Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kĩ năng tự học của học sinh trong dạy học chủ đề thể tích khối đa diện chương trình toán 12 cơ bản​ (Trang 87 - 88)

3.4.1. Phân tích định lượng

3.4.1.1. Các tham số đặc trưng

Trƣớc TNSP điểm trung bình của 2 lớp ĐC và TN là tƣơng đƣơng nhau (bảng 3.3). Sau TNSP, điểm trung bình của lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC, độ chênh lệch ngày càng tăng và đạt giá trị lớn nhất ở bài kiểm tra sau thực nghiệm (bảng 3.7).

Cũng dựa vào các bảng trên ta thấy phƣơng sai và độ lệch chuẩn của lớp TN luôn nhỏ hơn của lớp ĐC. Điều đó cho thấy chất lƣợng học tập của lớp TN tốt hơn và đồng đều hơn lớp ĐC.

Trƣớc TNSP, giá trị p-sig rất lớn (bảng 3.5), nghĩa là không có ý nghĩa thống kê, không có sự khác biệt giữa điểm số của hai lớp. Nhƣng sau TN giá trị p-sig. giảm dần sau mỗi bài kiểm tra (bảng 3.9), điều đó có nghĩa là ngày càng có sự khác biệt về điểm số của 2 lớp ĐC và TN. Đến bài kiểm tra sau thực nghiệm thì giá trị p-sig = 0.001< 0.05, có nghĩa là rất có ý nghĩa thống kê. Chứng tỏ rằng sau khi áp dụng đề tài đã có sự khác biệt rõ rệt giữa kết quả của lớp TN và lớp ĐC.

3.4.1.2. Đường tích lũy

Trƣớc TNSP đƣờng tích lũy của 2 lớp gần nhƣ trùng khớp (biểu đồ 3.1). Sau TNSP đƣờng tích lũy của lớp TN luôn nằm phía dƣới đƣờng tích lũy của lớp ĐC (biểu đồ 3.3). Điều này cho thấy chất lƣợng học tập của lớp TN tốt hơn lớp ĐC.

3.4.1.3. Tỉ lệ xếp loại học sinh yếu kém, trung bình, khá, giỏi

Trƣớc TNSP phần trăm HS giỏi, khá, trung bình và yếu kém của 2 lớp là tƣơng đƣơng (bảng 3.4 và bảng 3.8). Sau TNSP ta thấy chất lƣợng của HS lớp ĐC cao hơn lớp TN, cụ thể:

+ Tỉ lệ HS yếu kém và trung bình của lớp TN thấp hơn lớp ĐC (thể hiện trên biểu đồ hình cột ở biểu đồ 3.2, biểu đồ 3.4);

3.4.2. Phân tích định tính

Trong các giờ học ở lớp TN, học sinh rất sôi nổi, hăng hái phát tham gia các hoạt động học tập. Phân tích kết quả của phiếu đánh giá của HS, đa số các em hoàn thành phiếu tự học trƣớc khi lên lớp, 85% HS cho rằng em cảm thấy hiểu bài hơn khi đƣợc học theo hƣớng phát triển kĩ năng tự học, 76,5% HS hứng thú tham gia hoạt động nhóm, 97,1% HS cảm thấy hứng thú khi đƣợc kí kết các hợp đồng học tập, trên 70% HS cho rằng các nhiệm vụ đƣợc giao đều phù hợp với khả năng của mình, 100% HS muốn đƣợc tiếp tục học theo hƣớng phát triển kĩ năng tự học.

Trao đổi với các GV tham gia dự giờ thăm lớp, 100% các GV đều cho rằng hƣớng phát triển kĩ năng tự học có tác dụng làm cho không khí học tập trong lớp trở nên sôi nổi hơn, HS tích cực tham gia hoạt động học tập nhiều hơn, hoàn thành các bài tập đƣợc giao đầy đủ hơn. Đặc biệt các GV đều khẳng định dạy học theo hƣớng phát triển kĩ năng tự học đã có tác dụng giúp đỡ các HS yếu kém tiến bộ, phát triển năng lực, khả năng tƣ duy sáng tạo của HS khá giỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kĩ năng tự học của học sinh trong dạy học chủ đề thể tích khối đa diện chương trình toán 12 cơ bản​ (Trang 87 - 88)