Trên cơ sở những định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành đã được phê duyệt tại các quyết định:
- Quyết định số 439/QĐ-UBND ngày 16/4/2013 của UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 774/QĐ-UBND ngày 30/3/2016 của UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
- Quyết định số 1728/QĐ-UBND ngày 04/7/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển Điểm du lịch quốc gia Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030”
Huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được Chính phủ quyết định nâng cấp từ đô thị loại V thành đô thị loại IV, tuy nhiên do điều kiện kinh tế của tỉnh, của huyện còn nhiều khó khăn, việc bố trí nguồn vốn đầu tư các dự án trọng điểm để nâng cấp đô thị còn hạn chế, do đó tiến độ thực hiện nâng cấp thị trấn Mai Châu từ đô thị loại V thành đô thị loại IV sẽ không hoàn thành theo tiến độ đề ra. Cụ thể, trong quy hoạch nâng cấp thị trấn Mai Châu, hạ tầng giao thông được đầu tư hoàn chỉnh và đồng bộ, các tuyến đường huyết mạch, chủ yếu trong đô thị đã được quy hoạch và cần được đầu tư trong giai đoạn từ 2020 - 2025 như:
cắt ngang đường 32 mét, đầu tư hệ thống điện chiếu sáng, cấp, thoát nước hoàn chỉnh.
- Tuyến đường xuyên tâm thị trấn Mai Châu: Quy mô mặt cắt ngang đường 19 mét, đầu tư hệ thống điện chiếu sáng, cấp, thoát nước hoàn chỉnh.
- Các tuyến đường nội thị trấn: Quy mô mặt cắt ngang từ 19 đến 21 mét, đầu tư hệ thống điện chiếu sáng, cấp, thoát nước hoàn chỉnh.
Ngoài ra, tại Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, các dự án công trình giao thông được quy hoạch để thực hiện nhằm phát triển hệ thống mạng lưới giao thông của huyện, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, huyện Mai Châu hoàn thành các tiêu chí đô thị loại IV và đến năm 2030 hoàn thành các tiêu chí điểm du lịch quốc gia Mai Châu. Trên cơ sở những định hướng đó, Huyện ủy, UBND huyện Mai Châu ban hành các Nghị quyết để triển khai thực hiện công tác phát triển nâng cấp đô thị; công tác xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch.
Những định hướng phát triển nêu trên sẽ mang lại cho huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình một vị thế mới, tạo hành lang pháp lý, làm cơ sở để xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho vùng huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
4.1.2. Định hƣớng trong công tác quản lý chất lƣợng dự án xây dựng công trình giao thông của BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình
Để nâng cao chất lượng xây dựng công trình giao thông trên địa bàn huyện Mai Châu trong giai đoạn tới, BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu cần thực hiện tốt một số định hướng sau:
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng của CĐT
được quan tâm đúng mức, CĐT cần quản lý chất lượng công trình thông qua hợp đồng kinh tế đã ký kết, các điều khoản của hợp đồng được thể hiện hiện chi tiết để thuận lợi trong quá trình thực hiện hợp đồng, đây là yêu cầu pháp lý bắt buộc của CĐT với các nhà thầu. Tránh tình trạng hợp đồng kinh tế chỉ là thủ tục, không được thực hiện chặt chẽ để làm phương tiện quản lý chất lượng công trình, có thể dẫn đến các tranh chấp về chất lượng CTXD không giải quyết được.
Đây là định hướng quan trọng để quản lý chất lượng CTXD được đảm bảo chất lượng theo quy định.
- Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng của các nhà thầu tư vấn và nhà thầu thi công xây lắp
Các nhà thầu tư vấn và nhà thầu xây lắp phải xây dựng hệ thống QLCL theo quy định. Các chức danh theo quy định về điều kiện năng lực phải đảm bảo, kiên quyết từ chối hợp đồng nếu giả mạo hoặc mượn bằng cấp để kê khai năng lực cán bộ. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng từ Văn phòng dự án đến hiện trường. Các nhà thầu phải có chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thu hút nhân lực, nhân tài. Xây dựng chiến lược và kế hoạch đảm bảo chất lượng, đề ra mục tiêu, lộ trình, nội dung, mô hình quản lý chất lượng của đơn vị. Có chính sách quản lý chất lượng phù hợp với lộ trình, đồng thời phải xây dựng kế hoạch thực hiện cho từng dự án với các biện pháp đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn về quản lý chất lượng.
- Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng CTXD của chủ sử dụng công trình:
Chủ sử dụng công trình và các chủ thể khác phải nhận thức đầy đủ về công tác bảo trì công trình. Tổ chức tập huấn, truyên truyền giáo dục để mọi cán bộ công nhân viên trong cơ quan có những kiến thức về bảo trì công trình để họ có thể thường xuyên tham gia công tác duy tu, bảo dưỡng công trình.
Tăng cường giám sát cộng đồng về chất lượng CTXD, cần tổ chức, tập huấn kịp thời trước khi triển khai dự án để bộ phận giám sát cộng đồng nắm bắt được các quy định về trách nhiệm của các chủ thể về công tác QLCL dự án xây
dựng công trình.
Nâng cao hiệu quả Quản lý chất lượng CTXD của các cơ quan Nhà nước gồm: UBND các cấp; Sở Xây dựng và các Sở có quản lý CTXD chuyên ngành; các phòng chức năng cấp huyện (Phòng Kinh tế và hạ tầng; phòng Nông nghiệp và PTNT), trong đó làm tốt các nhiệm vụ sau:
+ Tiếp tục rà soát, nghiên cứu hệ thống văn bản của Nhà nước về quản lý CLCT xây dựng, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về chất lượng CTXD đối với các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trên phạm vi toàn tỉnh.
+ Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát đối với sự tuân thủ các quy định của Pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất lượng của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trong suốt quá trình đầu tư xây dựng công trình.
+ Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu, quản lý thông tin về năng lực hoạt động của các nhà thầu, gói thầu trên trang thông tin điện tử của Ngành xây dựng và các phương tiện thông tin đại chúng, làm cơ sở cho các CĐT lựa chon các đơn vị thực hiện dự án đủ điều kiện năng lực theo quy định, nhằm công khai, minh bạch quy trình đấu thầu, chỉ định thầu, đảm bảo lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực thực sự tham gia thực hiện dự án ĐTXD công trình.
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trong việc chấp hành, tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng, quy trình, quy phạm trong khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng.
+ Tăng cường phối hợp với các Trung tâm Kiểm định chất lượng xây dựng để thực hiện tốt vai trò là công cụ hữu hiệu giúp cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng CTXD trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
+ Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền về công tác quản lý CLCT đến các tổ chức, cá nhân và các chủ thể tham gia thực hiện dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh Hòa Bình.
minh đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm về công tác quản lý đầu tư và chất lượng CTXD theo quy định của Pháp luật.
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chất lƣợng dự án xây dựng công trình giao thông tại BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình
4.2.1. Quản lý chất lƣợng lập báo cáo đề xuất chủ trƣơng chủ trƣơng đầu tƣ
Tăng cường công tác tham mưu cho lãnh đạo UBND huyện bố trí nguồn vốn để thực hiện riêng bước chuẩn bị đầu tư các dự án xây dựng công trình giao thông để có cơ sở thực hiện trình thẩm định, phê duyệt theo quy định, tránh trường hợp dự án bố trí vốn trong năm kế hoạch mới bắt đầu thực hiện công tác bước chuẩn bị đầu tư, vì như vậy sẽ áp lực về công tác giải ngân, trong khi đó thủ tục bước chuẩn bị đầu tư dự án mất rất nhiều thời gian, chất lượng hồ sơ có thể sẽ hạn chế.
Lựa chọn đơn vị tư vấn đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện, tránh tình trạng hồ sơ chất lượng kém, phải sửa nhiều lần, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát các đơn vị tư vấn thực hiện khảo sát hiện trường. Rà soát các nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư cho phù hợp với điều kiện thực tế và theo quy định.
4.2.2. Quản lý chất lƣợng công tác khảo sát, thiết kế
- Khi lập dự án đầu tư công trình GTĐB, BQL dự án ĐTXD huyện cần xem xét toàn diện các mặt như: Nguồn vốn cho dự án; giải pháp kỹ thuật; ảnh hưởng môi trường; quốc phòng an ninh. Đưa ra tối thiểu 2 phương án để lựa chọn nhằm làm tăng hiệu quả dự án đầu tư.
- BQL dự án ĐTXD huyện cần rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông. Kiên quyết loại trừ các đơn vị tư vấn không đủ năng lực.
- Tăng cường công tác giám sát khảo sát, bổ sung những nội dung quản lý chất lượng công tác khảo sát trong lập kế hoạch chất lượng. Nghiệm thu công tác
khảo sát phải rà soát kỹ giữa hồ sơ khảo sát so với thực tế hiện trường để đảm bảo chất lượng hồ sơ khảo sát.
- Kiên quyết không nghiệm thu các sản phẩm thiết kế không đạt yêu cầu về chất lượng. Yêu cầu đơn vị tư vấn thực hiện đúng theo nhiệm vụ, phương án khảo sát đã được phê duyệt. Có chế tài cụ thể, nghiêm túc thực hiện xử phạt đơn vị tư vấn khi xảy ra nhiều sai sót giữa hồ sơ khảo sát so với thực tế tại hiện trường công trình dẫn đến bước thiết kế bản vẽ thi công phải điều chỉnh nhiều lần.
- BQL dự án ĐTXD huyện cần đưa các điều khoản cụ thể, chi tiết vào hợp đồng để yêu cầu đơn vị tư vấn phải bố trí các cán bộ có năng lực, kinh nghiệm thực hiện để đảm bảo chất lượng và tiến độ hồ sơ thiết kế. Phối hợp tốt với đơn vị tư vấn nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thiết kế hợp lý nhằm tránh lãng phí vốn đầu tư.
- Cán bộ kỹ thuật của BQL dự án ĐTXD huyện cần nâng cao năng lực, tính tự giác, tinh thần trách nhiệm trong công việc. Cần tăng thêm số lượng cán bộ trong quản lý chất lượng dự án công trình GTĐB.
4.2.3. Quản lý chất lƣợng công tác lựa chọn nhà thầu
Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ BQL dự án ĐTXD huyện về công tác quản lý chất lượng, giám sát chất lượng công trình xây dựng và công tác đấu thầu dự án xây dựng công trình giao thông.
Nghiêm túc triển khai thực hiện đấu thầu qua mạng theo quy định để tăng tính cạnh tranh, minh bạch và hiệu quả trong đấu thầu các dự án xây dựng công trình giao thông, hạn chế được các tồn tại trong hình thức đấu thầu truyền thống.
Kiên quyết từ chối các đơn vị không đảm bảo điều kiện về năng lực và kinh nghiệm tham gia HĐXD đối với các gói thầu chỉ định thầu. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về đấu thầu.
4.2.4. Quản lý chất lƣợng thi công xây dựng công trình
- Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến việc tuân thủ các quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, cung ứng VLXD của các cơ sở sản xuất, cung ứng VLXD cho công trình GTĐB của BQL dự án ĐTXD huyện quản lý. Các loại VLXD đưa vào thi công công trình phải đầy đủ chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, có xuất xứ rõ ràng và được thí nghiệm, đúc mẫu theo quy định.
- Yêu cầu các nhà thầu phải có cam kết thực hiện quản lý chất lượng VLXD trong thi công xây dựng công trình để làm cơ sở kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng công trình xây dựng.
4.2.4.2. Quản lý chất lượng thi công * Lập và phê duyệt biện pháp thi công
- Yêu cầu các nhà thầu thi công dự án công trình giao thông trình CĐT phê duyệt thiết kế biện pháp thi công theo quy định trước khi khởi công xây dựng công trình. Kiểm tra, đối chiếu máy móc, thiết bị thi công công trình theo HSDT của nhà thầu. Kiên quyết xử lý, đình chỉ nhà thầu thi công không lập biện pháp thi công công trình hoặc lập sơ sài, mang tính chất chống đối.
- Tăng cường kiểm tra bảng tiến độ thi công công trình so với thực tế nhà thầu xây lắp thực hiện, nếu thực hiện không đúng như tiến độ đã lập và phê duyệt thì kiên quyết xử lý để công trình giao thông đảm bảo yêu cầu tiến độ đề ra, tránh phải gia hạn hợp đồng nhiều lần làm chậm tiến độ thực hiện dự án xây dựng công trình giao thông.
* Kiểm tra điều kiện khởi công công trình
- UBND huyện, BQL dự án ĐTXD huyện cần tập trung giải quyết dứt điểm những vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án xây dựng công trình giao thông để đảm bảo mặt bằng sạch khi bàn giao mặt bằng công trình cho nhà thầu thi công. Phối hợp tốt với Hội đồng bồi thường và hỗ trợ Tái định cư huyện thực hiện tốt công tác GPMB, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.
- Tham mưu cho UBND huyện đề xuất nguồn vốn thi công công trình để đảm bảo điều kiện khởi công công trình và đảm bảo vốn thi công hoàn thành công trình giao thông đúng thời hạn. Hạn chế các dự án xây dựng công trình giao thông
không đủ vốn thi công, phải xin gia hạn hợp đồng, nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB).
* Quản lý chất lượng trong quá trình thi công
- BQL dự án ĐTXD huyện kiên quyết xử lý nhà thầu không có hoặc không tuân thủ kế hoạch quản lý chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng, nghiệm thu nội bộ và chậm tiến độ thi công công trình giao thông theo các điều khoản quy định trong hợp đồng.
- BQL dự án ĐTXD huyện kiểm tra, xử lý hoặc tham mưu cho UBND huyện xử lý các nhà thầu không có đủ cán bộ kỹ thuật, mượn bằng cấp kê khai năng lực cán bộ kỹ thuật, năng lực cán bộ kỹ thuật không đảm bảo như đã kê khai trong hồ sơ năng lực cán bộ tham gia quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông nhằm thực hiện quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của Hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt.
- Kiên quyết từ chối nghiệm thu khối lượng công việc không đảm bảo kỹ thuật theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế như: Đắp nền móng đường, lu lèn nền,