Điểm hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 049 các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH phúc hà,khoá luận tốt nghiệp (Trang 68 - 71)

a, Điểm hạn chế

Qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, bên cạnh những điểm mạnh của công ty đã được rút ra ở phần trên, chúng ta còn thấy một số những mặt hạn chế của doanh nghiệp giai đoạn 2017-2019.

Môt là, Hiệu quả sử dụng chi phí chưa thực sự hiệu quả

Trong phân tích về hiệu quả sử dụng chi phí, chúng ta nhận thấy sự thiếu hiệu quả của doanh nghiệp khi mà CPBH và CPQLDN năm 2019 đều được sử dụng chưa hiệu quả. Mặc dù nguyên nhân chính là do doanh thu giảm kéo theo lợi nhuận giảm xuống, CPBH và CPQLDN cũng được tiết giảm, tuy nhiên việc giảm các chi phí này chưa được hiệu quả khiến cho tỷ suất lợi nhuận giảm sút như trên.

Về CPBH: chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí chào hàng còn cao nhưng lượng khách hàng mang về còn chưa cân xứng; chi phí dịch vụ mua ngoài: một số lần thu hoạch lớn, nhân công của công ty không đủ nên công ty phải thuê thêm người từ bên ngoài, mỗi lần thuê đều tốn kém một khoản chi phí khá lớn.

Về chí phí tiền lương cho công nhân viên: hình thức tính lương cho công nhân viên công ty là theo phương pháp tính lương thời gian áp dụng cho toàn bộ lao động của công ty. Việc áp dụng duy nhất một hình thức tính lương cho tất cả các bộ phận trong công ty chưa thực sự phản ánh được năng suất lao động bỏ ra của người lao động trong quá trình sản xuất. Công tác quản lý giờ tăng ca của người lao động chưa thực sự chặt chẽ. Việc quản lý nhân viên tăng ca chỉ giao cho 1 mình quản lý phân xưởng hoặc trại nuôi mà không có bộ phận thứ 2 giám sát dẫn đến có những trường hợp tăng ca nhiều mà công việc làm chưa hiệu quả.

Hai là, Hiệu suất sử dụng TSNH còn thấp

Neu như nhìn lại về cơ cấu tài sản của công ty thì ta thấy rằng TSNH vận động khá nhanh. Tuy nhiên, khi phân tích các thành phần của TSNH thì thấy rằng, công ty còn bị ứ đọng vốn trong HTK. Giá trị HTK trong tổng tài sản còn cao, sẽ tốn rất nhiều chi phí để bảo quản khi mà đối với mặt hàng thủy hải sản cần phải cấp đông. Bên cạnh đó, chúng ta chưa kể đến chi phí cơ hội khi doanh nghiệp bị ứ đọng vốn trong HTK.

Ba là , Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh giảm

Tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần còn thấp hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành, và năm 2019 còn giảm sút so với năm 2018. Chính vì doanh thu của doanh nghiệp giảm xuống như vậy mà chi phí có giảm nhưng không ngăn nổi việc lợi nhuận sụt giảm nhanh chóng. Tổng lợi nhuận trước thuế sụt giảm nhanh chóng từ 351 triệu đồng xuống còn 228 triệu đồng. Dù rằng, doanh nghiệp vẫn có lãi, tuy nhiên phần lãi còn ở mức rất khiêm tốn và việc cải thiện doanh thu, tiết kiệm chi phí sẽ tiếp tục là bài toán mà doanh nghiệp phải tính toán trong thời gian tới để cải thiện lợi nhuận.

b, Nguyên nhân

• Nguyên nhân khách quan:

- Đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp:

Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường khiến cho bất kì doanh nghiệp nào nếu không có chính sách bán hàng phù hợp, chính sách quản lý phù hợp thì đều bị sụt giảm doanh thu, lợi nhuận. Hiện tại trên địa bàn thành phố Hải Phòng, có gần 40 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và 14 doanh nghiệp bán buôn thủy sản. Các công ty có quy mô lớn thường có lợi thế về thị phần, có nguồn thủy sản đầu vào chất lượng tốt, giá cả hợp lý nên sức cạnh tranh sẽ cao hơn, gây khó khăn cho công ty TNHH Phúc Hà trong việc tìm kiếm khách hàng.

- Tình hình thời tiết biến động thất thường:

Trong 3 năm gần đây, thời tiết diễn biến thất thường (nắng nóng kéo dài, mưa dông bất thường) đã làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Người

nuôi trồng nếu không thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật để ứng phó với tình hình nắng nóng, hạn hán và biến động thời tiết giai đoạn đầu mùa mưa để nâng cao sức đề kháng cho thủy sản, ổn định môi trường ao nuôi thì rất dễ thiệt hại về sản lượng nuôi trồng.

- Môi trường pháp lý:

Môi trường pháp lý nước ta chưa thực sự ổn định. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật nhằm định hướng đầu tư phát triển ngành Thủy sản. Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình triển khai các chính sách đầu tư cũng đã bộc lộ một sô hạn chế như các hạng mục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng cá, cơ sở dịch vụ hậu cần, cơ sở sửa chữa bảo dưỡng tàu vỏ thép chưa hợp lý và đồng bộ. Cần tiếp tục triển khai đồng bộ xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn, cũng như hoàn thiện Luật, các văn bản hướng dẫn dưới Luật.

- Việc đẩy mạnh liên kết, hợp tác của thành phố Hải Phòng với các đối tác trong khu vực còn gặp nhiều khó khăn, thách thức:

Cụ thể, chưa có cơ chế, chính sách liên kết giữa các tỉnh trong vùng và giữa vùng này với vùng khác trong việc hợp tác phát triển kinh tế, giải quyết những vấn đề có tính chất liên tỉnh, liên vùng.

Nguyên nhân chủ quan:

- Trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp còn yếu kém:

Việc quản lý nhân viên tăng ca chỉ giao cho một mình quản lý phân xưởng hoặc một mình quản lý trại nuôi khiến việc hạch toán tiền lương sẽ không được khách quan và đáng tin cậy. Không những vậy, việc quản lý nhân công thuê ngoài cũng không được hiệu quả.

- Lực lượng lao động của công ty còn mỏng, ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng công việc hoàn thành:

Giai đoạn 2017-2019, tỷ lệ lao động có trình độ cao của công ty luôn chỉ duy trì ở mức dưới 20%, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và áp dụng kịp thời trình độ khoa học kỹ thuật vào quy trình nuôi trồng.

- Chính sách bán hàng của doanh nghiệp chưa được hiệu quả:

Hàng nhập vào cùng với hàng nuôi trồng ra đến đợt thu hoạch nhiều nhưng chưa tính toán kĩ càng đầu ra khiến hàng bị tồn trong kho với số lượng lớn. Thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp và chưa tạo được nhiều mối liên kết với các công ty khác trong ngành cũng là nguyên nhân khiến lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp lớn.

- Chất lượng sản phẩm của công ty còn chưa cao, không ổn định, lam theo truyền th ống:

Sản phẩm vẫn làm theo truyền thống nên y thức đên vân đê an toàn vệ sinh thực phẩm còn hạn chế, sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng của người tiêu dùng. Kho đông lạnh của công ty chưa đảm bảo các yếu tố quy chuẩn trong bảo quản thủy sản đông lạnh như: hệ thống chiếu sáng còn chưa an toàn với thủy sản bảo quản, nhiệt độ trong kho đôi khi còn không ổn định.

- Công ty chưa quan tâm, chủ động thực hiện phòng ngừa trong kinh doanh:

Kinh doanh thủy sản chịu ảnh hưởng rất lớn bởi thời tiết, môi trường, phương thức nuôi trồng, con giống... Hiện tại, công ty còn chưa chú trọng xây dựng các vùng nuôi, nguồn nước nuôi, hệ thống xử lý nước xả thải đảm bảo an toàn dịch bệnh và môi trường; phương thức nuôi trồng chưa đa dạng; việc giám sát dịch bệnh cũng chưa được thực hiện nghiêm ngặt, tỷ lệ giám sát sức khỏe chung của tôm nuôi là thấp, có ít hồ sơ theo dõi việc vận chuyển tôm, cũng không có việc thực hiện tiêu hủy bắt buộc đối với các quần thể tôm nuôi bị bệnh, điều đó có nghĩa là khả năng mầm bệnh tồn tại và lây lan cao hơn.

Một phần của tài liệu 049 các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH phúc hà,khoá luận tốt nghiệp (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w