Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng và phát triển quỹ hoán đổi danh

Một phần của tài liệu 235 giải pháp phát triển quỹ hoán đổi danh mục (ETF) tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 32)

danh mục

Hiện nay có rất ít nghiên cứu nói đến các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của quỹ hoán đổi danh mục. Theo nghiên cứu của ông Hellmann (2000) có năm nhân tố ảnh hướng tới sự xây dựng và phát triển của quỹ đầu tư nói chung. Theo quan điểm của tác giả, muốn xây dựng và phát triển quỹ hoán đổi danh mục cần xem xét đến 3 yếu tố chính là (1) Chính sách của chính phủ, (2) Nguồn nhân lực, (3) Thị trường tài chính.

a) Chính sách của chính phủ

Những chính sách mà chính phủ ban hành sẽ có những tác động không nhỏ đến sự xây dựng và phát triển của quỹ hoán đổi danh mục. Một trong những yếu tố có thể kể đến là:

Thứ nhất, ban hành chính sách pháp luật rõ ràng về quy định thành lập quỹ

hoán đổi danh mục: Tại mỗi quốc gia, khi một quỹ đầu tư nào ra đời, nó đều chịu sự chi phối bởi các văn bản pháp luật. Chính phủ luôn đưa ra những quy chuẩn, chuẩn mực để đáp ứng cho sự hình thành và phát triển của quỹ đầu tư. Tại Mỹ, mỗi ETF ra

đời và hoạt động phải tuân theo các quy định của Luật Chứng khoán, Luật Công ty đầu tư, các quy định cụ thể của SEC. Tương tự ở Việt Nam, Bộ Tài Chính cũng ban hành thông tư 229/2012/TT-BTC để hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ hoán đổi danh mục.

Thứ hai, các chính sách về thuế cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của quỹ.

Hiện nay, chưa có chính sách ưu đãi thuế đối với loại hình quỹ đầu tư như ETF. Ngoài ra, mức thuế dành cho với nhà đầu tư thông qua quỹ đầu tư hiện đang cao hơn so với các hình thức đầu tư trực tiếp trên TTCK. Trong giai đoạn từ năm 2013 trở về trước, Công ty quản lý quỹ phải nộp thuế TNDN với thuế suất là 25%; từ ngày 1/1/2014 là 22%; từ ngày 1/1/2016 đến nay là 20% và tiếp tục khấu trừ 5% thuế TNCN trước khi chi trả lợi tức cho nhà đầu tư cá nhân đầu tư vào quỹ đầu tư chứng khoán. Trong khi Luật Thuế TNCN hiện hành cho phép nhà đầu tư được chọn một trong hai mức thuế suất là 0,1% trên tổng giá trị chuyển nhượng hoặc 20% trên lợi nhuận. Như vậy, cùng một hình thức đầu tư vào TTCK, nếu trực tiếp đầu tư thì mức thuế suất cao nhất là 20%, còn đầu tư thông qua quỹ, mức thuế suất tổng cộng lên tới 30%. So với nhiều TTCK phát triển, mức thuế này đang khá cao và là một tác nhân làm cho các quỹ khó huy động vốn. Ngoài ra, hiện nay nhà đầu tư vẫn phải nộp thuế 0,1% trên tổng giá trị chuyển nhượng hoặc 20% trên lợi nhuận, kể cả thua lỗ. Điều này làm hạn chế động lực đầu tư vào các quỹ của các nhà đầu tư và về lâu dài, có thể gây trở ngại cho quá trình tái cấu trúc TTCK.

Thuế đánh vào lãi vốn ở mức cao là 20% đối với nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư cá nhân khi tham gia các quỹ đầu tư tại Việt Nam, trong khi một số TTCK như Trung Quốc, Ản Độ có tỷ lệ hoàn vốn thấp hơn. Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ hoàn vốn cho nhà đầu tư tại Việt Nam và là điều mà các nhà đầu tư nước ngoài quan ngại khi cân nhắc lựa chọn đầu tư vào các quỹ đầu tư tại Việt Nam.

b) Nguồn nhân lực

Người quản lý quỹ

Một quỹ hoán đổi danh mục để hoạt động có hiệu quả phụ thuộc nhiều vào vai trò của một nhà quản lý quỹ. Trách nhiệm công việc chính của người quản lý là

xử lý các danh mục đầu tư. Người quản lý danh mục đầu tư có trách nhiệm cuối cùng trong việc đưa ra quyết định trong việc đầu tư để đưa vào danh mục của quỹ. Người quản lý quỹ hoán đổi danh mục tham gia vào những nghiên cứu đang được thực hiện, vốn cổ phần, hoặc định giá tài sản khác, theo dõi hoạt động và xu hướng của thị trường, và theo dõi các thông tin kinh tế và các điều kiện có khả năng ảnh hưởng đến lợi nhuận của danh mục đầu tư. Đánh giá rủi ro là một yếu tố thiết yếu của quản lý danh mục đầu tư, đặc biệt là khi những thay đổi đáng kể xảy ra đối với việc nắm giữ danh mục đầu tư đang được xem xét.

Khi đưa ra quyết định đầu tư, nhà quản lý danh mục thường được hỗ trợ bởi một nhóm các nhà nghiên cứu, nhà phân tích thị trường và nhà giao dịch. Các cuộc họp được tổ chức, trong đó các nhà phân tích hoặc nhà nghiên cứu được chỉ định để theo dõi những phần cụ thể của danh mục đầu tư, sau đó đưa ra báo cáo và nêu ý kiến về việc đề xuất danh mục mục nên nắm giữ. Nhà quản lý quỹ cũng có thể thường xuyên kết nối với những nhà phân tích khác, những người không ở trong quỹ để có thông tin về những khoản đầu tư có triển vọng. Để có thể đầu tư tài sản của quỹ một cách chính xác nhất, nhà quản lý quỹ không chỉ đơn thuần dựa trên các báo cáo phân tích tài chính mà còn chủ yếu làm việc với ủy viên ban quản trị để đưa ra các quyết định sáng suốt trong việc đầu tư vào cổ phiếu của công ty.

Nhà đầu tư

Phần lớn các nhà đầu tư của quỹ hoán đổi danh mục là những nhà đầu tư tổ chức, như là các ngân hàng hoặc các quỹ hưu trí. Bởi vì họ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản quản lý trong quỹ và một tỷ lệ lớn tương ứng với các khoản phí mà quỹ tạo ra, điều này là cực kỳ quan trọng để thu hút và duy trì các nhà đầu tư như vậy. Do đó, một trách nhiệm quan trọng của quỹ hoán đổi danh mục là phải có một đối tượng khách hàng tiềm năng và họ phải đầu tư vào quỹ lâu dài. Sau khi đảm bảo được những khoản đầu tư lớn thì quỹ cũng cần duy trì ổn định những khoản đầu tư định kỳ (những nhà đầu tư nhỏ lẻ hơn) để đảm bảo nguồn vốn đầu tư vào quỹ. Bên cạnh đó, quỹ cần viết báo cáo thường xuyên về quỹ và thông báo cho khách hàng về các dịch vụ mới được cung cấp cho các nhà đầu tư hoặc có thể nâng cấp nền tảng giao dịch của công ty.

c) Thị trường tài chính

Thị trường tài chính

Thị trường tài chính nói chung cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của quỹ hoán đổi danh mục. Trong năm 2019, thị trường tài chính quốc tế chứng kiến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và xu thế giảm tốc kinh tế toàn cầu, đàm phán Brexit kéo dài nhưng vẫn chưa thống nhất. Tuy nhiên, khi ngân hàng trung ương (NHTW) tại các nước phát triển hàng đầu đã cân nhắc tạm dừng lộ trình thắt chặt tiền tệ nhằm chặn đà giảm tốc kinh tế, góp phần tháo gỡ khó khăn trên các thị trường tài chính.

Thực tế tại Mỹ, việc Fed chuyển hướng chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng với 3 đợt cắt giảm lãi suất, bắt đầu từ tháng 7/2019, tiếp đó là vào tháng 9 và tháng 10/2019 khiến các quỹ đầu tư cổ phiếu đều ghi nhận có dòng vốn chảy vào. Tuy nhiên, phải đến đợt giảm lãi suất thứ 3 vào cuối tháng 10, dòng vốn vào cổ phiếu mới ghi nhận dương 3 tuần liên tiếp. Các quỹ đầu tư cổ phiếu ở cả thị trường mới nổi và phát triển đều ghi nhận dòng vốn vào, tập trung vào các quỹ đầu tư toàn cầu và quỹ đầu tư tín thác (ETF).

Thị trường chứng khoán

Bản chất hoạt động của quỹ hoán đổi danh mục là mô phỏng theo một chỉ số nhất định trên thị trường. Vậy nên tác động của TTCK lên quỹ là một yếu tố rất quan trọng. Những quốc gia có TTCK phát triển thường đi kèm với các loại hình quỹ cũng phát triển. Khi TTCK không được phát triển lớn mạnh tất yếu sẽ dẫn tới những chỉ số chứng khoán sẽ không đáp ứng được những tiêu chí chọn lựa của SGDCK để đưa vào danh mục cơ cấu.

CHƯƠNG 2. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN QUỸ HOÁN ĐỔI DANH MỤC (ETF) TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 235 giải pháp phát triển quỹ hoán đổi danh mục (ETF) tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w