Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp thuộc bộ tài nguyên và môi trường​ (Trang 44 - 49)

Nghiên cứu khoa học là tìm ra cái mới trên cơ sở kế thừa cái đã có; tính kế thừa là một trong những quy luật phát triển nội tại của khoa học. Nội dung

kế thừa ở đây là các thông tin khoa học được ghi trên tư liệu khoa học, sách báo, tài liệu lưu trữ, phim ảnh, hiện vật… trong đó chứa đựng những kiến thức đã tích lũy, những sự kiện đã diễn ra để phục vụ cho một đề tài nghiên cứu, nhằm tạo nên một sản phẩm khoa học mới. Những tư liệu khi được dùng làm bằng cứ để chứng minh hoặc được dẫn ra để minh họa là những cứ liệu hoặc dẫn liệu; khi là những tài liệu đã biết và cần thiết để tìm ra giải đáp của một vấn đề khoa học là các dữ kiện; khi được dùng để chỉ đặc điểm về lượng của sự vật là các số liệu…Một đề tài khoa học không thể hoàn thành nếu thiếu hoặc không có tư liệu nghiên cứu. Do đó thu thập và xử lý tư liệu là một trong những khâu công tác nghiên cứu chủ yếu, quyết định sự thành công hay thất bại trong công tác khoa học.

Trên cơ sở lý luận chung về phương pháp thu thập và xử lý thông tin, tác giả vận dụng giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:

- Thông qua các bài viết, các luận văn thạc sỹ, các văn bản chính sách, các nghiên cứu trước đây…, tác giả thực hiện phần tổng quan tình hình nghiên cứu trên cơ sở kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu.

Việc sưu tầm các tài liệu trên được thực hiện thông qua thư viện, các bài báo, các luận án… Việc nghiên cứu này giúp tác giả nắm bắt được tình hình nghiên cứu trước đây để thấy được những vấn đề chưa được nghiên cứu nhằm đưa ra định hướng cần thiết phải thực hiện đề tài, xác định rõ mục đích nghiên cứu. Việc khái quát các tài liệu thu thập được thực hiện trong Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

- Cụ thể hơn, tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp từ các đơn vị sự nghiệp, hệ thống văn bản của nhà nước về lĩnh vực tài chính, từ cán bộ, công chức tại Vụ Kế hoạch-Tài chính Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm khái quát tình hình quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Ngoài ra, trong luận văn, tác giả thu thập số liệu, các biểu mẫu báo cáo, quy trình lập, phân bổ, thực hiện dự toán, báo cáo quyết toán… của Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 2015 đến năm 2018.

2.2. Các phương pháp xử lý thông tin 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn

Đây là phương pháp thu thập thông tin, tài liệu tại chỗ, tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ TNMT, thu thập, nghiên cứu các công trình nghiên cứu có liên quan, các quy chế, quy trình, tài liệu đã có dưới dạng giấy hoặc cơ sở dữ liệu đã được số hóa về các vấn đề liên quan. Dự kiến được sử dụng để tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây cũng như hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tài chính đối với các ĐVSN thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm khái niệm, nội dung về quản lý tài chính và tiêu chí đánh giá quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

2.2.2.Phương pháp thống kê

Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội (có hoạt động quản lý tài chính) số lớn, trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.Lý thuyết thống kê giúp cho người nghiên cứu đưa ra phương pháp điều tra thu thập số liệu, và từ những số liệu ấy đem phân tích và làm sáng tỏ những quy luật của hiện tượng cần nghiên cứu.

Phương pháp thống kê được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn qua việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu, ở đây chính là hoạt động quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp để từ đó phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để trình bày những khái niệm cơ bản, những nội dung liên quan đến công tác quản lý tài chính đối

vớicác đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ TNMT. Thông qua phương pháp này, tác giả hệ thống hóa các số liệu từ đó đưa ra những so sánh về tương đối cũng như tuyệt đối đưa ra những đánh giá biến động của hiện tượng theo thời gian.

Phương pháp thống kê phân tích được tác giả sử dụng trong Chương 3, trên cơ sở thống kê các số liệu về tài chính, tác giả so sánh tính toán kết quả đạt được so với kế hoạch đề từ đó có cái nhìn tổng quát, thấy được những mặt hạn chế, thiếu sót cần bổ sung chỉnh sửa để công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường hoạt động trơn tru, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

2.2.3. Phương pháp so sánh

Được dùng để so sánh, đánh giá công tác quản lý tài chính hiện tại so với công tác quản lý tài chính trước đây; dùng để so sánh các số tương đối và tuyệt đối từ đó đưa ra những nhận xét về thực trạng hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2.2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp phân tích tổng hợp là phương pháp đánh giá phân tích dựa vào sự kết hợp của việc thu thập dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp và kết quả thống kê so sánh. Từ đó có cái nhìn sâu hơn, cụ thế chính xác hơn về từng vấn đề nghiên cứu.Cụ thể, đề tài đã hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết và thực trạng của công tác quản lý tài chính. Việc phân tích thực trạng tình hình quản lý tài chính để hoàn thiện công tác tác quản lý tài chính theo hướng đáp ứng tốt hơn nhu cầu quản lý. Phương pháp phân tích, tổng hợp được tác giả thực hiện từ Chương 1 khi đánh giá các nội dung nghiên cứu của các đề tài, nghiên cứu trước đây cũng như dùng để phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ đó phát hiện những bất cập của chính sách với thực tiễn, đề xuất giải pháp hoàn thiện.

Phương pháp phân tích chính sách nhằm mục đích làm rõ hơn hiện trạng các quy định chính sách trong công tác quản lý tài chính ở Việt Nam thông qua hệ thống pháp luật.Bên cạnh đó, phương pháp phân tích chính sách cũng làm rõ hơn ảnh hưởng của các chính sách về quản lý tài chính lên hệ thống pháp luật và các yếu tố khác trong xã hội.Qua đó, tác giả đưa ra những kiến nghị, đề xuất hoàn thiện các chính sách có liên quan đến công tác quản lý tài chính.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp thuộc bộ tài nguyên và môi trường​ (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)