CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI VIỆT NAM
Năm qua là một năm với quá nhiều biến đổi của nền kinh tế và hoạt động logistics cũng chịu ảnh hưởng từ những khó khăn này, Covid-19 lan ra toàn cầu khiến cho mọi hoạt động thương mại như: vận tải, kho bãi, đến kinh doanh xuất nhập khẩu, ... đều bị ảnh hưởng.
Dù cho Chính phủ có quyết tâm tạo điều kiện cho hoạt động logistics và vận tải trong nước đến đâu, với mong muốn hàng hóa luôn được vận chuyển liên tục phục vụ mọi nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng, tránh tình trạng cầu nhiều hơn cung, thì tình hình hiện tại vẫn là khó khăn chung của cả doanh nghiệp sản xuất lẫn doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cả hoạt động logistics.
2.2.1. Thực trạng doanh nghiệp dịch vụ Logistics tại Việt Nam
- Doanh nghiệp dịch vụ Logistics
Do chịu sự chi phối nặng nề từ dịch, số lượng doanh nghiệp mới thành lập, không chỉ doanh nghiệp trong nước nói chung, mà các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics nói riêng là rất nhỏ, chưa kể đến việc các doanh nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ hoặc siêu nhỏ không còn chống chọi được, buộc phải đóng cửa do ảnh hưởng của Covid-19.
Số lượng đơn vị cung cấp các dịch vụ logistics là 296.469 doanh nghiệp, (Báo cáo Logistics 2020 lấy số liệu từ Tổng cục Thống Kê tổng hợp năm 2018), trong đó phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thậm chí là siêu nhỏ, số lượng những doanh nghiệp này chiếm đến 97% trên tổng số các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics. Đến giai đoạn tháng 9 năm 2020, số doanh nghiệp mới được thành lập trong lĩnh vực kho bãi và vận tải giảm khoảng 5,3% so với cùng kỳ năm 2019, cụ thể là giảm 4.033 doanh nghiệp. Cũng trong thời điểm đó có đến 485 doanh nghiệp trong lĩnh vực kho bãi và vận tải hoàn tất thủ tục đóng cửa
hoạt động. Khả năng tài chính của các doanh nghiệp khi đăng ký thành lập doanh nghiệp logistics tại Việt Nam còn khá nhỏ, hầu hết các doanh nghiệp khi đăng ký mở doanh nghiệp có nguồn vốn lưu động chưa đến 10 tỷ đồng, con số này chiếm tỉ lệ rất lớn lên đến 90% doanh nghiệp.
Covid - 19 khiến cho các doanh nghiệp logistics điêu đứng, mọi hoạt động trong chuỗi cung ứng bị trì trệ do thiếu nguồn cung cấp đầu vào, thiếu lao động, ... Đây là hệ lụy khiến cho khoảng 20% doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả so với cùng kỳ năm 2019, (theo tính toán giai đoạn tháng 5 năm 2020 của Báo cáo Logistics Việt Nam 2020). Trong khi đó 80% các doanh nghiệp còn lại tiếp tục đề ra những đề án khống chế tình hình để cố gắng đứng vững trên thị trường. Trong số những đơn vị là thành viên của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics, chưa có đơn vị nào phải ngừng hoạt động bởi đây toàn là những đơn vị lớn trong ngành. Có thể nói ở giai đoạn hết sức khó khăn này, mọi doanh nghiệp đều chú trọng cải thiện tình hình hoạt động, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình bằng cách tìm ra hướng đi mới tương xứng với tình hình hiện tại, nâng cao trình độ - nghiệp vụ của người lao động, lên kế hoạch và đề xuất hướng giải quyết cho giai đoạn tiếp theo. Cái tên đi đầu phải kể đến là Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics (VLA) đã có những bước đi đầu tiên xây dựng một nền tảng giúp kết nối công nghệ hiện đại nhằm hỗ trợ những nhà cung ứng dịch vụ logistics cũng như những người chủ hàng. Ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics sẽ phục vụ tối đa cho hoạt động logistics, không chỉ nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động logistics mà còn giúp tối thiểu hóa chi phí hoạt động.
Kết hợp với sự đột phá về thương mại điện tử và sự hỗ trợ hiệu quả của e- Logistics trong thương mại điện tử giúp cho hoạt động logistics diễn ra thuận lợi hơn bao giờ hết. Theo Bộ Công Thương 2020, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử lên đến 35 -36% một năm, kéo theo sự gia tăng trong doanh số bởi sự đóng góp của khoảng 530 triệu đơn hàng và sự gia tăng trong doanh thu bán lẻ với ước tính đạt 10 tỷ USD trên mảng thương mại điện tử năm 2020.
Đối với việc mua bán - sáp nhập, sau khi xuất hiện hiện tượng các tập đoàn lớn của Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản rục rịch rút khỏi Trung Quốc vì không muốn quá phụ thuộc đến thị trường này thì Việt Nam nói chung, và các doanh nghiệp
Logistics trong nước nói riêng ngay lập tức trở thành sự lựa chọn thay thế hoàn hảo và thu hút nhiều sự chú ý hơn từ nước ngoài. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với ngành bởi hầu hết các doanh nghiệp logistics của chúng ta là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, khó có khả năng phục vụ yêu cầu chuyên nghiệp của các tập đoàn nước ngoài, nên để hợp tác được với họ thì chúng ta cần phải cố gắng nhiều hơn nữa.
- Tình hình phân bố các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam
Những nơi mà hệ thống đường xá, cơ sở hạ tầng hoặc hệ thống cầu cảng phát triển, sẽ là những nơi hoạt động logistics tập trung đông đảo. Theo báo cáo từ sách Trắng VLA 2018: khu vực Đồng bằng Sông Hồng tập trung 38,8% doanh nghiệp logistics, xếp sau đó là 33,8% thuộc về khu vực Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung chiếm 14,2%, hai khu vực có tỷ lệ tập trung gần bằng nhau là Trung du miền núi phía Bắc với 5,6% và Đồng bằng Sông Cửu Long với 5,2%, và ở vị trí cuối về tỷ lệ phân bố các doanh nghiệp logistics thuộc về khu vực Tây Nguyên với 2,4%.
Hình 2.1: Tình hình phân bổ của doanh nghiệp logistics tại Việt Nam (Đơn vị:%)
1819 .20% 70.00% 60.00% 50.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00%
1800 1600 1400 1200 1000 800 600 400 200 0
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Khác
Số lượng doanh nghiệp ---Tỷ lệ %
- Doanh thu của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics
Theo sách Trắng VLA 2018, doanh thu bình quân mỗi năm từ việc cung cấp dịch vụ logistics là: những doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics có doanh thu đạt từ 10 - 100 tỷ VND là mức doanh thu nhỏ nhất trong cuộc khảo sát nhưng lại chiếm đến 40,6% doanh nghiệp đạt mức doanh thu này, bởi doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics của Việt Nam chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dịch vụ còn nhiều hạn chế, chất lượng dịch vụ chưa cao. Xếp thứ hai là nhóm doanh thu ít hơn 10 tỷ VND chiếm đến 18,2%, với mức độ phần trăm tương đương 16,8% là nhóm doanh thu đạt từ 100 tỷ - 300 tỷ VND. Xếp sau đấy với vị trí thứ 3 ứng với doanh nghiệp đạt doanh thu rơi vào khoảng 500 tỷ - 1000 tỷ VND thì có 11,9% doanh nghiệp đạt mức doanh thu này. Và ở vị trí cuối cùng với phần trăm nhỏ nhất 10% là nhóm những doanh nghiệp đạt doanh thu từ 300 tỷ - 500 tỷ VND và nhóm doanh nghiệp đạt trên 1000 tỷ VND.
- Các dịch vụ Logistics đang được cung cấp
Theo Hình 2.2 từ nguồn sách trắng VLA 2018, thì đa số các dịch vụ logistics truyền thống đạt tỉ lệ cao như: vận tải nội địa chiếm 78,2%, vận tải quốc tế chiếm 67,3%, hay xếp dỡ hàng hóa chiếm 70,1% ... Còn lại là các dịch vụ liên quan đến phân phối và kho hàng có thể kể đến như: kho hàng, kho ngoại quan, quản lý về hàng tồn kho, gói hàng hóa, ký mã hiệu, phân phối, ... thì tỷ trọng phân bố từ khoảng 25% đến hơn 50%.
Từ Hình 2.2 ta có thể thấy, 3/4 trong số các dịch vụ về logistics mà Việt Nam đang cung ứng đến từ dịch vụ vận tải, xếp dỡ, kho bãi và khai báo hải quan, đây là một trong những hoạt động tiêu biểu của logistics 3PL. Còn lại những dịch vụ logistics khác đang được cung ứng là các dịch vụ như: quản lý về chuỗi cung ứng, hay thương mại điện tử, các dịch vụ này đều chiếm tỷ lệ nhỏ (dưới 20%). Thậm chí dịch vụ thu hồi hàng và dịch vụ quản lý hệ thống thông tin còn chiếm tỷ lệ thấp hơn 10%, đây là hai dịch vụ có tỷ lệ nhỏ nhất trong số những dịch vụ logistics đang được cung ứng.
Hình 2.2: Những loại hình dịch vụ logistics doanh nghiệp đang cung cấp
Khác Quản lý hệ thống thông tin Thu hồi hàng về Thương mại điện tử Cross - docking Quản lý chuỗi cung ứng Quản lý tồn kho Phân phối Kho ngoại quan Dán nhãn, ký mã hiệu Môi giới bảo hiểm Xử lý đơn hàng Kho hàng Đóng gói hàng Vận tải quốc tế Xếp dỡ hàng hóa Vận tải nội địa Giao nhận Thu mua nguyên vật liệu Khai báo hải quan Làm thủ tục xuất/ nhập khẩu Dự báo nhu cầu
(Đơn vị %)
95.20%
0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00%100.00%
(Nguồn: Sách Trắng VLA 2018)
2.2.2. Chi phí logistics
Trong Diễn đàn Logistics Việt Nam 2020 vừa mới diễn ra, có bàn luận rất nhiều đến vấn đề chi phí logistics, cụ thể: chi phí dịch vụ logistics của Việt Nam ngang với 20,9% GDP (Hồng Hạnh 2020), đặc biệt chi phí cho hoạt động vận tải là rất đắt đỏ, cụ thể chi phí cho hoạt động vận tải chiếm 30% đến 40% giá thành sản phẩm, so với những quốc gia khác thì chi phí vận tải chỉ chiếm có 15% trong giá thành sản phẩm.
Phần trăm chi phí logistics trên GDP được đánh giá thông qua trình độ phát triển cũng như vai trò của hoạt động logistics trong nền kinh tế. Đối chiếu với các nước trong khu vực và trên thế giới thì ở Trung Quốc chi phí này cũng lên đến 14,5%, trong khi chi phí này ở Singapore, Châu Âu hay Bắc Mỹ chỉ chiếm 8,4 % đến 8,5%, chứng tỏ chi phí logistics của Việt Nam đang ở mức cao, cao gần như gấp đôi so với các nước phát triển.
Sản xuất
Bán buôn Trung bình Tỷ lệ Chi phí vận chuyển và xếp dỡ trên
doanh thu
4,80 ^4J5 ^4J8 51,0%
Chi phí kho bãi trên doanh thu 1,97 2,54 2,26 24,1% Chi phí hàng tồn kho trên doanh thu ^M1 1-59 1,50 16,0% Chi phí quản lý logistics trên doanh
thu
^0J8 0,89 0,84 8,9%
Tổng chi phí logistics trên doanh thu 8,96 9,77 9,37 100,0%
Hình 2.3: Chi phí logistics trên GDP năm 2018 (Đơn vị %)
(Nguồn: Báo cáo logistics 2020)
Cũng theo Niên giám thống kê Vận tải và Logistics năm 2018 do Ngân hàng Thế giới kết hợp với Bộ Giao thông vận tải phát hành: chi phí logistics quốc gia tính trên doanh thu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất là khoảng 8,96%, trong khi đó các doanh nghiệp về bán buôn lại chiếm tỷ lệ cao hơn khoảng 9,77%; chi phí xếp dỡ và vận chuyển trên doanh thu tính bình quân cho cả doanh nghiệp sản xuất lẫn doanh nghiệp bán buôn chiếm tỷ lệ cao nhất, trên một nửa của tổng chi phí, cụ thể chiếm 51%; chiếm tỷ lệ % nhỏ nhất là 8,9% thuộc về chi phí quản lý logistics trên doanh thu.
Bảng 2.1: Chi phí logistics trên doanh thu của doanh nghiệp trên toàn quốc (Đơn vị: %)
hạng số quan tầng hàng lực xuất gian 2018 39 “327 3,95 331 3,16 330 3,45 337 2016 34 “298 3,75 2,70 3,12 338 334 330 2014 78 3“Ĩ5 ^Z81 331 3,22 339 339 339 2012 “53 “300 335 2,68 3,14 338 339 334 2010 33 “296 338 2,56 3,04 339 3∏0 334 2007 “53 “289 339 2,50 3,00 33Õ 3,90 332
(Nguồn: Niên giám thống kê Vận tải và Logistics 2018)
2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS
2.3.1. Hiệu quả hoạt động logistics tại Việt Nam
Đến nay đã trải qua sáu lần xếp hạng chỉ số LPI kể từ năm 2007 đến năm 2018, và tới đây tháng 7 năm 2021 World Bank sẽ công bố bảng xếp hạng LPI của các nước trên thế giới lần thứ bảy. Theo báo cáo chỉ số hiệu quả logistics 2018, Việt Nam đứng thứ 39/160 quốc gia với mức điểm 3,27 điểm, được xếp vào nhóm 5 (3,23 ≤ LPI ≤ 5) chứng tỏ mức độ hiệu quả hoạt động logistics của Việt Nam là khá nổi bật trong khu vực và trên thế giới. Xét về thứ hạng, năm 2018 (thứ hạng 39) bỏ xa năm 2016 (thứ hạng 64) là 25 bậc và dựa trên điểm số cũng tăng 0,26 điểm so với báo cáo năm 2016 (2,98 điểm). Có thể nói Việt Nam là một trong số nước có hoạt động logistics ấn tượng trong bảng xếp hạng năm 2018.
35
Quốc gia
2018 2016 2014
Xếp hạng Điểm số Xếp hạng Điểm số xếp hạng Điểm số
Việt Nam 79 3,27 74 7,98 78 777 Ấn Độ 14 772 75 772 74 7,08 Indonesia 76 777 77 7,98 72 778 Bờ Biển Ngà 7Õ 7,08 75 7,60 79 7,76 Philippines 7Õ 2,90 71 7,86 77 33 Ukraine 76 7,83 ^80 7,74 71 7,98 Ai Cập 77 2,82 79 772 72 7,97 Kenya ^68 774 72 772 74 7,82 Lào ^82 2,70 772 777 724 779 Jordan ^84 2,69 77 7,96 78 7,87
(Nguồn: World Bank)
Từ Bảng 2.2, các tiêu chí thành phần của LPI năm 2018 đều đạt mức cao giao động từ 2,95 (thông quan) đến 3,67 (thời gian), duy nhất chỉ có tiêu chí thông quan là dưới mức 3,00 còn lại các chỉ tiêu: hạ tầng, năng lực, giao hàng, thời gian, truy xuất, đều trên mức 3,00. Điều này chứng tỏ sự thay đổi tiến bộ của ngành logistics kể riêng và các ngành hỗ trợ khác kể chung. Lý do tiêu chí thông quan ở mức thấp nhất so với tất cả các tiêu chí còn lại bởi quy trình thông quan của Việt Nam còn trải qua nhiều thủ tục, giấy tờ, chưa linh hoạt. Hạ tầng cũng là một tiêu chí gần cuối bảng với số điểm 3,01 (năm 2018), mặc dù chính phủ và các bộ, ban ngành hết sức ưu ái phát triển hạ tầng nhưng so với các nước ở khu vực và trên thế giới thì cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn nhiều yếu kém. Điều đáng nói ở đây, trong tổng sáu tiêu chí, duy nhất chỉ có tiêu chí năng lực logistics chiếm thứ hạng cao nhất, đứng thứ 33/160 các nước tham gia, có thể nói đây là một dấu hiệu tích cực cho ngành logistics Việt Nam, chứng tỏ mức độ cải thiện đáng kể trong công tác nâng cao năng lực logistics.
Trong khoảng thời gian từ 2007 - 2012, World Bank ba lần đưa ra bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả logistics thì cả ba lần Việt Nam đều giữ vị trí thứ 53 với mức điểm giao động từ 2,89 (2007) đến 3,00 (2012) trên bảng xếp hạng 160 quốc gia tham gia đánh giá. Không có gì biến động cho đến năm 2014, Việt Nam thăng hạng lên vị trí thứ 48 với mức điểm 3,15 điểm, trong đó tất cả các tiêu chí: hải quan, giao hàng, hạ tầng, năng lực, thời gian, truy xuất, đều tăng so với năm 2012. Hai năm sau đó, năm 2016, một năm tụt dốc kỷ lục của Việt Nam khi chỉ số LPI tụt xuống vị trí 68 với mức điểm 2,98 điểm, tụt 16 bậc về thứ hạng và 0,17 điểm xét trên điểm số, trong đó các tiêu chí đánh giá khác đều giảm so với năm 2014, giảm mạnh nhất là cơ sở hạ tầng giảm 0,41 điểm so với năm 2014, duy nhất chỉ có tiêu chí về thời gian là tăng điểm nhưng tăng không đáng kể 0.01 điểm so với năm 2014. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tụt hạng này, nguyên nhân bên trong có thể là do một số cuộc đình công, gây rối tại một số số khu công nghiệp, còn nguyên nhân bên ngoài có thể là do hiện tượng ùn tắc cảng quy mô lớn ở khu vực TP. Hồ Chí Minh, bên cạnh đó là ảnh hưởng của nhiều dự án cầu cảng và giao thông bị tạm ngừng hoạt động. Nhưng có thể nói bảng xếp hạng năm 2018 đem đến kết quả vô cùng ấn tượng, tất cả các tiêu chí đánh giá là tăng mạnh so với năm 2016. Tăng mạnh nhất là tiêu chí truy xuất lô hàng từ vị trí 75 (2016) lên vị trí 34 (2018), xét về điểm số đây cũng là tiêu chí tăng mạnh nhất 0,61 điểm so với năm 2016. Điều này phản ánh sự tiến bộ trong ứng dụng công nghệ trên diện rộng vào hoạt động logistics, đồng thời còn là sự cố gắng của Chính phủ khi ra sức tạo môi trường kinh doanh thuận lợi,