Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính các đơn vị sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp thuộc bộ tài nguyên và môi trường​ (Trang 32 - 35)

nghiệp công lập

1.2.3.1. Nhóm các nhân tố chủ quan

a. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính sẽ ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý tài chính, cụ thể: Nếu các cán bộ làm công tác tài chính kế toán được tổ chức thành một phòng riêng biệt trực thuộc Ban giám đốc thì công tác quản lý tài chính đối với ĐVSN của Bộ sẽ hiệu quả hơn, các cán bộ làm công tác tài chính kế toán được sự chỉ đạo trực tiếp từ bộ phận quản lý tài chính cấp trên và họ cũng có điều kiện để tham mưu tư vấn cho Chủ tài khoản trong

việc quản lý chi tiêu và điều hành kế hoạch của đơn vị. Nếu bộ phận quản lý

tài chính trực thuộc phòng Hành chính Tổ chức thì sẽ hạn chế tính sáng tạo của đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế toán, mặt khác việc lĩnh hội các ý kiến chỉ đạo của bộ phận quản lý tài chính cấp trênvà cập nhật các thông tin điều hành, tình hình thực hiện kế hoạch nhiệm vụ của đơn vị là hạn chế dẫn đến công tác quản lý tài chính trong đơn vị cũng như của cả Bộ bị ảnh hưởng.

b. Trình độ, năng lực cán bộ quản lý tài chính

Con người là yếu tố mang tính chất quyết định, là khâu quan trọng trong việc xử lý các thông tin nhằm đưa ra các quyết định quản lý. Cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn phù hợp, chất lượng, có tâm huyết sẽ giúp lãnh đạo đưa ra các quyết định điều hành đúng đắn và hiệu quả cũng như giúp cho việc quản lý tài chính trơn tru.

Trong quá trình quản lý, việc kiểm tra, kiểm soát là khâu rất quan trọng không thể thiếu, nó giúp cho công tác quản lý không ngừng được hoàn thiện.

Cơ sở khách quan cho công tác kiểm tra tài chính là chức năng giám đốc tài chính và chức năng đó chỉ có thể được thể hiện qua công tác kiểm tra tài chính. Công tác kiểm tra tài chính đối với các ĐVSN có tác dụng tăng cường công tác quản lý tài chính, thúc đẩy thực hiện kế hoạch công tác của đơn vị, đảm bảo tính mục đích của tiền vốn, thúc đẩy việc sử dụng hợp lý kinh phí được cấp nhằm tăng hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của số vốn ngân sách đầu tư cho các hoạt động sự nghiệp cũng như góp phần thực hành tiết kiệm, thúc đẩy đơn vị tôn trọng chính sách, chế độ, kỷ luật tài chính của Nhà nước.

d. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Số lượng và chất lượng cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị có ảnh hưởng lớn tới công tác quản lý tài chính. Khi cơ sở vật chất, trang thiết bị cũ, lạc hậu,

xuống cấp thì công tác quản lý tài chính gặp khó khăn. Đặc biệt trong thời kỳ

phát triển của cuộc cách mạng 4.0 thì việc đầu tư các trang thiết bị, phần mềm hiện đại để phục vụ công tác nghiệp vụ chuyên môn là cần thiết và cấp bách.

1.2.3.2. Nhóm các nhân tố khách quan

a. Đặc điểm, đặc thù của ngành

Đặc điểm hoạt động của ngành là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý tài chính của bộ phận quản lý tài chính cấp trên đối với các ĐVSN. Do đặc điểm hoạt động của các ĐVSN khác nhau dẫn đến công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị sẽ thay đổi cho phù hợp với

đặc điểm hoạt động của từng đơn vị. Ngoài ra, nội dung các khoản thu, chi

của các đơn vị cũng khác nhau, mang tính đặc thù của ngành do đặc điểm hoạt động của từng ngành khác nhau. Vì vậy, phải có các biện pháp quản lý

cụ thể đối với từng ngành, từng lĩnh vực trên cơ sở nguyên tắc chungphù hợp với đặc điểm hoạt động của ngành, của Bộ TNMT.

b. Hệ thống cơ chế, chính sách quản lý tài chính của Nhà nước

Để thống nhất trong quản lý, tạo nên một hành lang pháp lý giúp cho các cơ quan Nhà nước nói chung và ĐVSN nói riêng thực hiện được các mục tiêu quản lý tài chính đề ra, Nhà nước phải xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách quản lý tài chính. Công tác quản lý tài chính có đạt được hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ hay không phụ thuộc vào tính đúng đắn, phù hợp của hệ thống cơ chế, chính sách.

c. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Đó là sự ổn định về kinh tế - xã hội

NSNN là khâu trung tâm, giữ vai trò trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia, để có nền tài chính bảo đảm vững chức cần có nền kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển bền vững. Vai trò của NSNN càng ngày càng được nâng cao, các nguồn lực cho việc thu NSNN càng được đảm bảo chắc chắn khi kinh tế càng phát triển. Ngược lại, Nhà nước sử dụng các chính sách tài khóa, thực hiện việc phân bổ NSNN cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

Chính trị ổn định thì xã hội mới ổn định.Sự ổn định về chính trị - xã hội là cơ sở để động viên mọi nguồn lực và nguồn tài nguyên quốc gia cho sự phát triển. Mặt khác, chính trị - xã hội cũng hình thành nên môi trường và điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế; thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế cũng như tăng cường các nguồn lực tài chính. Sự ổn định chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay đang là nhân tố tác động tích cực để kinh tế Việt Nam khắc phục những dư âm của khủng hoảng kinh tế những năm qua và mở ra những cơ hội và điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Chế độ chính trị - xã hội ổn định tác động đến

NSNN và các nguồn lực khác huy động cho hoạt động dịch vụ của đơn vị sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp thuộc bộ tài nguyên và môi trường​ (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)