Thực trạng phát triển quỹ hoán đổi danh mục tại một số quốc gia trên

Một phần của tài liệu 235 giải pháp phát triển quỹ hoán đổi danh mục (ETF) tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 36 - 103)

trên thế giới

Hiện nay tại Mỹ và Châu Âu là hai khu vực có sự phát triển rất mạnh của quỹ hoán đổi danh mục (ETF), do đó khóa luận sẽ đi sâu vào tìm hiểu về thực trạng phát triển ETF ở hai quốc gia khu vực này.

2.2.1. Mỹ

Lịch sử hình thành

Quỹ hoán đổi danh mục (Exchange-Traded Fund) lần đầu tiên được giao dịch vào năm 1993, mô phỏng chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ. Trong đó, S&P 500 là một chỉ số cổ phiếu dựa trên cổ phiếu phổ thông của 500 công ty vốn hóa thị trường lớn nhất niêm yết trên NYSE hoặc NASDAQ. Đây được coi là một trong những chỉ số khách quan và được quan tâm nhiều nhất trên thị trường, có rất nhiều nhà đầu tư coi S&P 500 là thước đo tốt nhất của thị trường chứng khoán Mỹ.

Số lượng quỹ

Tại Mỹ quỹ hoán đổi danh mục thành lập và hoạt động dưới sự chi phối của những quy định pháp luật, đó là (1) Luật đầu tư chứng khoán (Securities Act of 1993), (2) Luật công ty đầu tư (Investment Company Act of 1940).

Những quy tắc cụ thể của UBCK Hoa Kỳ (Securities Exchange Commission- SEC) đã thực hiện quy định cụ thể đối với từng trường hợp của quỹ hoán đổi danh mục trước khi chuẩn hóa thành quy định chung.

Số liệu thống kê tính từ năm 2013 đến 2019 có tổng cộng hơn hai nghìn quỹ hoán đổi danh mục ở Mỹ.

Hình 5: Số lượng quỹ hoán đổi danh mục ở Mỹ

Nguồn: www.statista.com

Qua hình 5, có thể thấy số lượng các quỹ hoán đổi ở Mỹ tăng đều qua từng năm và dần có xu hướng tăng tiếp trong tương lai. Điều này được lý giải bởi những ưu điểm mà ETFs mang lại cho nhà đầu tư, và Mỹ cũng là một trong những thị trường đầy tiềm năng. Chính vì vậy, càng ngày có càng nhiều quỹ được ra đời, góp phần tăng tổng số quỹ hoán đổi danh mục ở Mỹ cũng như tăng tổng số lượng quỹ trên toàn cầu.

Quy tắc 6c-11 của SEC, có thể giúp đẩy nhanh việc ra đời các quỹ hoán đổi danh mục mới hơn nữa. Đây được cho là phần hành động pháp lý quan trọng nhất để thu hút ngành công nghiệp ETF kể từ năm 1993.

Cụ thể, Ủy ban Chứng Khoán Mỹ đã thông qua một quy định mới dựa trên Đạo Luật về luật công ty đầu tư (quy định cho các quỹ đầu tư) năm 1940 (SEC, 2019) [5]. Quy định này sẽ cho phép các quỹ hoán đổi danh mục khi đáp ứng đủ các điều kiện nhất định sẽ được đi vào hoạt động mà không mất chi phí và không bị trì hoãn khi nhận lệnh miễn điều kiện. Liên quan tới quy tắc cuối cùng, Ủy ban chứng khoán sẽ hủy bỏ một số trợ cấp miễn trừ đã được cấp cho các quỹ hoán đổi danh mục và nhà tài trợ của họ. Ủy ban cũng thông qua một vài công bố sửa đổi để cung cấp cho các nhà đầu tư, những người mà mua và bán chứng chỉ quỹ hoán đổi danh

mục ở trên thị trường thứ cấp những thông tin bổ sung đối với việc giao dịch quỹ và chi phí liên quan, không kể việc quỹ hoán đổi có cấu trúc dạng quỹ mở hay quỹ tín thác đầu tư đơn vị. Tất cả những quy tắc và hình thức sửa đổi được thiết kế để tạo ra một khuôn khổ pháp lý nhất quán, minh bạch và hiệu quả cho các quỹ hoán đổi danh mục, được tổ chức dưới dạng quỹ mở và để tạo điều kiện cạnh tranh, đổi mới lớn hơn giữa thị trường ETFs. Quy tắc này có hiệu lực bắt đầu từ ngày 23 tháng 12 năm 2019.

Lĩnh vực hoạt động

Các quỹ hoán đổi danh mục hoạt động đa dạng ở các loại hình quỹ khác nhau. Thị trường quỹ hoán đổi danh mục của Mỹ phần lớn là loại hình mô phỏng chỉ số cổ phiếu (ETF Equity), mô phỏng chỉ số cố phiếu theo mức vốn hóa, theo ngành, theo khu vực, .... Các quỹ hoán đổi này sẽ đầu tư chủ yếu vào cố phiếu của các công ty ở Mỹ hoặc các công ty nước ngoài. Do đó các quỹ này yêu cầu quyền sở hữu đối với hoạt động kinh doanh cơ bản. Có đến 1633 quỹ hoán đổi danh mục chỉ số cổ phiếu được giao dịch tại Mỹ, chiếm tới 2.485,53 tỷ USD tổng tài sản dưới sự quản lý. Tỷ lệ chi phí trung bình đạt ở mức 0,54%. Và quỹ có quy mô lớn nhất là SPDR S&P 500 ETF Trust SPY, cũng hoạt động dưới loại hình này. Quỹ hoán đổi dạng này đạt kết quả tốt nhất được ghi nhận ở mức 588,67% (DRIP). Vào đầu tháng 3 năm 2020, một ETF vốn cổ phần mới cũng được thành lập là Innovator S&P 500 Buffer ETF BMAR.

Bên cạnh kiểu đầu tư theo hình thức vốn cổ phần, có cả hình thức mô phỏng chỉ số các công cụ nợ (ETF Fixed-Income) ở các quỹ hoán đổi danh mục ở Mỹ. Tổng tài sản dưới sự quản lý của tất cả 423 quỹ hoán đổi thu nhập cố định hiện đang giao dịch trên thị trường là 8814,25 tỷ USD. Tỷ lệ chi phí bình quân ở vào mức 0,35%. Quỹ thu nhập cố định có tài sản hiện tại lớn nhất thuộc về iShares Core U.S. Aggregate Bond ETF AGG với 66,47 triệu USD. Các quỹ dạng này sẽ mô phỏng theo các chỉ số chứng khoán có thu nhập cố định như là trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi. Cụ thể các quỹ hoán đổi danh mục có thể tập trung vào toàn bộ thị trường trái phiếu hoặc chỉ tập trung vào một số chứng khoán cụ thể như trái phiếu

chính phủ, trái phiếu có lợi tức cao, trái phiếu kỳ hạn ngắn, trái phiếu TIPS3 (là loại trái phiếu kho bạc điều chỉnh theo lạm phát để bảo vệ nhà đầu tư khỏi những tác động tiêu cực của việc tăng giá), trái phiếu kho bạc, trái phiếu lãi suất thả nổi, trái phiếu miễn thuế, trái phiếu chuyển đổi, ... Mới đây vào ngày 25/02/2020 thị trường giao dịch Mỹ lại hình thành thêm một quỹ hoán đổi danh mục thu nhập cố định mới là iShares iBonds Dec 2021 Term Treasury ETF IBTA.

Dựa trên số liệu về 100 quỹ hoán đổi danh mục hàng đầu ở Mỹ (phụ lục 1), dễ dàng nhận thấy rằng xu hướng tập trung chủ yếu vào vốn cổ phần và thu nhập cố định. Đây là hai loại hình mô phỏng chỉ số chủ yếu của trên thị trường ETFs Hoa Kỳ. Tổng tài sản của các quỹ hoán đổi danh mục theo hai dạng trên đều đạt được khối lượng tài sản rất lớn. Chính vì vậy nên các tổ chức phát hành đều tập trung mở rộng thị trường ETFs bằng những quỹ mới ở 2 loại hình này. Ngoài ra, trên thị trường còn có ETF mô phỏng chỉ số hàng hóa và ETF mô phỏng chỉ số tiền tệ. Hai loại hình này không đạt được mức tài sản như 2 loại hình trên nhưng nó vẫn đóng góp một phần nhất định vào tổng tài sản chung của thị trường quỹ hoán đổi danh mục tại Mỹ.

ETF Commodity (mô phỏng các chỉ số hàng hóa như vàng, nông sản, ...). Trên thị trường Hoa Kỳ có 112 quỹ hoán đổi danh mục mô phỏng chỉ số hàng hóa với thu nhập tổng tài sản dưới sự quản lý lên tới 84,45 tỷ USD. Tỷ lệ chi phí bình quân ở vào mức 0,81%. Quỹ mô phỏng chỉ số vàng là quỹ lớn nhất với tổng tài sản là 45,89 tỷ USD. Quỹ này có tên gọi là SPDR Gold Trust GLD. Ngoài vàng thì còn một số hàng hóa khác như bạc, dầu, khí đốt, ngô, cà phê, nông nghiệp, hoặc mô phỏng toàn bộ thị trường hàng hóa.

ETF Currency (mô phỏng các chỉ số đồng tiền ở các nước phát triển), chỉ có 14 quỹ hoán đổi danh mục giao dịch ở thị trường Mỹ. Nó liên kết thành một khối tài sản là 1,80 tỷ USD. Tỷ lệ chi phí bình quân của loại hình quỹ này là 0,54%. ETF tiền tệ lớn nhất là mô phòng theo đồng Dollar của Invesco DB U.S. Dollar Index Bullish Fund UUP, với tổng tài tản là 753,03 triệu USD. Dường như đây là loại

hình mô phỏng quỹ không được đầu tư nhiều bởi quỹ hoạt động tốt nhất trong lĩnh vực này chỉ đạt mức độ tăng trương là 9,87%.

Phần lớn thị trường ETFs Hoa Kỳ phát triển vững mạnh là do phần lớn các quỹ mô phỏng chỉ số cổ phiếu đem lại một khối lượng tài sản rất lớn. Đây được coi là chỉ số đầy tiềm năng trong thị trường giao dịch của quỹ hoán đổi danh mục. Thật vậy, cả ba ETFs lớn hàng đầu nước Mỹ và đứng đầu toàn cầu đều là 3 quỹ đầu tư mô phỏng theo chỉ số S&P 500 bởi nó được coi là một trong những chỉ số mạnh trên toàn thị trường.

Hiệu quả hoạt động

Hình 6: Tổng giá trị tài sản ròng của các quỹ hoán đổi danh mục tại Mỹ

Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: www.statista.com

Qua hình 6, có thể thấy tổng tài sản ròng của các quỹ hoán đổi danh mục tại Mỹ lên tới xấp xỉ 3,4 nghìn tỷ USD. Có 2 mốc thời gian mà giá trị tài sản ròng bị giảm so với năm trước là năm 2008 và năm 2018. Lý giải cho nguyên nhân này là do, có nhiều quỹ phải buộc đóng cửa do không đáp ứng được các quy định của pháp luật đề ra dẫn đến sự sụt giảm trong giá trị tài sản ròng của cả thị trường Mỹ.

Trong tổng số gần 2100 quỹ hoán đổi danh mục ở Mỹ, theo số liệu cập nhật liên tục tại etfdb.com (Largest ETFs: Top 100 ETFs By Assets, 2020) [6] tính đến tháng 4 năm 2020 hiện nay quỹ lớn mạnh nhất thuộc về SPDR S&P 500 ETF (SPY) thuộc vùng Bắc Mỹ với tổng tài sản ước tính 264.518.694,88 USD. Đứng thứ hai là iShares Core S&P 500 ETF (IVV) với tài sản ước tính là 194.922.377,30 USD. Xếp thứ ba là Vanguard S&P 500 ETF (VOO) với tổng tài sản lên đến 133.193.540,42 USD. Thứ tư là vị trí thuộc về Vanguard Total Stock Market ETF (VTI) với 132.332.937,88 USD tổng tài sản. Hai quỹ xếp thứ ba và thứ tư có tổng tài sản khá sát nhau, và trong lịch sử đã có thời điểm quỹ VTI xếp trước quỹ VOO.

2.2.2. Châu Âu a) Lịch sử hình thành

Mặc dù không ra đời sớm như ở thị trường Hoa Kỳ, nhưng ngành công nghiệp quỹ hoán đổi danh mục ở các quốc gia Châu Âu đánh dấu cho mình những bước tiến nổi trội sau 20 năm thành lập và phát triển.

Hình 7: Lịch sử ra đời ETF ở thị trường Châu Âu

ETF đầu tiên ra đời Sự ra nhập của SGDCK Stockholm IHEX 35 ETF niêm yết tên

SGDCK Helsinki Giaodịch ETF tại Brussels 28/4/2000 2001 T9/2002 11/4/2000 T10/2000 I T2/2002 I T10/2002 Nauy, Ailen, Áo 2004 I J- -► 2005 iShares FTSE 100 ETF niêm yết trên SGDCK Luân Đôn Gi ao dJeh ETF Phân khúc tại Paris MTF dành Amsterdam, riêng cho ETF Thụy S

xuất hiện ở

SGDCK Italia

Iceland

Nguồn: Wikipedia. org

Có rất nhiều sự thay đổi đáng kể kể từ khi quỹ hoán đổi danh mục lần đầu tiên được thành lập trên thị trường 20 năm trước, bao gồm cả việc BlackRock mua lại iShares vào năm 2009.

Tài sản của những quỹ hoán đổi danh mục niêm yết tại thị trường Châu Âu bùng nổ, tăng từ 143 tỷ USD lên gần 1 nghìn tỷ USD sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 (Tom Eckeet, 2020) [11].

Khi tài sản tăng lên và số lượng ETFs trên thị trường tăng theo cấp số nhân, dẫn tới áp lực về chi phí. Tại Châu Âu các quỹ hoán đổi giá thấp nhất thị trường hiện có chi phí cho các nhà đầu tư chỉ 0,04%, trong khi chi phí trung bình cho các quỹ tương hỗ và ETF là 0,48% so với 0,93% vào năm 2000 (Tom Eckeet, 2020) [11]. Điều này đã tạo sự thay đổi lớn cho quan điểm của các nhà đầu tư, đồng thời cũng tạo ra sự khó khăn cho những tổ chức phát hành. Đã không còn những ngày mà các nhà phát hành có thể cung ứng cùng một phạm vi sản phẩm, và mong rằng sẽ thu được dòng tiền đáng kể. Có một áp lực mạnh đè nặng lên vai những tổ chức phát hành, buộc họ phải cung cấp những quỹ hoán đổi khác biệt và có một mạng lưới phân phối rộng lớn.

Năm ngoái, tài sản ETF AUM tại châu Âu đã vượt qua 1000 tỷ USD. Sự cắt giảm trong chi phí và gia tăng sự đổi mới đang giúp thúc đẩy ngành công nghiệp ETF ở châu Âu.

Những xu hướng nổi bật có thể nhận thấy ở thị trường ETF Châu Âu đó là:

Thứ nhất, tài sản của ETF Châu Âu sẽ tăng trưởng rất nhanh trong tương lai

Tổng tài sản của ETFs Châu Âu có thể đạt mốc 2 nghìn tỷ Euro vào năm 2044. Trong thập kỷ vừa qua, thị trường ETFs Châu Âu đã tăng trường đáng kể, đạt lên mốc 760 tỷ euro tài sản AUM (cuối quý 1 năm 2019), tăng hơn 4 lần so với 160 tỷ euro vào cuối năm 2009. Những dòng tiền liên tục tăng, đổ vào thị trường Châu Âu, tài sản trong các quỹ hoán đổi danh mục chắc chắn sẽ đạt được mức 1000 tỷ Euro vào năm 2020. Với tốc độ của dòng tiền tăng trưởng này, thị trường ETF Châu

Âu được dự đoán có thể tăng gấp đôi sau 24 năm (Morningstar Manager Research,2019) [10]

Những nhân tố chính dẫn đến sự tăng tốc trong sự phát triển của ngành ETF Châu Âu trong thập kỷ tới đó là: (1) Các quỹ hoán đổi danh mục có được khung thị trường vốn phù hợp. Minh bạch hơn về giao dịch ETF có thể sẽ giúp thúc đẩy việc áp dụng, đặc biệt là đối với các tổ chức. BlackRock ước tính rằng hai phần ba giao dịch ETF đã được thực hiện trên thị trường giao dịch tự do trước năm 2018 đã có lúc số lượng giao dịch ETF được báo cáo đã tăng hơn gấp đôi. (2) Thị trường ETF Châu Âu đang tiếp cận một quy mô có thể thu hút các nhà đầu tư toàn cầu. Khi các quỹ hoán đổi danh mục ở Châu Âu phát triển, số lượng các nhà đầu tư sử dụng UCITS4 ETF (Cam kết đầu tư tập thể vào chứng khoán có thể chuyển nhượng) sẽ mở rộng. UCITS ETFS cung cấp một tiêu chuẩn được công bố trên toàn cầu và bảo vệ nhà đầu tư. Nó được yêu thích bởi một số nhà đầu tư Châu Âu cũng như những nhà đầu tư bên ngoài. Những nhà đầu tư bên ngoài này, đáng chú ý nhất là ở Châu Á và Châu Mỹ Latinh có thể áp dụng các quỹ UCITS nhanh hơn khi tính thanh khoản và minh bạch được cải thiện đáng kể.

Tương tự như thị trường Hoa Kỳ, quỹ hoán đổi danh mục theo hình thức mô phỏng chỉ số cổ phiếu vẫn thống trị được thị trường Châu Âu, nhưng các quỹ thu nhập cố định đã tìm được chỗ đứng cho riêng mình, để lại theo sau là quỹ mô phỏng chỉ số hàng hóa và những chỉ số khác. Mặc dù có sự tăng giảm qua từng năm, nhưng quỹ hoán đổi danh mục mô phỏng chỉ số cổ phiếu vẫn là xu hướng đầu tư chính của thị trường Châu Âu. Đạt mức cao đỉnh điểm vào năm 2013, tuy rằng sau đó có sự suy giảm và chững lại, nhưng nó vẫn cho thấy vị thế đứng đầu của mình. Chiếm khoảng 2/3 tổng AUM vào cuối quý 1 năm 2019, mô phỏng chỉ số cổ phiếu trong tương lai vẫn sẽ còn tăng trưởng và là nhân tố cốt lõi quyết định tổng giá trị tài sản quỹ của toàn thị trường.

Mặc dù đại diện cho ít giá trị tài sản hơn, nhưng các quỹ thu nhập cố định đã cho thấy một sự tăng trưởng mạnh mẽ nhiều hơn gấp 4 lần trong 5 năm qua. Những

cải tiến trong việc xây dựng chỉ số trái phiếu là một trong những yếu tốt quan trọng để thúc đẩy sự tăng trưởng của khu vực này.

Thứ hai, thị trường đón nhận nhiều cải tiến trong các lĩnh vực khác nhau

Khi ngày càng có nhiều sản phẩm quỹ hoán đổi ra đời, thị trường ngày càng trở nên sôi động hơn khiến cho nhiều nhà phát hành quỹ phải tự tìm cho mình cơ hội phát triển sản phẩm, để tạo sự khác biệt cho sản phẩm của mình, hoặc để duy trì lợi nhuận. Một vài lĩnh vực phát triển sản phẩm phổ biến bao gồm:

Chiến lược beta: là một trong những chiến lược chính phát triển sản phẩm

quỹ hoán đổi danh mục trong những năm gần đây. Hầu hết các lần cho ra mắt quỹ

Một phần của tài liệu 235 giải pháp phát triển quỹ hoán đổi danh mục (ETF) tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 36 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w