Phương hướng phát triển của công ty TNHHPhúc Hà thời gian

Một phần của tài liệu 049 các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH phúc hà,khoá luận tốt nghiệp (Trang 72 - 76)

Trong những năm qua, công ty luôn định hướng bám sát quy hoạch phát triển trên. Với mục tiêu tăng sức cạnh tranh, năng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị phần, công ty xác định nhiệm vụ trọng tâm, phương hướng phát triển trong thời gian tới với các nội dung chủ yếu sau đây:

- Về sắp xếp tổ chức quản lý: Công ty sẽ tiến hành tuyển dụng nhân viên có trình

độ quản lý cao hơn, chuyên môn hơn vào một mảng kinh doanh nhằm quản lý người lao động một cách hiệu quả nhất.

- Về tiêu thụ và thị trường: tập trung đầu tư phát triển theo hướng mở rộng thị

trường ra nhiều tỉnh thành phía Bắc, thực hiện tổ chức sắp xếp lại hệ thống quản lý thị trường và tiêu thụ đồng thời với đẩy mạnh việc đầu tư kinh phí cho phát triển thị trường

- Về đầu tư nguồn nhân lực, nghiên cứu KHCN: tiếp tục đầu tư nghiên cứu

tăng chất lượng thủy hải sản, trang bị thêm máy móc thiết bị cho ao nuôi, áp dụng công nghệ bảo quản thủy hải sản sau thu hoạch để tránh thất thoát và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.

4.3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Phúc Hà

Trên cơ sở những phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Phúc Hà và dựa vào những định hướng phát triển của ngành thủy sản Hải Phòng, định hướng phát triển của công ty trong thời tới, em xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty như sau:

a, Nhóm giải pháp tăng doanh thu:

- Mở rộng thị trường đến các tỉnh lân cận như: Hải Dương, Thái Bình

Để xử lý các vấn đề về hàng tồn kho cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, điều quan trọng là doanh nghiệp cần mở rộng thị trường và tăng doanh thu. Thị trường hiện tại của doanh nghiệp là đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi Bắc Bộ, đặc biệt là Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Phú Thọ với đối tượng hướng đến là các nhà hàng thủy sản và các đầu mối thủy sản tại các chợ trên địa bàn. Việc đầu tư mở rộng thị trường nhất là thị trường những tỉnh lân cận như: Hải Dương, Thái Bình sẽ là một trong những hướng đi tương lai của công ty, bởi hiện tại công ty chưa có khách hàng ở các tỉnh này mặc dù đây là những tỉnh nằm giáp Hải Phòng. Điều đó giúp cho công ty giảm bớt lệ thuộc vào những thị trường truyền thống với mức độ cạnh tranh cao.

- Thay đổi sang phương pháp nuôi trồng hiệu quả hơn:

Hiện nay, kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực đang được nhiều nhiều doanh nghệp và các hộ nuôi trồng áp dụng, có thể đem lại thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng/ ha/ năm, cao gấp 2 - 3 lần so với mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao, đầm thông thường. Đây là một sáng kiến mới và được nhiều hộ nuôi áp dụng đem lại lợi nhuận cao cho vụ nuôi. Vì vậy, công ty nên thử ứng dụng kỹ thuật này vào nuôi trồng với một diện tích ao nhỏ trước. Sau đó, nếu thấy hiệu quả sẽ tiến hành nhân rộng diện tích và thay thế kỹ thuật cũ để mang lại hiệu quả nuôi trồng tốt hơn.

- Tăng chất lượng kho lạnh bảo quản thủy sản:

Công ty nên đảm bảo chính xác nhiệt độ kho lạnh là từ -35 độ C đến -45 độ C, đầu tư lắp đặt thêm các các đèn chiếu sáng an toàn, không gây chói mắt, không ảnh hưởng đến thủy sản bên trong.

b, Nhóm giải pháp giảm chi phí:

- Tiết giảm chi phí: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

về CPBH, doanh nghiệp cần xác định được ngay từ đầu, đâu là khách hàng tiềm năng để có kế hoạch gặp gỡ trao đổi được hiệu quả; phần chi phí thuê nhân công bên ngoài cũng cần được tính toán lại, nên có hợp đồng thuê thời vụ đối với số lượng nhân công này để có mức giá thuê phù hợp và ổn định được phần chi phí bỏ ra.

Về CPQLDN, doanh nghiệp cần xem xét lại quy chế chi tiêu nội bộ để phần chi phí cho nhân viên được sử dụng đúng mục đích. Doanh nghiệp cũng nên thống nhất về cách thức trả lương cho công nhân viên qua tài khoản ngân hàng làm giảm khối lương công việc và tiết kiệm thời gian cho kế toán viên, tránh những nhầm lẫn, sai sót không đáng có.

Việc quản lý tăng ca của lao động cũng cần được quản lý chặt chẽ để việc tăng ca có hiệu quả cao nhất. Công ty nên tăng số lượng quản lý phân xưởng và trại nuôi. Mỗi bộ phận nên bổ sung thêm từ 1-2 người để cùng với người quản lý chính quản lý nhân viên được tốt hơn, ghi nhận thời gian tăng ca được chính xác nhất.

Hoàn thiện chế độ lương thưởng, đưa quy định thống nhất về việc tăng lương cho người lao động là việc lâu năm, có đóng góp tích cực trong quá trình kinh doanh của công ty để khuyến khích người lao động đóng góp hết mình vì công việc và gắn bó lâu dài với công ty.

c, Nhóm giải pháp bổ sung:

- Chủ động phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh

Để hạn chế các nguyên nhân, ngăn chặn kịp thời dịch bệnh thủy sản phát sinh và lây lan, cần áp dụng và chú trọng một số biện pháp sau:

Quy hoạch vùng nuôi: rà soát điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thủy sản phù hợp với đối tượng nuôi và điều kiện từng địa bàn; Đầu tư xây dựng các vùng nuôi, nguồn nước nuôi, hệ thống xử lý nước xả thải đảm bảo an toàn dịch bệnh và môi trường nhằm giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp.

Thay đổi hình thức nuôi và đa dạng hóa đối tượng nuôi: Hiện nay, biến đổi khí hậu, suy thoái và ô nhiễm môi trường, dịch bệnh nguy hiểm ở thủy sản nuôi trồng ngày càng diễn biến phức tạp. Vì vậy, việc thay đổi hình thức nuôi và đa dạng đối tượng nuôi rất quan trọng. Đa dạng đối tượng nuôi và phương thức nuôi với cơ cấu diện tích và sản lượng phù hợp với từng vùng (nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng vùng đất cát có lợi thế, nuôi xen ghép tôm - cua - cá đối với vùng thường xuyên bị dịch bệnh, nuôi nhuyễn thể, cá rô phi).

Tăng cường quản lý và giám sát vùng nuôi: Doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc khung lịch thời vụ thả giống theo khuyến cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh trên thủy sản nuôi; tăng cường kiểm tra các loại thuốc, chế phẩm sinh học; cập nhật thông tin thị trường thường xuyên để dựa vào đó quyết định thời gian thả giống, thời điểm thu hoạch, tránh dư thừa nguyên liệu và nâng cao giá trị sản phẩm.

Tiếp tục thực hiện giám sát dịch bệnh: Đối với việc giám sát dịch bệnh thủy sản (nhất là các dịch bệnh nguy hiểm trên tôm), phải phân công cán bộ kỹ thuật kiểm tra và giám sát diễn biến dịch bệnh theo từng vùng nuôi.

- Ứng dụng KHCN vào quá trình nuôi trồng:

Hiện nay, một số doanh nghiệp thủy sản đã áp dụng hệ thống điều khiển giám sát môi trường nuôi trồng bao gồm: các thiết bị cảm biến đo độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, nồng độ dinh dưỡng,... giúp quản lý toàn bộ hoạt động ở traị nuôi thông qua điện thoại thông minh và máy tính. Công ty TNHH Phúc Hà nên tìm hiểu về hệ thống này để áp dụng vào trại nuôi, tập trung đầu tư phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản theo chiều sâu, hướng đến ổn định diện tích thả nuôi, tăng năng suất thu hoạch và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Nâng cao trình độ quản lý:

Đội ngũ quản lý của công ty cần nâng cao trình độ chuyên môn, phân tích nhu cầu thị trường sâu hơn nữa để đưa ra chính sách phù hợp, kịp thời với thị yếu của khách hàng.

- Cải thiện năng lực, trình độ lao động:

Công ty nên tăng cường tuyển dụng nhân lực, đặc biệt là nhân lực có trình độ cao vào các bộ phận quản lý, bộ phận sản xuất.

Công ty cần đẩy mạnh hợp tác với các trung tâm đào tạo để tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Công ty cần tăng cường kỷ luật lao động, tăng cường phổ biến các quy định của công ty để người lao động hiểu rõ và tuân thủ theo. Đồng thời công ty cần làm tốt công tác đánh giá kết quả công việc của mỗi lao động, xử phạt nghiêm đối với các trường hợp vi phạm, tạo điều kiện cho các nhân viên phấn đấu, thi đua.

Một phần của tài liệu 049 các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH phúc hà,khoá luận tốt nghiệp (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w