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường; Đo đạc, bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam; Biến đổi khí hậu; Quản lý tài nguyên nước; Viễn thám quốc gia; 04 Viện nghiên cứu: Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường; Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu; Địa chất và Khoáng sản; Đo đạc và bản đồ; 03 Trường: Đại học TNMT Hà Nội; Đại học TNMT TP.HCM; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường; 02 đơn vị truyền thông: Báo Tài nguyên và Môi trường; Tạp chí Tài nguyên và Môi trường; các đơn vị sự nghiệp và cơ quan nhà nước khác: Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia; Trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng; Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản; khối các cơ quan Bộ:Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Khoa học và công nghệ; Vụ Pháp chế; Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền; Vụ Tổ chức cán bộ; Thanh tra Bộ; Văn phòng Bộ.

3.1.2. Khái quát về các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường trường

Ngoài các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các tổ chức nghiên cứu khoa học, các ĐVSN y tế và giáo dục đào tạo, Bộ có 73 ĐVSN thuộc Bộ để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của từng lĩnh vực. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động thì các ĐVSN thuộc Bộ TNMT gồm có: 14 ĐVSN hoạt động trong lĩnh vực địa chất khoáng sản; 03 ĐVSN hoạt động trong lĩnh vực đất đai; 05 ĐVSN hoạt động trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ; 17 ĐVSN

hoạt động trong lĩnh vực khí tượng thủy văn; 02 ĐVSN hoạt động trong lĩnh vực biến đổi khí hậu; 06 ĐVSN hoạt động trong lĩnh vực viễn thám; 11 ĐVSN hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên nước; 05 ĐVSN hoạt động trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; 05 ĐVSN hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin; 05 ĐVSN hoạt động trong lĩnh vực môi trường. Nếu căn cứ vào loại hình ĐVSN thì trong 73 ĐVSN của Bộ có: 72 ĐVSN tự bảo đảm chi phí hoạt động - ĐVSN Loại II và 01 ĐVSN do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động - ĐVSN Loại IV thuộc lĩnh vực khí tượng thủy văn.

Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có đặc điểm chung là hoạt động thông qua các nguồn kinh phí được cấp từ NSNN; nguồn thu phí được để lại; thu từ hoạt động dịch vụ; thu từ nguồn vốn vay, vốn viện trợ; thu hoạt động sự nghiệp khác (nếu có). Hàng năm, các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ nhà nước giao, các nhiệm vụ chuyên môn, đề tài nghiên cứu khoa học, các hoạt động điều tra cơ bản về tài nguyên môi trường, lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nước… bằng kinh phí từ NSNN cấp cũng như từ nguồn phí, lệ phí, nguồn thu sự nghiệp được phép để lại bổ sung kinh phí hoạt động (nếu có).

Sơ lược về nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị sự nghiệp như sau: Lĩnh vực đất đai

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp vùng

- Điều tra thu thập thông tin xây dựng, điều chỉnh khung giá các loại đất - Điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, các vùng

Lĩnh vực tài nguyên nước

- Quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước và theo lưu vực sông và nguồn nước liên tỉnh;

- Điều tra, đánh giá tài nguyên nước, điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước; xả thải vào nguồn nước đối với các nguồn nước liên quốc gia, nguồn nước liên tỉnh; lập quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông liên tỉnh;

- Quan trắc, giám sát tài nguyên nước quốc gia. Lĩnh vựcđịa chất và khoáng sản

- Khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ, lẻ; khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của Trung ương;

- Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; - Bảo tàng địa chất khoáng sản.

Lĩnh vựcmôi trường và bảo tồn đa dạng sinh học

- Quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường quốc gia và liên tỉnh có tính chất chi thường xuyên thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học;

- Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia;

- Quan trắc môi trường quốc gia; thống kê môi trường quốc gia; lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia.

- Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước; - Quan trắc về đa dạng sinh học quốc gia;

- Xây dựng danh mục, chương trình bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Biên soạn sách Đỏ Việt Nam.

Lĩnh vựckhí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu

- Điều tra, khảo sát, quan trắc, giám sát tác động và dự báo, cảnh báo về khí tượng thủy văn.

- Giám sát biến đổi khí hậu: Đánh giá khí hậu quốc gia; đánh giá tác động của biến đổi khí hậu.

- Thực hiện xây dựng hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính quốc gia.

Lĩnh vựcđo đạc bản đồ và viễn thám

- Thiết lập hệ quy chiếu quốc gia và hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia, hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia;

- Thành lập và hiện chỉnh hệ thống bản đồ địa hình quốc gia; - Lập bản đồ hành chính toàn quốc, cấp tỉnh;

- Đo đạc, thành lập, cập nhật bản đồ và hồ sơ địa giới hành chính phục vụ việc phân định, chia tách, sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính;

- Giám sát tài nguyên môi trường, thiên tai bằng công nghệ viễn thám. Lĩnh vựcquản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển của cả nước; Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ;

- Điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; - Hoạt động tàu đo đạc, khảo sát biển;

- Quan trắc tổng hợp tài nguyên môi trường biển và hải đảo quốc gia; - Điều tra phục vụ quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi liên tỉnh, điều tra, thống kê, phân loại, quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo do Trung ương quản lý;

- Đánh giá tiềm năng của các vùng biển, hải đảo của Việt Nam. Lĩnh vựcthông tin, truyền thông về tài nguyên và môi trường

- Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường;

- Giám sát đảm bảo an toàn thông tin đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật dịch vụ công nghệ thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Xây dựng, vận hành và cập nhật cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quốc gia: Đất đai, tài nguyên nước, địa chất và khoáng sản, môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, khí tượng thủy văn, đo đạc

bản đồ và thông tin địa lý, tài nguyên môi trường biển và hải đảo, biến đổi khí hậu và viễn thám theo quy định của pháp luật chuyên ngành;

- Thông tin, tuyên truyền về tài nguyên và môi trường.

Bộ TNMT là một trong các Bộ hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực với 9 lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực có đặc thù riêng như khí tượng thủy văn hoạt động trải dài trên khắp cả nước nên công tác quản lý tài chính cần phân cấp mạnh mẽ nhằm tăng cường tính tự chủ cho đơn vị, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm chi phí; với đo đạc bản đồ, viễn thám và biển đảo phụ thuộc nhiều vào thời tiết khí hậu, phải đi lại nhiều nên công tác tài chính phải quan tâm đến các chế độ khoán kinh phí để đảm bảo tiết kiệm kinh phí, quan tâm chế độ ưu đãi, đãi ngộ, chế độ phụ cấp, cơ chế chi trả tiền lương để đảm bảo quyền lợi cho người lao động nhằm thu hút cũng như giữ chân người lao động.

3.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường

3.2.1.Thực trạng công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường

3.2.1.1. Văn bản pháp lý của Nhà nước và của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Luật Ngân sách được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 25 tháng 6 năm 2015

Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN

Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chỉnh phủ và các Chỉ thị, Quyết định

Các Chỉ thị, Quyết định và Thông tư hướng dẫn xây dựng và điều hành kế hoạch và dự toán NSNN hàng năm

Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của ĐVSN công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác

Quyết định số 1990/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Thông tư số 145/2017/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của ĐVSN công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác

Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường

Thông tư số 136/2017/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường

Quyết định số 2539/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy chế quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường

Quyết định số 2536/QĐ-BTNMT ngày ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy chế quản lý nhiệm vụ chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường

Quyết định số 2537/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy chế kiểm tra, nghiệm thu nhiệm vụ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường

Quyết định số 2537/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy chế quản lý và sử dụng vốn tài trợ nước ngoài thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Quyết định số 2646/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về tiêu chuẩn, mức chi công tác phí và chi hội nghị trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thông tư số 02/2014/TT-BTC và Thông tư số 136/2017/TT-BTC có nội dung chi lương phụ nhưng các văn bản về chính sách tiền lương không có định nghĩa lương phụ cũng như cách tính làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động nên Bộ TNMT cần có giải pháp phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong thời gian chờ sửa đổi 02 Thông tư nêu trên.

Việc ban hành các quy chế quản lý cũng như các định mức, tiêu chuẩn giúp cho công tác quản lý được thống nhất, việc thực hiện được thuận lợi, giúp đơn vị giảm bớt thời gian nghiên cứu, tìm hiểu quy trình, thời gian thực hiện. Việc quy định mức chi công tác phí và chi hội nghị giúp đảm bảo tiết kiệm chi, tăng khả năng có thêm thu nhập cho người lao động.

3.2.1.2. Thực trạng công tác lập dự toán ngân sách nhà nước

Lập dự toán, phân bổ và giao dự toán chi ngân sách, quyết toán ngân sách nhà nước đối với các ĐVSN đã được Bộ TNMT quy định trong Quy chế quản lý tài chính.

Hiện tại việc quản lý các nguồn kinh phí của Bộ Tài nguyên và Môi trường được thực hiện theo các cơ chế chính sách chung của Nhà nước và theo 02 quy chế quản lý riêng của Bộ Tài nguyên và Môi trường là Quyết định số số 2539/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy chế quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Quyết định số 2536/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy chế quản lý nhiệm vụ chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo đó việc quản lý các Nguồn NSNN

của Bộ được thực hiện theo đúng quy trình ngân sách nhà nước từ lập dự toán, phân bổ và giao dự toán chi ngân sách, quyết toán ngân sách nhà nước.

Căn cứ để lập dự toán NSNN hàng năm là:

+ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán NSNN hàng năm; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách và các văn bản hướng dẫn của Bộ TNMT; Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; kế hoạch tài chính 05 năm; kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm và nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch.

+ Các quy định của pháp luật về thuế, chế độ thu, chi, phân bổ ngân sách; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định; Số kiểm tra về dự toán ngân sách do Bộ TNMT thông báo;Tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch và dự toán ngân sách năm trước và một số năm gần kề;Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá hiện hành theo từng lĩnh vực chuyên ngành được cấp có thẩm quyền ban hành.

Dự toán ngân sách năm kế hoạch của các đơn vị được lập và gửi về Bộ qua Vụ Kế hoạch - Tài chính để thẩm tra, tổng hợp thành kế hoạch của Bộ TNMT trình lãnh đạo Bộ TNMT phê duyệt và gửi Bộ Tài chính thẩm định. Khi lập kế hoạch dự toán cho năm tiếp theo:

Dự toán thu NSNN được xây dựng trên cơ sở tính đúng, tính đủ các khoản thu theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạt động dịch vụ (nếu có) và các khoản thu hợp pháp khác theo chế độ hiện hành.

Đối với phí, lệ phí: căn cứ số thực hiện thu năm trước, ước thực hiện thu năm hiện tại, những yếu tố dự kiến tác động đến thu NSNN năm tiếp theo để xây dựng dự toán thu cho phù hợp và mang tính tích cực, vững chắc, có

tính khả thi cao, phấn đấu dự toán thu năm sau cao hơn năm trước.

Đối với khoản thu từ hoạt động dịch vụ và thu sự nghiệp khác không thuộc nguồn thu NSNN: các đơn vị lập dự toán thành khoản thu riêng (không tổng hợp vào dự toán thu phí, lệ phí).

Đối với chi thường xuyên dự toán NSNN được xác định trên cơ sở định mức phân bổ ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền, số biên chế được giao, quỹ tiền lương.

Đối với chi nhiệm vụ không thường xuyên: - Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp thuộc bộ tài nguyên và môi trường​ (Trang 50 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)