Một số các nhân tố khác được các nhà nghiên cứu sử dụng

Một phần của tài liệu 005 ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2014t22019,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 30)

2.2.1 .3Gía vàng

2.2.1.5 Một số các nhân tố khác được các nhà nghiên cứu sử dụng

- Chỉ số giá chứng khoán nước ngoài

Nath và Samanta (2003) đánh giá tác động giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán

qua kiểm định Granger đánh giá tác động theo từng năm một, đã chỉ ra chỉ có tác động qua lại vào các năm 1993(sig=0.03), năm 2001 (sig=0.02), năm18

của tương tác quốc tế giữa các cổ phiếu tại một nhóm các quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ và ba quốc gia Châu Âu: Anh, Pháp và Đức. Nghiên cứu của ông đưa ra bằng chứng về sự tương tác ngắn hạn giữa các chỉ số chứng khoán quốc tế tại các thị trường châu

Âu nhưng chúng không còn tồn tại lâu dài. Hussainey và Lê Khánh Ngọc(2009) đã tìm thấy mỗi quan hệ tích cực của chỉ số giá chứng khoán Mỹ tác động đến giá cổ phiếu của Việt Nam

- Chỉ số sản xuất công nghiệp

Khi nghiên cứu trên TTCK Mỹ Tainer (1993) cho rằng chỉ số sản xuất công nghiệp

là một chu kỳ, nó tăng lên trong quá trình mở rộng kinh tế và rơi vào thời kỳ suy thoái. Nó thường được sử dụng như đại diện cho mức độ hoạt động thực sự của nền kinh tế. Nghĩa là, sự gia tăng trong sản xuất công nghiệp sẽ báo hiệu sự tăng trưởng kinh tế. Các nhà nghiên cứu thế hệ mới như Maysami và các cộng sự (2004), Mehboob Ali(2011), Nailk Pramod Kumar và Padhi Puja(2012) cũng đưa ra kết luận cho bài nghiên cứu của mình rằng chỉ số sản xuất công nghiệp đã tác động tích cực đến TTCK mà họ nghiên cứu. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Khailed Hussainey và Lê Khánh Ngọc( 2009), Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dương Phương Thảo( 2013) cũng đồng quan điểm với các nghiên cứu trên. Trong đó, Thân Thị Thu Thủy và Võ Thị Thùy Dương (2015) còn nhận định giá trị sản lượng công nghiệp có tác động tích cực đến VNMidcap-Index do có khoảng 50 mã cổ phiếu trong VNMidcap-Index là cổ phiếu của các công ty thuộc nhóm ngành sản xuất kinh doanh như chế biến thuỷ

sản, thực phẩm, năng lượng điện/khí/gas, dệt may, vật liệu xây dựng... nên khi giá trị sản lượng công nghiệp tăng lên cho thấy nền kinh tế đang hoạt động tốt, do đó sẽ thúc

đẩy hơn nữa hoạt động kinh doanh của các công ty đặc biệt là các công ty liên quan đến nhóm ngành sản xuất kinh doanh. Khi công ty hoạt động hiệu quả sẽ tăng cổ tức cho các cổ đông cũng như làm cho cổ phiếu của công ty trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư trên thị trường.

Ngoài ra còn có rất nhiều các biến vĩ mô khác được các nhà nghiên cứu sử dụng như Yartey(2008) nghiên cứu các yếu tố quyết định đến sự phát triển của TTCK các19

pháp luật, tham nhũng, và tính dân chủ quyết định đến TTCK được đo lường bằng mức vốn hóa thị trường. Tác giả đã sử dụng dữ liệu của 42 quốc gia mới nổi và thời gian quan sát từ 1990-2004 và đã có những phát hiện quan trọng về chính sách đối với các thị trường mới nổi. Đó là tăng trưởng kinh tế đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển TTCK, ở giai đoạn đầu thành lập, sự phát triển của của khu vực ngân hàng là quan trọng đối với sự phát triển TTCK ở các nước mới nổi, TTCK bổ sung chứ không phải là thay thế cho ngành ngân hàng, các dịch vụ hỗ trợ từ hệ thống ngân hàng đóng góp đáng kể cho sự phát triển của TTCK. Tuy nhiên ở giai đoạn sau, khi thị trường đã phát triển thì thị trường lại có xu hướng cạnh tranh với khu vực ngân

hàng. Đầu tư trong nước là một yếu tố quyết định quan trọng đến sự phát triển của TTCK các nước mới nổi, vì thế để thúc đẩy sự phát triển của TTCK nên khuyến khích

đầu tư bằng các chính sách thích hợp. Sự ảnh hưởng bởi tiết kiệm nội địa đến TTCK không có ý nghĩa thống kê, tính thanh khoản của TTCK có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển TTCK, cải thiện tính thanh khoản của TTCK tại các thị trường mới nổi có thể là một phương pháp tiếp cận của việc thúc đẩy TTCK phát triển. Chất lượng của tổ chức là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đầu tư. Ngoài ra, chất lượng pháp luật và trật tự dân chủ là những yếu tố quan trọng cho sự phát triển TTCK

của những nền kinh tế mới nổi.

Một phần của tài liệu 005 ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2014t22019,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w