2011 – 2015
Sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến hết năm 2015, số xã đạt 19 tiêu chí của tỉnh Thái Nguyên là 40 xã, số xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí (32 xã), số xã từ 10 - 14 tiêu chí (65 xã), số xã từ 6 - 9 tiêu chí (6 xã), không còn xã dưới 5 tiêu chí.
Qua 5 năm triển khai, kết quả xây dựng NTM ở Thái Nguyên đã tác động rất tích cực đến đời sống người dân nông thôn, thu nhập bình quân/đầu người
tăng từ 14,28 triệu đồng (năm 2010) lên 22 triệu đồng (năm 2015); tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 20,57% còn 7,06 %; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 56%. Hàng năm, tỉnh Thái Nguyên bố trí trên 50 tỷ đồng để thực hiện các Chương trình, Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp. Ngoài nguồn vốn của Trung ương và của Tỉnh, mỗi năm cấp huyện đã có nghị quyết hỗ trợ cho nông nghiệp trên 30 tỷ đồng.
Về giao thông: Xây dựng, cải tạo và nâng cấp đường giao thông nông thôn được 4.075 km (trong đó xây mới: 1.195 km; cải tạo, nâng cấp: 2.881 km); đã có 51 xã đạt chuẩn tiêu chí (35,7%), tăng 50 xã so với năm 2011.
Về thủy lợi: Xây mới và cải tạo 207,5 km kênh mương thủy lợi do xã quản lý (trong đó xây mới 97,1 km; cải tạo, nâng cấp: 110,4 km); đã có 78 xã đạt chuẩn tiêu chí (54,5%), tăng 54 xã so với năm 2011.
Xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp 204 trạm điện, 686 km đường điện; 11 điểm bưu điện văn hóa xã; 313 trường học; 75 trạm y tế xã; 77 trụ sở xã; 57 nhà văn hóa và khu thể thao xã; 498 nhà văn hóa và khu thể thao xóm; 16 chợ nông thôn; 41 khu xử lý rác thải; 72 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; 55 công trình vệ sinh tại các trường học; 28.284 công trình vệ sinh hộ gia đình.
Về giáo dục: Nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học: 114 xã đạt tiêu chí trường học (79,7%, tăng 83 xã so với năm 2011); 107 xã đạt tiêu chí giáo dục (74,8%, tăng 74 xã so với năm 2011).
Về y tế: Mạng lưới y tế cơ sở được quan tâm đầu tư, nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở khu vực nông thôn. Từ năm 2011 đến nay, đã có 93/143 xã (65%) đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020, 50 xã còn lại đã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2001 - 2010 (nhưng chưa đạt tiêu chí quốc gia giai đoạn 2011-2020). Như vậy, tính cả xã đạt chuẩn cũ và tiêu chí mới, đến nay
143/143 xã đã đạt chuẩn quốc gia về y tế (năm 2011, có 125/143 xã đạt chuẩn,chiếm 87%); tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 92%.
Về văn hóa: Các hoạt động văn hóa, thể thao quần chúng được đẩy mạnh và đa dạng hóa, sinh hoạt cộng đồng đã được quan tâm, từng bước đi vào nề nếp; Nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với phong trào thi đua “Thái Nguyên chung sức xây dựng NTM”, động viên, khơi dậy trong các tầng lớp nhân dân tinh thần đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, chung sức xây dựng NTM.
Về môi trường: Chương trình đã tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đoàn thể xóm như: Đẩy mạnh các phong trào xây dựng “Gia đình 5 không, 3 sạch”; “Nhà sạch, ngõ đẹp”; phong trào “Vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm”. Đến nay, có 47 xã (32,9%) đạt tiêu chí về môi trường, tăng 29 xã so với năm 2011 (18 xã).
Mặc dù đạt được kết quả khá toàn diện nhưng tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở tỉnh Thái Nguyên vẫn còn chậm, một số chỉ tiêu chưa đạt so với mục tiêu đề ra (tại Quyết định 1282/QĐ-UBND của UBND tỉnh); mức độ đạt tiêu chí về cơ sở hạ tầng thấp, nhất là một số hạ tầng thiết yếu như giao thông tỷ lệ cứng hóa còn thấp và chưa đạt chuẩn về các thông số kỹ thuật, cơ sở vật chất văn hóa chưa đạt theo chuẩn quốc gia, tiêu chí môi trường tỷ lệ đạt thấp và kém bền vững. Cụ thể như về xây dựng đường trục xã, kế hoạch đặt ra đạt 100%, tuy nhiên kết quả thực hiện mới đạt 60,3%; đường trục xóm theo kế hoạch đạt 50%...
Bên cạnh đó, công tác cắm mốc chỉ giới quy hoạch của các xã còn chậm (mới đạt 44,75%); việc huy động mọi nguồn lực nhất là đối với các doanh nghiệp và nhân dân để xây dựng NTM đạt thấp. Thu nhập bình quân đầu người đạt thấp. Hiện nay, tỉnh có 84 xã đạt tiêu chí thu nhập, vẫn còn 79 xã đạt tiêu chí hộ nghèo.
Các truyền thống văn hóa tốt đẹp ở nông thôn chưa được phát huy; một số tệ nạn xã hội chưa có xu hướng giảm. Vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao.
Trong khi đó, các xã mới chỉ chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng, chưa quan tâm hỗ trợ, định hướng phát triển sản xuất. Trình độ sản xuất của nhiều hộ nông dân còn thấp, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế; nhiều địa phương còn lúng túng trong việc lựa chọn xây dựng mô hình sản xuất những sản phẩm phát huy lợi thế. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển hình thức tổ chức sản xuất, tuy đã đạt nhiều kết quả nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. [6]
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các công việc liên quan đến công tác tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới của xã Tân Long – Đồng Hỷ - Thái Nguyên.
3.2. Thời gian thực tập
Từ tháng 8 đến tháng 12/2018
3.3. Địa điểm nghiên cứu
Xã Tân Long – Đồng Hỷ - Thái Nguyên
3.4. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa bàn nghiên cứu. - Tìm hiểu hiện trạng chương trình xây dựng nông thôn mới của địa bàn nghiên cứu.
- Tìm hiểu các công việc đã và đang triển khai của chương trình xây dựng nông thôn mới có liên quan đến người dân trên địa bàn.
- Tìm hiểu về đối tượng, nội dung, phương pháp, tần xuất thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới tại địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá hiệu quả của công tác tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới.
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Thu thập số liệu nghiên cứu
* Thu thập số liệu thứ cấp:
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa bàn nghiên cứu.
- Tìm hiểu hiện trạng chương trình xây dựng nông thôn mới của địa bàn nghiên cứu.
- Điều tra các công việc đã và đang triển khai của chương trình xây dựng nông thôn mới có liên quan đến người dân trên địa bàn.
- Thu thập hệ thống số liệu về cán bộ xây dựng nông thôn mới của địa bàn nghiên cứu (Tuổi, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác…).
- Thu thập số liệu về các hình thức, nội dung, phương pháp, tần xuất tuyên truyền, vận động đã triển khai trên địa bàn nghiên cứu.
* Thu thập số liệu sơ cấp
Xây dựng phiếu điều tra bán cấu trúc để phỏng vấn người dân trên địa bàn nghiên cứu về các vấn đề sau:
- Đánh giá mức độ phù hợp của nội dung thông tin tuyên truyền, vận động. - Đánh giá mức độ phù hợp của phương pháp tuyên truyền, vận động. - Đánh giá mức độ tham gia của người dân trên địa bàn sau khi được tuyên truyền, vận động về chương trình xây dựng nông thôn mới.
3.5.2. Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng các phương pháp phân tích thông thường như: thống kê mô tả (nghiên cứu mô tả), nghiên cứu giải thích. Công cụ phân tích được sử dụng là phần mềm máy tính chuyên dụng SPSS hoặc Excel (PivotTable)
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Tân Long
4.1.1. Vị trí địa lí
Nằm ở phía Đông bắc của huyện Đồng hỷ, cách trung tâm huyện (thị trấn Chùa Hang) khoảng 20km về phía Bắc.
Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch: Toàn bộ địa giới hành chính xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái nguyên, diện tích tự nhiên 4.114,7ha.
-Phía Đông giáp với xã La Hiên huyện Võ Nhai -Phía Tây giáp với xã Minh Lập huyện Đồng Hỷ -Phía Nam giáp với xã Quang Sơn huyện Đồng Hỷ
-Phía Bắc giáp với xã Văn Lang, Hòa Bình huyện Đồng Hỷ; xã Thần Xa huyện Võ Nhai.
4.1.2. Đặc điểm tự nhiên
4.1.2.1. Địa hình, địa chất.
Tân Long là xã miền núi vùng cao của huyện Đồng Hỷ, địa hình tương đối phức tạp, núi đá vôi chiếm 3/4 diện tích tự nhiên của xã. Địa hình của xã mang đặc trưng của địa hình miền núi, cao về phía bắc, thấp dần về phía nam và chia làm 2 miền: Miền trong (Sa Lung) địa hình phức tạp và đi lại khó khăn hơn, miền ngoài (Làng Mới). Nằm xen kẽ là hệ thống khe suối tạo thành những cánh đồng ruộng bậc thang, có quĩ đất khá rộng để phát triển sản xuất nông - Lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
4.1.2.2. Khí hậu, thời tiết.
Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên qua một số năm gần đây cho thấy xã Tân Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông.
- Độ ẩm không khí: TB: 82%
- Mưa: lượng mưa trung bình năm là 2.097mm, trong đó mùa mưa chiếm 91,6% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8, nhiều khi xẩy ra lũ.
- Đặc điểm gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa mưa là gió Đông Nam, vào mùa khô là gió Đông Bắc.
- Số ngày có sương mù trong năm khoảng 4-5 ngày.
4.1.2.3 Chế độ thủy văn.
Xã Tân Long có địa hình rất phức tạp: là xã ở vùng miền núi, có những dòng suối và những khe rạch đầu nguồn nhỏ, hệ thống các đập chứa nước và các ao nhỏ. Tuy nguồn nước dồi dào nhưng ở đây không chủ động được tưới tiêu phục vụ trồng trọt hoặc có rất ít diện tích chủ động được nguồn nước tưới.
4.1.2.4 Tài nguyên thiên nhiên. a) Tài nguyên đất.
- Xã Tân Long tổng diện tích đất tự nhiên là 4.114,7 ha; Trong đó diện tích đất đồi núi chiếm 70% tổng diện tích đất tự nhiên, tầng đất tương đối dày; Trong đó có diện tích đất có độ dốc cao được bố trí trồng rừng, diện tích đất có độ dốc trung bình, tầng đất mặt dày hơn được nhân dân sử dụng trồng chè, cây ăn quả và làm nhà ở.
+ Đất nông nghiệp còn tương đối tốt, tuy nhiên mấy năm gần đây việc sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học đã phần nào gây cho đất bị bạc mầu và thoái hóa. Loại đất này rất thích hợp đối với các loại cây lương thực và các loại cây hoa màu. Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 4.114,7ha; hiện trạng sử dụng đất đai được phân bổ như sau:
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Tân Long năm 2018 STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 4.114,7 100,00 1 Nhóm đất nông nghiệp 3.250,51 78,99
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 980,36 23,82
1.1.1 Đất lúa 364 8,85
1.1.2 Đất trồng cây hàng năm 616,36 14,83
1.2 Đất lâm nghiệp 2.265,40 55,05
1.2.1 Đất trồng cây ăn quả lâu năm 274,66 6,67
1.2.20 Đất rừng phòng hộ 1.083,72 26,34
1.2.3 Đất sản xuất 907,02 22,05
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 4,75 0,12
2 Nhóm đất phi nông nghiệp 179,37 4,36
2.1 Đất ở 39,24 0,95
2.2 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 80,34 1,95 2.3 Đất có mục đích công cộng 49,88 1,21 2.4 Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 0,25 0,006 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,35 0,008 2.6 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 9,31 0,23
3 Đất chưa sử dụng 684,82 16,65
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 3,14 0,08
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 68,85 1,67 3.3 Đất núi đá không có rừng cây 612,83 14,90
(Nguồn UBND xã Tân Long, năm 2018)
Đất đai của xã Tân Long đã được quy hoạch tổng thể, nhưng chưa quy hoạch chi tiết do vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng chưa phù hợp với từng loại đất, người dân địa phương chưa thay đổi được tập quán canh tác, trình độ thâm canh còn ở mức thấp, hàng năm do mưa lũ nên đất thường xuyên bị rửa
trôi, xói mòn, hệ số sử dụng đất còn thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế trên 1 ha canh tác chưa cao.
Qua bảng trên cho ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của xã Tân Long là: 4.114,7ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 980,36 ha, chiếm 24% diện tích đất tự nhiên, hàng năm nhân dân địa phương đã tận dụng triệt để diện tích này trồng các loại cây lương thực đảm bảo cung cấp đủ lương thực cho người dân trong xã.
Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 2.265,4 ha, chiếm 55 diện tích tự nhiên. Đó là một lợi thế thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp và làm cho khí hậu ôn hoà hơn, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, sinh thái.
b) Tài nguyên khoáng sản.
Theo báo cáo bước đầu qua thăm dò khảo sát trên địa bàn xã Tân Long tài nguyên khoáng sản của xã chủ yếu là núi đá vôi, đá xây dựng và một số loại khoáng sản như sau:Xí nghiệp quặng chì kẽm cũng được tỉnh cho phép khai thác tận thu.Có 5 mỏ đá khai thác đá xây dựng.
c) Tài nguyên rừng.
Theo số liệu thống kê diện tích rừng của xã Tân Long là 2.265,4ha. Trong đó rừng trồng sản xuất 907,02ha, rừng phòng hộ: 1.083,72ha, sản lượng khai thác gỗ hàng năm đạt khoảng 800m3.
Những năm gần đây với chủ chương, chính sách của Nhà nước trong việc phát triển và bảo vệ rừng, xã đã tổ chức triển khai giao khoán, chăm sóc, bảo vệ rừng tới từng hộ gia đình, từ đó đã nâng cao ý thức cũng như trách nhiệm của người dân trong việc chăm sóc, bảo vệ rừng. Do đó diện tích rừng được chăm sóc, quản lý, bảo vệ và phát triển tốt, từ đó góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đất chống xói mòn, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.
d) Tài nguyên nước.
Do điều kiện địa hình, tài nguyên nước của xã Tân Long có 2 con suối chính Suối Hồng Phong - Đồng Mây - Đồng Luông dài khoảng 7 km và suối
Làng Mới - Đồng Mẫu - Ba Đình dài 4 km, ngoài ra có một số mạch nước ngầm tự nhiên như: Giếng Nước Lạnh xóm Làng Mới, Đập khe Giặt xóm Ba Đình…Đây là nguồn nước mặt tự nhiên quý giá phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Vào mùa mưa thường bị nhiễm bẩn, trước khi đưa vào sử dụng cần phải xử lý làm sạch.Nguồn nước ngầm: có độ sâu từ 5m – 15m với chất lượng nước được coi là đảm bảo vệ sinh.
4.1.3. Điều kiện kinh tế - Xã hội
- Dân số và lao động.
Xã Tân Long có 1516 hộ với 6718 nhân khẩu sinh sống trên 9 xóm bản trên địa bàn xã, gồm: 8 dân tộc cùng chung sống trong đó: Dân tộc Nùng: 714 hộ = 3130 người chiếm 46,5%, Dân tộc kinh 389 hộ = 1483 người chiếm 22,1 %, dân tộc khác 413 hộ = 2105 người chiếm 31,4 %. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã là 0,12 %; mật độ dân số 150 người/km2. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trong những năm qua luôn được thực hiện tốt góp phần ổn