Giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền,vận động ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã tân long, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 70)

người dân trong xây dựng nông thôn mới

Công tác tuyên truyền vận động có ý nghĩa quan trọng để thực hiện thành công mọi hoạt động nói chung, xây dựng NTM nói riêng. Tuy nhiên thực tế sau hơn 6 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, hiệu quả ở một số địa phương còn thấp, hoạt động tuyên truyền còn nhiều hạn chế.... Giải pháp:

Thứ nhất: Nâng cao nhận thức

Như đã nêu trên, hiện nay nhận thức, ý thức của một số cán bộ và người dân về Chương trình xây dựng nông thôn mới còn nhiều hạn chế. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, hiện tại nhiều người dân không hiểu mục tiêu xây dựng nông thôn mới, họ cho rằng công việc này là của nhà nước; nhà nước có trách nhiệm đầu tư xây dựng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; vì vậy, họ háo hức, trông chờ sự thay đổi từ nhà ra phố dựa trên sự đầu tư về kinh phí của nhà nước chứ không phải sự thay đổi từ tự thân của chính mình, bằng sự nỗ lực của chính mình. Cho nên, việc làm đầu tiên và đáng quan tâm nhất là cải thiện nếp nghĩ, làm chuyển biến và nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm, nghĩa vụ của họ trong việc xây dựng nông thôn mới.

Để làm được điều đó, trước hết phải làm tốt công tác vận động tuyên truyền, biến nó trở thành như một phong trào từ Trung ương đến địa phương. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, sau 3 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, Chính phủ Hàn Quốc nhận thấy nếu không có sự nỗ lực của người dân thì phong trào sẽ thất bại. Tổng thống – người đứng đầu quốc gia phát động phong trào, sau đó triển khai rất bài bản, trở thành một phong trào toàn quốc. Cuộc cải tổ ý thức của người dân được dựa trên khẩu hiệu tinh thần “đã làm là được”, “tất cả đều có thể làm được” và “nhất định phải làm”. Và Hàn quốc đã thành công với phong trào “làng mới”. Từ năm 1970, Hàn Quốc vẫn

còn 70% dân số sống ở nông thôn, trong đó 80% sống trong nhà vách đất, dùng đèn dầu, đường làng nhỏ hẹp, thậm chí xe ngựa không qua được, gần như không có công trình vệ sinh, văn hóa, y tế, đói ăn, thất học… Vậy mà bây giờ Hàn Quốc trở thành nước có nền kinh tế - văn hóa phát triển đứng tốp đầu các quốc gia phát triển ở châu Á và đứng thứ 12 thế giới.

Để công tác tuyên truyền có hiệu quả thì cán bộ, đảng viên phải gương mẫu. Nhất là trong việc đóng góp tiền, công cũng như hiến đất xây dựng giao thông nông thôn. Phát huy tốt vai trò của người có uy tín như già làng, trưởng bản, đến từng hộ dân thăm hỏi, vận động, thuyết phục. Để giúp người dân hiểu rõ hơn vai trò chủ thể của mình, công tác tuyên truyền cần tập trung làm rõ mục tiêu của Chương trình xây dựng nông thôn mới là vì người dân, hướng đến người dân, tất cả vì cuộc sống của chính bản thân họ và gia đình họ. Tất cả mọi người dân được hưởng và cả xã hội được hưởng thành quả đó.

Thứ hai: Phải phát huy tốt quy chế dân chủ cơ sở “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

Để huy động được toàn xã hội tham gia đóng góp sức người, sức của xây dựng nông thôn mới thì cần công khai, minh bạch các công việc. Người dân phải được thông tin đầy đủ, đa chiều. Nếu người dân hiểu kỹ được các vấn đề thì sẽ xóa được tư tưởng trông chờ, ỷ lại và vui vẻ đóng góp.

Thứ ba: Xây dựng nông thôn mới phải theo chiều sâu, tránh hình thức

Xây dựng nông thôn mới không chỉ là lo xây dựng những con đường, trụ sở mà phải làm những việc nhỏ nhất cụ thể, thiết thực nhất trong từng gia đình như việc sữa chữa lại ngôi nhà, chuồng trại, dời dọn cổng ngõ, tường rào, cây cối để làm đường giao thông, mương thoát nước, vệ sinh môi trường… theo mô hình nhà vườn mẫu: xanh, sạch, đẹp. Tư vấn cho gia đình trồng cây gì cho năng suất cao, dễ bán, mang lại thu nhập cao… Và nên chọn mô hình mẫu để đầu tư khoa học, công nghệ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Với những kết quả đạt được ngay từ đầu, người nông dân sẽ tin vào sức mình, tin vào Chính phủ và

phấn khởi đóng góp công sức, bắt tay xây dựng ngôi làng của mình khang trang, có cuộc sống tốt đẹp hơn. Để trở thành một phong trào thực sự, chính quyền nên có chính sách khen thưởng cho những làng làm tốt, hiệu quả, về đích sớm trong việc xây dựng nông thôn mới của làng mình.

Thứ tư: Nâng cao trách nhiệm của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở

Sau khi đã có sự thống nhất giữa người dân ở nông thôn, chính quyền ở cơ sở và sự thẩm định của chính quyền cấp trên về chương trình, nội dung xây dựng nông thôn mới phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục tập quán của địa phương, nếu địa phương nào không theo kịp phong trào thì cán bộ chủ chốt phải có những hình thức kỷ luật như chuyển công tác mới. Đó cũng là giải pháp khắc phục, hạn chế một bộ phận cán bộ cấp cơ sở hiện nay còn thiếu nhiệt tình, thiếu trách nhiệm, trình độ, năng lực, sức khỏe chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Thứ năm: Vận động sự đóng góp của con em về xây dựng quê hương

Một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam là “uống nước nhớ nguồn”, “quê hương là chùm khế ngọt”. Lâu nay những người thành đạt xa quê sẵn sàng đóng góp một lượng tiền của không nhỏ về xây dựng nhà thờ, giúp đỡ dòng họ. Thiết nghĩ với làng, xã, quê hương họ cũng muốn được rạng danh. Chính quyền cơ sở, ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của thôn nên có sự kết nối kêu gọi lòng hảo tâm của con em xa quê, hỗ trợ thêm nguồn kinh phí cho xã nhà, đóng góp sức mình vào việc thay đổi bộ mặt của quê hương.

Tóm lại: Xây dựng nông thôn mới là một Chương trình quốc gia nhằm xây dựng một đời sống mới cho người dân ở nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, tiến tới đảm bảo công bằng xã hội. Do đó, xây dựng nông thôn mới nhất thiết phải có cái mới, phải có kết quả mới, hiệu quả mới. Đời sống mới của người dân nông thôn được nâng lên cả về vật chất và tinh thần. Trách nhiệm đó không chỉ thuộc về Đảng, nhà nước, các tổ chức

đoàn thể mà còn là nghĩa vụ của mọi người dân Việt Nam, mọi tổ chức và cá nhân, trong đó người nông dân phải đóng vai trò là người tiên phong. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, vận động để tạo được sự đồng thuận trong cán bộ và người dân nông thôn tham gia thực hiện Chương trình. Xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia, nhân dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới. Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện chương trình; trong thực hiện phải tiến hành công khai, dân chủ, có sự bàn bạc thống nhất của Nhân dân, do Nhân dân trực tiếp làm và giám sát. Thông qua UBMTTQ huyện và các đoàn thể thực hiện tốt phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư"; phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”.

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận:

Qua thời gian thực tập tại địa phương, em đã hoàn thành đề tài “Tìm hiểu công tác tuyên truyền vận động người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Long huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên”. Trong quá trình nghiên cứu em đã rút ra một số kết luận như sau:

Với điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội: Tân Long là một xã miền núi có diện tích đất lớn, thuận lợi cho việc phát triển, đa dạng các hàng hóa sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt xã còn có nguồn lao động dồi dào, cần cù chịu khó, có kinh nghiệm trong sản xuất. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn như đất nông nghiệp phân tán, manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp, giao thông chưa thuận lợi. Năng lực sản xuất, trình độ người dân còn hạn chế, chưa mạnh dạn áp dụng KHKT.

Về tình hình thực hiện tiêu chí xây dựng mô hình NTM: Xã chưa đạt mô hình NTM theo bộ tiêu chí quốc gia của thủ tướng chính phủ ban hành năm 2017. Tuy xã đã bắt tay vào công tác quy hoạch và thực hiện các tiêu chí nhưng xã chỉ đạt được 13 trong 19 tiêu chí đó là tiêu chí số 1 quy hoạch, tiêu chí số 2 giao thông, tiêu chí số 4 điện, tiêu chí số 5 trường học, tiêu chí số 6 cơ sở vật chất văn hóa, tiêu chí số 7 cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn,tiêu chí số 8 thông tin truyền thông, tiêu chí số 12 lao động có việc làm, tiêu chí số 14 giáo dục và đào tạo, tiêu chí số 15 y tế, tiêu chí số 16 y tế, tiêu chí số 18 hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật, tiêu chí số 19 quốc phòng và an ninh.

Về thuận lợi, khó khăn của xã khi thực hiện mô hình NTM bao gồm các vấn đề chính như sau: Thuận lợi chính của xã là trong quá trình thực hiện mô hình NTM đó là có nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất trong nông

nghiệp. Xã nhận được sự quan tâm giúp đỡ đầu tư của huyện và của tỉnh. Bên cạnh đó xã còn gặp một số khó khăn như: địa bàn rộng gây khó khăn cho việc tập trung sản xuất hàng hóa, Cơ cấu kinh tế, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển chậm. Số lượng lao động có chuyên môn chưa cao, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn và đang trong tình trạng xuống cấp. Thiếu cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào địa phương.

Một số giải pháp thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới trong giai đoạn tới đó là: Tập trung tuyên truyền, triển khai nhiều biện pháp để đưa công tác xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào quần chúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, có sự tham gia chủ động, tích cực, nâng cao vai trò của mỗi người dân, mỗi cộng đồng dân cư trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Bổ xung hoàn thiện thành viên trong Ban chỉ đạo chương trình xây dựng thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. Thực hiện rà soát định kỳ các kết quả thực hiện các tiêu chí. Thực hiện tốt phương châm “Huy động nội lực tại chỗ là chính”.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Đối với huyện Đồng hỷ tỉnh Thái nguyên

- Các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn tới cần dựa trên những tiêu chí về NTM của Chính phủ ban hành để có phương hướng hành động cụ thể xây dựng các mô hình NTM.

- Các phương án xây dựng NTM cần đưa ra thảo luận sâu, rộng trong cộng đồng, xác định nội dung các Quy hoạch; lựa chọn và xác định thứ tự ưu tiên các công trình kết cấu hạ tầng cần xây dựng, các phương án sản xuất để nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.

- Việc xây dựng mô hình NTM cần tạo thành phong trào quần chúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, để lôi kéo sự tham gia chủ động tích cực, tự giác của mỗi người dân, mỗi cộng đồng dân cư nhằm phát huy cao nhất nội lực, có sự hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền các cấp.

- Huyện, Tỉnh cần huy động đa dạng các nguồn vốn để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Đề nghị UBND huyện hỗ trợ kinh phí cho các mô hình hàng hóa tập trung, cánh đồng thu nhập cao, các điển hình về làm kinh tế. Nhân rộng các điển hình về làng văn hóa, gia đình văn hóa hay dòng họ hiếu học. Khôi phục và mở rộng một số các ngành nghề phi nông nghiệp để tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho nhân dân.

- Chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ chức đoàn thể: Hội nông dân, hội phụ nữ, hội khuyến học cùng góp sức tham gia xây dựng nông thôn mới.

- Các cán bộ khuyến nông và phát triển nông thôn huyện cần về các xã, thôn phổ biến, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt... cho hộ nông dân, hướng dẫn cụ thể một số mô hình mới. Hướng dân và vận động nhân dân thực hành đời sống văn hóa mới, xóa bỏ những phong tục cổ hủ, lạc hậu.

- Giúp đỡ các gia đình khó khăn, gia đình có công về vốn và tư liệu sản xuất, việc làm để họ có thể tự phát triển kinh tế của gia đình mình góp phần vào phát triển kinh tế của nông thôn mới.

- Chỉ đạo cho chính quyền cấp xã giúp đỡ nhân dân cải tạo và nâng cấp hơn nữa đường giao thông liên huyện, liên xã, liên thôn và các ngõ xóm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa giữa địa phương và địa phương khác.

- Củng cố và phát triển các công trình thủy lợi nhằm đáp ứng nhu cầu về tưới tiêu cho nông dân.

- Tăng cường tuyên truyền về dân số, kế hoạch hóa gia đình để hạn chế gia tăng dân số góp phần ổn định xã hội và điều kiện để phát triển kinh tế.

- Tăng cường phổ cập giáo dục và hiến pháp, tuyên truyền và phổ biến cho người dân hiểu được tầm quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới để mọi người nắm rõ và chấp hành nghiêm chỉnh.

5.2.2. Đối với xã Tân Long

- Cần lập các quy hoạch xây dựng nông thôn mới (theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới). Quy hoạch hoàn thành làm nền tảng và cơ sở cho lãnh đạo và nhân dân trong xã cùng nhau phấn đấu để đạt được những mục tiêu đề ra.

- Việc quy hoạch cần được xây dựng trên cơ sở có sự tham gia của người dân vào quá trình lập và thực hiện quy hoạch. Cần phải tạo ra các phong trào để toàn dân tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới.

- Có các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để người dân hiểu và tham gia xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là việc hiến đất mở đường hiện nay đang là một khó khăn trong xây dựng nông thôn mới.

- Có các hoạt động giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống đặc biệt là văn hóa của dân tộc trên địa bàn xã.

5.2.3. Đối với người dân

- Tiếp thu và thực hiện tốt các chủ chương của Đảng và chính sách của nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Tích cực đóng góp ý kiến trong quá trình thực hiện chủ trương đó.

- Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, trau dồi kinh nghiệm sản xuất để có thể hướng tới sự chuyên môn hóa trong sản xuất, cùng nhau xây dựng địa phương theo mô hình NTM.

- Tiếp thu những ý kiến tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất. Thường xuyên nâng cao trình độ, nhận thức, học hỏi kinh nghiệm sản xuất từ người khác, chủ động nắm bắt thông tin thị trường. Mạnh dạn đổi mới phương thức sản xuất, vay vốn đầu tư sản xuất và sử dụng vốn. Tiếp thu và thực hiện tốt các cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa mới. Vận động nhân dân cùng thực hiện để góp phần xây dựng đời sống văn hóa mới. Vận động nhân dân cùng nhau thực hiện để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã tân long, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)