Mười năm đầu đi vào hoạt động, số lượng quỹ hoán đổi danh mục chỉ chỉ đạt tới 276 quỹ trên toàn cầu. Dần dần qua các năm quy mô của ETFs đã phát triển rộng ra nhiều quốc gia và khu vực. Tính đến nay sau hơn 25 năm đi vào hoạt động số lượng quỹ hoán đổi danh mục đã đạt đến con số gần 7000 quỹ tính trên toàn thế giới (Hình 3).
Hình 3: Số lượng quỹ hoán đổi danh mục trên toàn cầu
8000 6970 7000 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 4833 4456 5284 6474 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Nguồn: www.statista.com
Hình 4: Quy mô tài sản của các quỹ hoán đổi danh mục trên toàn cầu
Nguồn: www.statista.com
Những xu hướng có thể dễ dàng nhận thấy trong thời gian vừa qua của các quỹ hoán đổi danh mục trên thế giới đó là:
Thứ nhất, các quỹ hoán đổi danh mục ngày càng đa dạng hóa về loại hình
quỹ. Tính đến hết năm 2019, theo số liệu được thống kê cho thấy, số lượng các quỹ hoán đổi danh mục ở Mỹ đã tăng lên hơn 2000 quỹ. Điều này minh chứng cho việc có nhiều các quỹ hoán đổi ở khắp các thị trường chứng khoán trên thế giới. Ngay cả ở các quốc gia Châu Phi, một thị trường được coi là khá mới cũng có sự xuất hiện của ETF.
Các quỹ hoán đổi danh mục chủ yếu liên quan đến đầu tư vốn cổ phần, với 4.182 quỹ, 60% trong số 6.970, tập trung vào cổ phiếu. Ở vị trí thứ hai là các quỹ thu nhập cố định, với 1.115 quỹ, tương đương 16% tổng số. Tiếp đến, 11% là sự kết hợp của các quỹ hoán đổi danh mục đòn bẩy, sử dụng đòn bẩy để phóng đại sự biến động của một chỉ số cơ bản và các quỹ tổng hợp, sử dụng các công cụ phái sinh và hoán đổi thay vì nắm giữ chứng khoán cơ sở, để mô phỏng chỉ số, 13% ETFs còn lại phần lớn là hàng hóa.
Quỹ hoán đổi danh mục thu nhập cố định và đầu tư thay thế có thể sẽ trở thành lĩnh vực tăng trưởng hàng đầu trong những năm tới đây.
Thứ hai, quy mô tài sản của các quỹ hoán đổi danh mục sẽ vượt qua quy mô
của các quỹ tương hỗ trong tương lai. Theo giám đốc điều hành ETF.com dự đoán, trong vòng năm năm tới, tại thị trường Mỹ, các quỹ hoán đổi danh mục có thể vượt qua các quỹ tương hỗ trong tài sản dưới sự quản lý. Cụ thể, “Quy tắc ETF” mới, về mặt kỹ thuật Quy tắc 6c-11 của SEC, có thể giúp đẩy nhanh việc ra mắt các quỹ hoán đổi danh mục mới hơn nữa. Đây được cho là phần hành động pháp lý quan trọng nhất để thu hút ngành công nghiệp ETF kể từ năm 1993.
Quy tắc mới vừa đẩy nhanh các quá trình phê duyệt các quỹ mới, hứa hẹn sẽ cắt giảm chi phí và cải thiện lợi nhuận đầu tư cho loại hình quỹ này. Sự gia tăng cạnh tranh sẽ mang đến những thách thức cho các quỹ hoán đổi danh mục mới trong tương lai.
Thứ ba, các quỹ hoán đổi danh mục được quản lý chủ động sẽ trở nên phổ
biến hơn. Phần lớn các ETF tuân theo chiến lược đầu tư thụ động với chi phí thấp theo dõi các chỉ số thị trường. Các quỹ sử dụng hình thức quản lý chủ động chỉ chiếm 2,23% AUM, nhưng mang lại tới 5,76% doanh thu.
Rào cản đối với sự phát triển của các quỹ được quản lý chủ động là yêu cầu pháp lý mà tất cả các quỹ phải công bố cụ thể danh mục đầu tư đang nắm giữ hàng ngày, đưa chiến lược đầu tư độc quyền và hoạt động giao dịch của họ ra công chúng. Tuy nhiên, SEC gần đây đã phê duyệt mô hình Precidian ActiveShares ETF, giống như các quỹ tương hỗ, tiết lộ danh mục đầu tư hàng quý. Do đó, số lượng các quỹ được quản lý chủ động có khả năng mở rộng nhanh chóng.
Thứ tư, những tiến bộ công nghệ sẽ định hình lại ngành công nghiệp quản lý
tài sản. Trong thời đại công nghệ 4.0 lên ngôi, những tiến bộ của khoa học công nghệ sẽ làm gia tăng sự cạnh tranh giữa những công ty quản lý tài sản, và kể cả những nhà đầu tư. Xu hướng ngày càng có nhiều quỹ hoán đổi danh mục đưa công nghệ vào hỗ trợ việc đầu tư của quỹ. Trong tương lai khoa học công nghệ sẽ trở thành chìa khóa để quản lý đầu tư thành công cho các quỹ đầu tư, cụ thể là loại hình đầu tư ETFs.