a, Sức mạnh về tài chính
Thể hiện trên tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào hoạt động kinh doanh của mình và khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh.
Sức mạnh tài chính còn thể hiện ở khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, các tỷ lệ về khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
b, Cơ sở vật chất của doanh nghiệp
Đây là yếu tố cho phép doanh nghiệp thu hút được sự chú ý của khách hàng. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp bao gồm các nhà xưởng, văn phòng, máy móc thiết bị chuyên dùng, ...
Một doanh nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến sẽ tạo được thế mạnh cho doanh nghiệp, quy mô kinh doanh và lợi thế trong kinh doanh. Từ đó giúp tăng hiệu quả kinh doanh.
c, Tiềm năng về con người
Đây là nhân tố có vai trò quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thể hiện ở kiến thức, kinh nghiệm, trình độ, khả năng đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp, khả năng hoàn thành các nhiệm vụ được giao, khả năng đoàn kết, biết lắng nghe để tiến bộ, biết khai thác và tận dụng nguồn khách hàng, cơ hội kinh doanh.
d, Nhân tố quản trị doanh nghiệp
Thể hiện qua cơ cấu tổ chức của bộ máy quản trị, trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị; việc xác định chức năng, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức,.. .Trong quá trình kinh doanh, quản trị doanh nghiệp khai thác và phân bổ các nguồn lực sản xuất nhằm tạo ra sự phù hợp nhất, ổn định nhất và mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất. Cùng với đó, các nhà quản trị còn phải tạo nên các lợi thế về chất lượng và khác biệt hóa sản phẩm, giá cả, phân phối để giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Như vậy, hoạt động quản trị doanh nghiệp tốt sẽ đảm bảo phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý, giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh cao và ngược lại.
PHẦN 3:
SỐ LIỆU SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU