Quan niệm chung đối với việc kiểm soát nền hành chính nhà nước:

Một phần của tài liệu HÀNH CHÍNH HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 28 - 29)

1. KN:

Hoạt động HCNN là một hoạt động thực thi quyền lực quản lý đối với bộ máy nhà nước nói chung và nền HCNN nói riêng. Hoạt động đó chủ yếu dựa trên hệ thống luật pháp của nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều hành các mối quan hệ xuất hiện trong đời sống XH theo nguyên tắc quyền lực phục tùng. Bởi vậy, việc kiểm soát đối với nền HCNN phải dj đặt ra và có tầm quan trong đặc biệt để đảm bảo cho các cơ quan HCNN thực hiện đúng pháp luật, tránh hiện tượng lạm dụng quyền lực.

Từ đó ta có KN: Kiểm soát đối với hoạt động của nền HCNN là loại hoạt động đặc biệt thuộc chức năng của nhà nước và XH nhằm bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý và hiệu quả trong QLNN; đó được coi là tổng thể những phương tiện, tổ chức, pháp lý do các CQNN, các tổ chức XH và công dân thông qua các hình thức giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm sát dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm thiết lập trật tự trong quản lý, bảo vệ các quyền tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của nhà nước và của toàn XH.

Đối tượng của hoạt động kiểm soát: Là hoạt động quản lý HCNN, hay nói cách khác là mọi hoạt động quản lý HCNN chính là đối tượng của kiểm soát HCNN.

2. Các phương thức kiểm soát đối với nền HCNN:

Đối với nền HCNN ở nước ta hiện nay thường áp dụng các phương thức kiểm soát chủ yếu sau: - Hoạt động giám sát

- Hoạt động thanh tra - Hoạt động kiểm sát

Một phần của tài liệu HÀNH CHÍNH HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 28 - 29)