6. Kết cấu của khóa luận
2.1.2. Pháp luật quốc gia điều chỉnh hoạt động Logistics
Logistics vốn là một loại hình phức tạp, có tính liên tục theo một dây chuyền đan xen lẫn nhau, chính vì lí do đó hệ thống luật có liên kết đến hoạt động logistics được xây dựng rất phong phú và đa dạng. Hầu hết các hoạt động logistics đều được dẫn chiếu bởi các văn bản luật, nghị định, có hiệu lực thấp hơn là các quyết định, thông tư đi kèm. Có thể tự tin rằng, trong những năm qua, với sự cố gắng và cống hiến của các nhà làm luật đã tạo ra sân chơi pháp lý tương đối hoàn chỉnh cho lĩnh vực logistics. Điều này được minh chứng với hàng loạt bộ luật, nghị định, quyết định và thông tư cho riêng hoạt động vận tải trong lĩnh vực logistics.
Trước hết phải kể đến Luật thương mại 2005 ra đời với những cải tiến mới mẻ và phù hợp hơn, thay thế cho bộ luật cũ vào năm 1997, trong luật này đã xuất hiện khái niệm về dịch vụ logistics. Vào năm 2015, Bộ Luật Hàng hải Việt Nam cũng được sửa đổi và xuất hiện với một phiên bản nâng cấp hơn, phù hợp với các công ước quốc tế, bộ luật đề cập đến các vấn đề liên quan đến vận tải đa phương
thức và các quy định chung về hệ thống cảng cạn. Luật Quản lý Ngoại thương 2017 đề cập đến vấn đề thúc đẩy hoạt động giao thương bằng cách cải cách cơ sở hạ tầng. Cùng với đó, hàng loạt các luật về đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng không, cũng như luật về hải quan, về bảo hiểm, ... lần lượt được ban hành.
Ngoài ra, hoạt động logistics trong nước cũng chịu ảnh hưởng từ một số nghị định quan trọng nữa đó là Bộ Công Thương đã xem xét điều chỉnh Nghị định 140/2007/NĐ-CP thành Nghị định 163/2017/NĐ-CP, ban hành vào ngày 18/7/2017. Nghị định này đã phân chia dịch vụ logistics ra làm nhiều loại hình dịch vụ, mặc dù chưa chi tiết nhưng ở một khía cạnh nào đó thì cũng bao gồm các dịch vụ logistics chủ yếu (dịch vụ logistics liên quan đến hoạt động vận tải) và cả dịch vụ logistics không chủ yếu. Bên cạnh đó Nghị định 89/2011/NĐ-CP và Nghị định 144/2018/NĐ-CP có quy định về một số điều kiện khi kinh doanh hình thức vận tải đa phương thức. Không những thế còn có một loạt các Nghị định khác liên quan đến việc khai thác cảng biển, tàu biển, sửa chữa tàu biển cũng như an toàn trong hàng hải. Còn có một số văn bản pháp luật mới ban hành như Chỉ thị 21/CT-TTG do Thủ tướng Chính phủ ban hành nhằm áp dụng các biện pháp cắt giảm chi phí logistics vào thực tiễn và liên kết hiệu quả cơ sở hạ tầng giao thông trong nước, vào ngày 18/7/2018. Ngoài ra có một số nghị quyết, quyết định nữa, trong đó có một số điều quy định về ngành logistics.
Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn liên tiếp hoàn thiện hệ thống luật quốc gia nói chung và luật liên quan đến hoạt động logistics nói riêng. Các bộ luật khác được ban hành như: Luật Biển Việt Nam 2013, Luật giao thông đường thủy nội địa sửa đổi năm 2014, Luật sửa đổi Luật Hàng không dân dụng năm 2014, cũng như hàng loạt các nghị định, quyết định, thông tư và các văn bản khác liên quan đến tất cả các dịch vụ vận tải, quản lý kho bãi, quản lý kho tại biên giới, cảng cạn lần lượt ra đời.
Từ cơ số cơ sở pháp lý kể trên, các nhà làm luật và các cơ quan có liên quan đã mang đến cái nhìn tổng quát nhất cho những cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động logistics. Tuy những quy định này còn nhiều thiếu sót cần bổ sung và sửa đổi với mục đích phù hợp hơn với thực trạng hiện tại, nhưng nhờ có những cơ sở pháp lý trên, hoạt động logistics mới có sở cở để phát triển lâu dài. Hơn nữa, cơ sở pháp lý mang lại một luồng gió mới đối với hoạt động logistics, giúp thúc đẩy hoạt động
sôi nổi, thu hút vốn dầu tư trong nước và nước ngoài. Việc ban hành luật pháp trong nước cũng như thực thi luật pháp quốc tế cho thấy sự đổi mới trong hướng đi, trong chính sách của Việt Nam. Mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp logistics trong nước có một sân chơi pháp lý công bằng, bình đẳng, văn minh, cũng như hỗ trợ hết mình cho các doanh nghiệp logistics trong nước có cơ hội sánh vai với các nước có hoạt động logistics nổi bật trong khu vực và trên thế giới.