Tại sao phải cải cách hành chính:

Một phần của tài liệu HÀNH CHÍNH HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 30 - 31)

1. Các quan điểm cần nắm vững để thực hiện cải cách nền HCNN:

Cải cách hành chính là một nội dung cơ bản của khoa học hành chính nói chung và của nền HCNN nói riêng. Đây là một công việc mà hầu hết các qf trên thế giới đều phải tiến hành. Bởi vì, cải cách hành chính là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế (vì hành chính thuộc thượng tầng kiến trúc, nó có tác động tích cực hoặc tiêu cực tới nền kinh tế. VD: nền hành chính của ta bây giờ còn nặng nề, cho nên có một số mặt nó kìm hãm sự phát triển; ví như trước đây muốn đầu tư vào Việt Nam phải có 9 cửa-9 dấu, bây giờ chỉ còn 4 cửa-4 dấu...). Chính vì vậy, ở Việt Nam, tại Đại hội 6 của Đảng (1986) và Hội nghị BCHTW lần thứ 8 (khoá VII) tháng 1/1995 đã khẳng định tầm quan trọng của việc cải cách nền hành chính: Cải cách nền hành chính là tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, trong đó có những bước đi cụ thể như: Hoàn thiện thể chế nền HCNN các cấp để vận hành bộ máy HCNN đó. Đồng thời qua đó để nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của nền hành chính công nhằm phục vụ tốt hơn cho nhân dân. Muốn làm được điều đó, khi thực hiện cải cách hành chính, nhà nước phải quán triệt đầy đủ những quan điểm cơ bản sau đây:

- Xây dựng nhà nước XHCN do dân và vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân - nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của hd, giữ vững kỷ cương XH, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.

- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.

- Phải quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

- Tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền, quản lý XH bằng pháp luật, nhưng đồng thời hết sức coi trọng việc giáo dục nhân cao đạo đức XHCN.

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước. Đây là một yếu tố quyết định đến sự phát triển của nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

2. Mối quan hệ giữa cải cách hành chính với các cải cách khác:

- Cải cách hành chính trước hết có mối quan hệ mật thiết với cải cách kinh tế, bởi vì chính cải cách về thể chế kinh tế đã diễn ra như cải cách về cơ cấu, chế độ sở hữu, cải cách bộ máy điều hành kinh tế... Cải cách hành chính còn liên quan tới phương thức phân phối lợi nhuận kinh tế, ngoài ra nó còn liên quan đến các chính sách kinh tế. Đối với nước ta, đổi mới về kinh tế được coi là trọng tâm, đồng thời song song với cải cách hành chính.

- Cải cách hành chính liên quan tới cải cách pháp luật và tư pháp, thể hiện ở 2 điểm chính sau: + Cải cách hành chính cần được đảm bảo bằng một hệ thống pháp luật, chứ không thể tiến hành tuỳ tiện.

+ Cải cách hành chính với đổi mới hệ thống chính trị: Trước hết, cải cách hành chính là phục vụ nhiệm vụ chính trị chung của quốc gia; thứ hai, cải cách hành chính phải đảm bảo phục vụ cho hệ thống chính trị, giữ vững ổn định về chính trị; thứ ba, đổi mới phương thức quản lý nhà nước là một bước tiến hành đổi mới từng bước hệ thống chính trị.

Một phần của tài liệu HÀNH CHÍNH HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w