Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh thái nguyên​ (Trang 35 - 37)

5. Bố cục của đề tài

1.5.2. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc

Tỉnh Vĩnh Phúc hiện có gần 5.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong đó 97% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với số vốn đăng ký bình quân dưới 10 tỷ đồng. Cùng với các thành phần kinh tế khác, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang giữ vai trò quan trọng trong việc huy động vốn, khai thác mọi nguồn lực đầu tư cho sự phát triển kinh tế của địa phương.

Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang còn nhiều hạn chế như về tiềm lực tài chính, năng lực kinh nghiệm quản lý và khả năng tiếp cận các nguồn lực đầu tư. Khi có nhu cầu mở rộng kinh doanh, phát triển sản xuất, các doanh nghiệp cần tiếp cận các nguồn vốn, nhưng do quy mô sản xuất, kinh doanh nhỏ, giá trị tài sản thế chấp của các doanh nghiệp chưa đảm bảo theo quy chế của các tổ chức tín dụng, vì vậy nguồn vốn vay chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Nhằm đẩy mạnh phát triển loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, thời gian qua, Chính phủ đã có những chương trình trợ giúp các doanh nghiệp như: trợ giúp tài chính, hỗ trợ mặt bằng sản xuất, đổi mới công nghệ, trợ giúp phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực và xúc tiến mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã có những cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư trên các lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, du lịch, thương mại dịch vụ… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp đã biết tận dụng, khai thác những lợi thế sẵn có của địa phương để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả góp phần tăng thu ngân sách và giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động.

Trong bối cảnh tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu và suy giảm kinh tế trong nước, các DNNVV tỉnh Vĩnh Phúc đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cùng sự trợ giúp của Chính phủ và của tỉnh, như hỗ trợ lãi suất, đào tạo hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực và sự năng động, linh hoạt của Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ, công nhân viên, các doanh nghiệp vẫn giữ vững nhịp độ phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm, đời sống cho người lao động, đời sống của cán bộ, công nhân trên địa bàn được cải thiện và ngày một nâng cao.

Để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, thu hút ngày càng nhiều lao động, vấn đề đặt ra trước mắt cũng như lâu dài là cần có chính sách phù hợp trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc đánh giá thực trạng, tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, những mặt hạn chế của môi trường kinh doanh, luật pháp, thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, các kiến nghị nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp cần được quan tâm đầy đủ và có hiệu quả hơn. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần chủ động trao đổi, chia sẻ thông tin, đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh, chủ động tìm kiếm thị trường…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh thái nguyên​ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)