CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện (Event study- do MacKinlay tổng kết năm 1997) để xem xét biến động của các cổ phiếu với thông tin công bố thay đổi cơ cấu danh mục cổ phiếu trong rổ VN30. Phương pháp hướng đến quan sát sự tác động của thông tin thay đổi cơ cấu danh mục cổ phiếu trong VN30 đến giá của cổ phiếu liên quan. Cụ thể, phương pháp tập trung đo lường lợi nhuận bất thường của cổ phiếu (là sự chênh lệch giữa mức sinh lợi thực tế và mức sinh lời kỳ vọng). Trước tiên, sử dụng số liệu thu thập được để tính toán các chỉ tiêu. Các bước của phương pháp này gồm:
a. Xác định sự kiện
Trong bài viết, sự kiện là thông tin thay đổi cơ cấu danh mục thành phần chỉ số VN30-chỉ số về các cổ phiếu có giá trị vốn hóa và thanh khoản lớn nhất thị trường và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí được đề ra, là tài sản cơ sở để triển khai các
hợp đồng phái sinh.
b. Cửa sổ sự kiện (Event window)
Cửa sổ sự kiện hay cửa sổ ước tính là khoảng thời gian mà các tham số được ước tính. Cửa sổ sự kiện có thể là ngày sự kiện hoặc ngày sự kiện cộng trừ vài ngày, vài tuần tùy vào mục đích của người viết.
Thứ tự các cửa sổ sự kiện được thể hiện ở hình sau:
(Cửa sổ ước lượng) (Cửa sổ sự kiện) (Cửa sổ sau sự kiện)
To T1 0 T2 T3
Trong đó, cửa sổ ước lượng ( Estimate window) được dùng để ước lượng mức sinh lời kỳ vọng hay chính là lợi nhuận kỳ vọng. Cửa sổ sau sựu kiện ( Post window) để xem xét tác động trong dài hạn, tuy nhiên tác giả sẽ chỉ xem xét đến thời điểm T2. Tại 0 là ngày sự kiện (event date) chính là ngày mà thông tin được công bố ra ngoài, T1 là thời điểm bắt đầu khung sự kiện và T2 là thời điểm kết thúc khung sự kiện.
c. Lợi nhuận bất thường trung bình (AAR-Average Abnormal Returns)
Lợi nhuận bất thường là sự chênh lệch giữa mức sinh lợi thức tế của cổ phiếu và mức sinh lời kỳ vọng, nó được tính theo công thức :
ARit = Rit - E(Rit)
Trong đó:
ARit : là sức sinh lời bất thường hay chính là lợi nhuận bất thường
RjI : là lợi nhuận thực tế của cổ phiếu i vào ngày t, được tính bằng cách lấy giá cổ phiếu ngày t trừ đi giá cổ phiếu ngày t-1 chia cho giá cổ phiếu ngày t-1
E(Rit): là lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán i vào ngày t
Có hai mô hình thông dụng được dùng để tính lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán là mô hình thị trường (Market model) và mô hình mức sinh lời hằng số
(Constant mean return model) . Hai phương pháp này được MacKinlay (1997) nghiên cứu. Sự khác nhau cơ bản giữa hai phương pháp này chính là đối với mô hình thị trường thì nó tính lợi nhuận có điều chỉnh theo rủi ro của thị trường.
- Phương pháp 1 : Mô hình thị trường (Market Model) Công thức để tính lợi nhuận kỳ vọng là:
E∣⅜) = au + PifRMt
Trong đó:
ait, βit là các hệ số được ước lượng bằng phương pháp hồi quy OLS với khoảng thời gian là 252 ngày giao dịch (và là số ngày hoạt động trước khung sự kiện đối với những cổ phiếu mới niêm yết và chưa đủ 252 ngày giao dịch) với lợi nhuận được tính hàng ngày trong cửa sổ ước lượng.
RMt là lợi nhuận của thị trường vào ngày t, được tính bằng cách lấy chỉ số VN- Index ngày t trừ đi chỉ số VN-Index ngày t-1 chia cho chỉ số VN-Index ngày t-1.
- Phương pháp 2 : Mô hình mức sinh lời hằng số (Constant mean return model)
Công thức tính như sau:
E(Λit) = RMt
Trong đó:
RMt là lợi nhuận của thị trường vào ngày t, được tính bằng cách lấy chỉ số VN Index ngày t trừ chỉ số VN Index ngày t-1 chia cho chỉ số VN Index ngày t-1.
Sau khi tính được lợi nhuận bất thường (AR) theo hai phương pháp, ta tính được lợi nhuận bất thường trung bình theo công thức sau:
AARt = ɪ ∑!=ιAR∣t
Trong đó:
N là tổng số các quan sát
ARitlà lợi nhuận bất thường của cổ phiếu i vào ngày t
d. Lợi nhuận bất thường trung bình tích lũy (CAAR-Cumulative Average Abnormal Returns)
Lợi nhuận bất thường trung bình tích lũy (CAAR) chính là cộng dồn của các lợi nhuận bất thường được tính theo công thức nêu trên trong một giai đoạn. Công thức tính CAAR như sau:
CΛU⅛i,β) = ZtfAARt
Trong đó:
CAAR(t1,t2) là lợi nhuận bất thường trung bình tích lũy trong giai đoạn từ t1 đến t2
e. Kiểm định sự tồn tại của lợi nhuận bất thường
Bài nghiên cứu sử dụng kiểm định T-test dựa trên giả định rằng lợi nhuận tuân theo quy luật phân phối chuẩn.
-Kiểm định lợi nhuận bất thường trung bình: Với giả định lợi nhuận tuân theo quy luật phân phối chuẩn, T-test vào ngày t được tính theo công thức như sau:
t ɪ - AAR
t
stat
S(AAR)t
Trong đó:
AARt là lợi nhuận bất thường trung bình tại ngày t
S(AAR)t = √1∑P=1(AARt — AARt)2 là độ lệch chuẩn của lợi nhuận bất thường
- Kiểm định lợi nhuận bất thường trung bình tích lũy: Tương tự như kiểm định lợi nhuận bất thường trung bình, công thức như sau:
_ CAAR(t1,t2)
tCross
'αCAAR(t1,t2)
t
Phương pháp 1 (Constant mean return model)
AAR1 T-Stat CAAR1 T-Stat
10 -0.0030 -0.3858 0.0436 1.7238*
9 0.0001 0.0125 0.0466 1.8437
Trong đó:
¾AAR(t1,t2) √1∑t=1(CAAR(t1'ti) — CAAR(t 122t )2là độ lệch chuẩn của lợi nhuận bất thường trung bình tích lũy
f. Các giả thuyết nghiên cứu
H1: Có sự tồn tại của lợi nhuận bất thường tại ngày công bố thông tin. H2: Thị trường phản ứng ngay lập tức khi thông tin được công bố.
g. Quan sát thêm về phản ứng của các cổ phiếu không nằm trong diện cơ cấu
Sau khi đã nghiên cứu tổng hợp cho các nhóm cổ phiếu được thêm vào và bị loại ra, để thấy rõ hơn tác động của thông tin công bố thay đổi cơ cấu danh mục chỉ số VN30 tới biến động giá của các cổ phiếu được cơ cấu, tác giả sẽ lựa chọn mẫu là 05 kỳ điều chỉnh gần nhất cụ thể là từ kì 1 năm 2017 đến kì 1 năm 2019 nhằm nghiên cứu về các cổ phiếu không bị nằm trong diện cơ cấu để xem ảnh hưởng của nó như thế nào.