Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông từ ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện mai châu, tỉnh hòa bình​ (Trang 80 - 85)

Trong giai đoạn từ năm 2016 - 2019, công tác quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông của BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, bên cạnh những kết quả đã đạt được cũng còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, làm ảnh hưởng đến việc quản lý dự án, về tiến độ thực hiện, gây khó khăn trong quá trình kiểm soát, quản lý chất

lượng dự án như:

- Hồ sơ khảo sát không chi tiết, đánh giá địa chất không đảm bảo, hồ sơ bản vẽ thi công không phù hợp so với thực tế hiện trường .... Ở giai đoạn thi công, một số phần việc còn có hạn chế như việc đào đắp nền móng đường, lu lèn nền, móng đường chưa đạt độ chặt yêu cầu thiết kế, vệ sinh cốp pha không đảm bảo, cốp pha bị cong vênh do hệ số sử dụng, luân chuyển nhiều. Điều này thể hiện năng lực của các đơn vị tư vấn, nhà thầu xây lắp còn hạn chế. Một số nhà thầu xây lắp vốn thực hiện các phần việc của nhà thầu hoàn toàn phụ thuộc vào kinh phí tạm ứng theo hợp đồng, thanh toán khối lượng của BQL dự án. Ý thức chấp hành giờ giấc làm việc, an toàn lao động và vệ sinh môi trường của nhà thầu còn chưa tốt, điều này thể hiện năng lực quản lý của đơn vị tư vấn giám sát và cán bộ phụ trách dự án của BQL dự án ĐTXD huyện còn hạn chế.

- Về lập kế hoạch quản lý chất lượng

Trong lập kế hoạch quản lý chất lượng khảo sát chưa có nội dung quản lý mốc khảo sát, do vậy khi thực hiện công tác giám sát, cán bộ giám sát chưa thực hiện hết nhiệm vụ của mình, các mốc này hầu như để cho Nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết kế tự thực hiện, đến giai đoạn thi công bàn giao mặt bằng cho Nhà thầu xây lắp, các mốc gần như bị mất và phải xác định cắm mốc lại.

Công tác đúc mẫu, bảo dưỡng mẫu thí nghiệm và thí nghiệm hiện trường, hầu hết các đơn vị tư vấn không có phòng thí nghiệm ở hiện trường, do đó phải đi thuê thí nghiệm, việc này trong quá trình chờ các mẫu và thời gian vận chuyển mẫu đi thí nghiệm sẽ làm ảnh hưởng đến mẫu thí nghiệm và làm ảnh hưởng chung đến tiến độ thực hiện dự án.

Kế hoạch quản lý chất lượng thiết kế của BQL dự án mới chỉ đưa ra các công việc cần phải thực hiện để quản lý chất lượng sản phẩm thiết kế, nhưng chưa đưa ra được trách nhiệm của tư vấn thiết kế khi sản phẩm thiết kế không đảm bảo yêu cầu. Sản phẩm thiết kế không đảm bảo sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả xảy ra khi thực hiện ở giai đoạn thi công như: Thiếu khối lượng, sai định mức đơn giá, bản vẽ thiết kế thi công sai lệch với thực tế hiện trường, dẫn đến trong

quá trình thực hiện đầu tư dự án phải điều chỉnh dẫn đến có thể làm tăng tổng mức đầu tư hoặc là phải điều chỉnh từ chi phí dự phòng cho các khối lượng này.

Tính toán sự ổn định và độ chặt của đất đắp nền đường không đảm bảo khi thi công hay bị lún, sụt. Nhà thầu thi công phải làm đi làm lại nhiều lần, gây tốn kém và tăng chi phí cho Nhà thầu, vì theo nguyên tắc quản lý đầu tư dự án, khi sản phẩm thi công chưa được nghiệm thu thì chi phí khắc phục Nhà thầu thi công phải tự bỏ chi phí để thực hiện.

Trong kế hoạch quản lý thi công, nội dung quản lý hồ sơ, tài liệu có liên quan, cán bộ tư vấn giám sát chất lượng chưa quản lý đầy đủ, hầu như là để cho cán bộ giám sát chất lượng của nhà thầu xây lắp quản lý. Thực tế, nội dung này rất quan trọng trong suốt quá trình thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán. Hồ sơ tài liệu rất dễ bị mất mát, thất lạc sẽ rất khó khôi phục gây khó khăn trong quản lý, vì thời gian thi công công trình kéo dài.

Việc quy định, thống nhất ghi chép nhật ký thi công của Nhà thầu thi công trên công trường, thực tế công việc này đều được các Nhà thầu ghi nháp hoặc ghi vào sổ theo dõi, sau đó mới cập nhật và viết lại nhật ký, do đó số liệu thường bị sai lệch so với các biên bản nghiệm thu, gây không ít khó khăn cho công tác nghiệm thu, thanh quyết toán khối lượng của BQL dự án.

- Về tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng

+ Cơ cấu tổ chức bộ máy QLCL của BQL dự án còn một số bất cập như

số lượng cán bộ ít, phải tham gia nhiều nhiệm vụ liên quan khác. Trong khi các nhiệm vụ liên quan đến QLCL lại rất quan trọng nhưng lại thiếu nhân sự.

+ Năng lực của BQL dự án còn nhiều bất cập

BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được thành lập, nhân sự lãnh đạo BQL dự án và kế toán được điều động từ các phòng chuyên môn của huyện, các cán bộ của BQL dự án được tuyển dụng theo vị trí việc làm đã được UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt. Sau khi hoạt động đã bộc lộ một số tồn tại về cơ cấu cán bộ, thiếu cán bộ lãnh đạo quản lý, thiếu cán bộ làm công tác chuyên môn, cán bộ chuyên môn còn trẻ, được đào tạo chính quy ở các trường đại học kỹ

thuật, kinh nghiệm thực tiễn chưa có nhiều. Hơn nữa, nguồn chi của BQL dự án phụ thuộc hoàn toàn vào kinh phí quản lý dự án, do đó chế độ đãi ngộ chưa thực hiện được nên việc tuyển dụng được kỹ sư giỏi, có nhiều kinh nghiệm không thực hiện được.

Việc chỉ đạo phối hợp giữa BQL dự án với các đơn vị: Tư vấn thiết kế; Tư vấn giám sát; các sở chuyên ngành thẩm định và Nhà thầu thi công đôi khi chưa tốt. Sự phối hợp làm việc của các cán bộ BQL dự án chưa được nhịp nhàng dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao. Cán bộ được phân công theo dõi dự án chưa chủ động, sự phối kết hợp với các đơn vị liên quan để giải quyết công việc đôi lúc chưa kịp thời.

Tính thụ động trong công việc còn khá phổ biến, còn để lãnh đạo BQL dự án nhắc nhở nhiều, trách nhiệm cá nhân còn chưa được thực hiện rõ ràng. Chưa tạo được môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp để phát huy tính sáng tạo của cán bộ, viên chức trong BQL dự án.

Trình độ chuyên môn của một số cán bộ của đơn vị tư vấn giám sát còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, chưa nắm bắt được đầy đủ các quy trình, quy phạm hiện hành và các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng quản lý chất lượng dự án, chưa thực sự tâm huyết với công việc.

+ Trong quá trình thực hiện quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình

giao thông, BQL dự án đã đôn đốc tiến độ thực hiện dự án rất nhiều, song hiệu quả chưa cao, nhiều dự án chậm tiến độ, phải gia hạn hợp đồng và tiến độ thi công, do đó làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án và làm giảm hiệu quả vốn đầu tư dự án.

Chưa đôn đốc kịp thời các Nhà thầu trong việc thực hiện đúng trình tự xây dựng cơ bản, các quy định hiện hành như việc lập tiến độ thi công trước khi triển khai thi công công trình hoặc các hạng mục công trình của các Nhà thầu; Lập hồ sơ trình BQL dự án duyệt khi thay đổi biện pháp thi công các hạng mục công trình; Công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường các Nhà thầu thực hiện không nghiêm túc, không có hệ thống quản lý chất lượng.

Nhiều nhà thầu thi công không có đủ cán bộ kỹ thuật, thậm chí còn mượn bằng cấp để kê khai năng lực cán bộ kỹ thuật. Ý thức kỷ luật kém, sự phối hợp trong giải quyết công việc liên quan còn rất hạn chế, năng lực cán bộ không đảm bảo như đã kê khai trong hồ sơ năng lực kinh nghiệm cán bộ tham gia dự án.

Về kiểm soát chất lượng trong giai đoạn thực hiện đầu tư: Sở giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình là cơ quan quản lý nhà nước về các dự án công trình giao thông mà BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình triển khai thực hiện. Các công trình hầu như ở những vùng sâu, vùng xa có địa hình phức tạp, đồi núi đi lại rất khó khăn, trong khi đó dự án đòi hỏi phải có yêu cầu kỹ thuật cao. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản gây hạn chế trong quá trình kiểm soát chất lượng mà BQL dự án luôn gặp phải, cụ thể:

- Về kiểm soát chất lượng

+ Kiểm soát chất lượng khảo sát địa hình; địa chất và thiết kế:

Các công trình giao thông do BQL dự án thực hiện có công trình nhóm B, tổng mức đầu tư lớn, là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh, nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết kế chủ yếu là các đơn vị ở Hà Nội mới đáp ứng được năng lực hành nghề theo quy định. Trong quá trình thực hiện, do nhà thầu không có mặt ở địa phương nên quá trình trao đổi thông tin, trực tiếp làm việc không được thường xuyên, nhiều lúc công việc bị gián đoạn phải chờ đợi nhà thầu lên kiểm tra, giải quyết thì mới thực hiện được bước tiếp theo.

Do công trình ở vùng sâu, vùng xa, địa hình phức tạp, khó khăn cho việc lưu trữ, bảo quản mẫu để thí nghiệm, do đó ít nhiều làm ảnh hưởng đến kết quả khảo sát, thiết kế.

Công trình có quy mô lớn, cán bộ kiểm soát, giám sát chất lượng mỏng, trẻ, kinh nghiệm thực tiễn chưa có nhiều cũng là nguyên nhân hạn chế trong quá trình thực hiện quản lý chất lượng dự án.

+ Kiểm soát chất lượng thi công

Do vị trí triển khai thực hiện dự án ở vùng sâu, vùng xa, thi công trong khoảng thời gian dài, gây khó khăn cho cán bộ giám sát hiện trường của đơn vị tư

vấn giám sát, cán bộ giám sát chất lượng của nhà thầu thi công cập nhật các chế độ chính sách như tiêu chuẩn, quy phạm mới do Nhà nước ban hành.

- Về công cụ kiểm soát:

Báo cáo đánh giá, giám sát đầu tư và kết thúc đầu tư: Thực hiện thường chậm so với thời gian quy định, còn lúng túng trong việc cập nhật số liệu của các bộ phận khác liên quan, sự phối hợp của kỹ sư trực tiếp giám sát chưa nhịp nhàng, chưa đạt yêu cầu về nội dung và thời gian.

Việc cập nhật số liệu phục vụ công tác báo cáo: Chưa thực hiện tốt, việc lập thành cơ sở dữ liệu theo từng công trình, cập nhật một cách thường xuyên quá trình diễn biến về thi công, giải quyết khó khăn vướng mắc, quá trình thanh toán theo một mẫu thống nhất cho các công trình để việc lập báo cáo được nhanh và đầy đủ, thiếu tính chủ động trong việc thực hiện.

Việc giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện các hợp đồng chưa được quan tâm, chưa có hệ thống. Công tác cập nhật thông tin, tài liệu của địa phương trong vùng dự án phục vụ cho công tác chuẩn bị đầu tư của BQL dự án còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Các thiết bị kiểm định chất lượng thiếu và chưa kịp thời. Quãng đường vận chuyển vật liệu xa và khó khăn cũng ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thực hiện dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông từ ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện mai châu, tỉnh hòa bình​ (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)