Một số nhân tố khác tác động lên TTCK

Một phần của tài liệu 005 ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2014t22019,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25 - 27)

vi Hệ thống công nghệ thông tin

e. Một số nhân tố khác tác động lên TTCK

- Chỉ số giá chứng khoán nước ngoài:

Chỉ số giá chứng khoán là thông tin rất quan trọng đối với hoạt động của thị trường

chứng khoán, đối với nhà đầu tư và phân tích chứng khoán bởi nó thể hiện tình hình hoạt động của thị trường một cách đầy đủ và toàn diện nhất . Chính vì vậy khi thực hiện phân tích đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư luôn theo dõi sát sao chỉ số giá chứng khoán trong ngày . Chỉ số giá chứng khoán là một giá trị thống kê phản ánh tình hình của thị trường cổ phiếu . Nó được tổng hợp từ danh mục các cổ phiếu theo phương pháp tính nhất định. Thông thường, danh mục sẽ bao gồm các cổ phiếu có những điểm chung như cùng niêm yết tại một sở giao dịch chứng khoán , cùng ngành

hay cùng mức vốn hóa thị trường. Trên thế giới có rất nhiều chỉ số giá chứng khoán lớn như S&P500, DJIA, Nasdaq, Nikkei, Dax... nhưng trong số đó chỉ số S&P500 được sử dụng để đánh giá nhiều nhất vì nó tập hợp tới 500 công ty và sử dụng phương

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp

được sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là cơ sở để đánh giá tình hình phát triển công nghiệp của một quốc gia.

Khi chỉ số này tăng tức là nền kinh tế đang phát triển và có thể mang lại lợi nhuận

cao cho các cổ đông. Khi đó làm cho chứng khoán của công ty sẽ trở nên hấp dẫn hơn và giá cổ phiếu của các công ty cũng như chỉ số giá cổ phiếu trên TTCK cũng sẽ tăng lên.

2.2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.2.1 Theo các nhân tố vĩ mô tác động đến TTCK

2.2.1.1 Lãi suất

Godwin Chigozie Okpara (2010) nghiên cứu TTCK Nigeria đã có kết luận, khi lãi

suất chiết khấu tăng lên thì lãi suất thực và lãi suất trái phiếu chính phủ cũng tăng và chính sách tiền tệ là một yếu tố quyết định quan trọng đên lợi nhuận của TTCK dài hạn ở Nigeria. Nói cách khác, thu nhập trong dài hạn của TTCK ở Nigeria phần lớn sẽ chịu ảnh hưởng bởi 2 biến: (1) lãi suất trái phiếu chính phủ cao sẽ làm giảm lợi nhuận trên TTCK, (2) lãi suất hiện tại và một độ trễ của lãi suất tác động cùng chiều và quan trọng đến biến động trong lợi nhuận của TTCK. Theo nghiên cứu của Bùi Kim Yến và Nguyễn Thái Sơn (2014) Lãi suất tương quan ngược chiều với TTCK: lãi suất tăng cũng là một tín hiệu dễ nhận biết về bất ổn kinh tế vĩ mô và khi đó chi phí cơ hội sẽ tăng lên nên nhà đầu tư sẽ yêu cầu tỷ suất sinh lợi cao hơn khi đầu tư vào TTCK, nếu không dòng vốn của họ sẽ chuyển sang tiền gửi ngân hàng để được an toàn hơn khi kinh tế vĩ mô bất ổn và điều này càng khiến cho chỉ số giá chứng khoán sụt giảm khi lãi suất tăng. Đồng quan điểm với ý kiến này Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dương Phương Thảo ( 2013) lý giải rằng lãi suất tương quan âm với

TTCK. Lãi suất cho vay tại VN thường tăng khi xảy ra lạm phát do chính phủ thắt chặt tín dụng nhằm kiểm soát lạm phát. Có thể thấy lãi suất tăng cũng là một tín hiệu cho biết lạm phát đang có chiều hướng gia tăng. Ngoài ra, hiện tượng tâm lý đầu tư

và Võ Thị Thùy Dương ( 2015) lại kết luận lãi suất tác động tích cực đến TTCK còn Khailed Hussainey và Lê Khánh Ngọc(2009) kết luận lãi suất không có ý nghĩa thống

kê.

2.2.1.2 Lạm phát

Fama và Schwert (1977) đã tìm thấy mối quan hệ giữa lạm phát và TTCK. Tác giả đã sử dụng lạm phát dự kiến và lạm phát không dự kiến được để xem xét sự tác động của lạm phát đến chỉ số giá cổ phiếu và kết quả cho thấy là có sự tác động tiêu cực của lạm phát đến giá cổ phiếu; Mohammed Omran và John Pointon (2001) cũng tìm thấy sự tác động tiêu cực của lạm phát đến TTCK của Ai Cập trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu Chen, Roll và Ross(1986), Nelson (1976) và Jaffe và Mandelker (1976), Mehboob Ali(2011), Nailk Pramod Kumar và Padhi Puja(2012), Tarika Singh Sikarmar và các cộng sự(2010) cũng có nhận định như vậy.

Khi nghiên cứu trên TTCK Việt Nam, Thân Thị Thu Thủy và Thủy và Võ Thị Thùy Dương (2015) đã kết luận lạm phát có tác động tiêu cực nhưng Phan Thị Bích Nguyệt

và Phạm Dương Phương Thảo( 2013) kết luận lạm phát có tác động tích cực do cách tính chỉ số CPI của Việt Nam mang tính đặc thù dẫn đến biểu hiện bất thường của CPI. Cũng đồng tình với quan điểm này, Bùi Kim Yến và Nguyễn Thái Sơn (2014) nhận định lạm phát tác động tích cực do nền kinh tế khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.

Một phần của tài liệu 005 ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2014t22019,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w