Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng lào cai (Trang 44 - 48)

5. Bố cục của luận văn

2.2.3. Phương pháp phân tích

Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp chính là phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng. Luận văn sử dụng số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính (BCTC) của công ty. Trong quá trình phân tích thực trạng sử dụng vốn tại công ty, luận văn sử dụng phương pháp so sánh để chỉ ra sự biến động tình hình tài chính giữa các năm, các giai đoạn. Do phương pháp so sánh có nhược điểm là mới chỉ phản ánh hiệu quả của chỉ tiêu phân tích ở mức độ chung chung, bao quát chứ chưa đảm bảo tính khoa học. Vì vậy, để đảm bảo tính khoa học của các nhận định, tính đúng đắn của các kết luận, cũng như giúp tìm ra nguyên nhân chính gây ra biến động tình hình tài chính, tác giả sử dụng thêm 2 phương pháp định lượng là phương pháp loại trừ và phương pháp phân tích Dupont. Dưới đây trình bày cụ thể nội dung của từng phương pháp.

2.2.3.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế, nhằm để đánh giá chung, đánh giá khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu phân tích. Khi sử dụng phương pháp này phải giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, xác định gốc so sánh.

Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà ta lựa chọn gốc so sánh cho thích hợp. Gốc so sánh mà tác giả sử dụng trong luận văn là số năm trước

và số trung bình ngành.

Thứ hai, mục đích so sánh

+ Qua so sánh đánh giá được kết quả của việc thực hiện các mục tiêu do DN đặt ra. Muốn vậy cần phải so sánh giữa kết quả đạt được với mục tiêu đặt ra, giữa thực tế với kế hoạch.

+ Qua so sánh biết được tốc độ, nhịp điệu phát triển của các hiện tượng và kết quả hoạt động SXKD thông qua việc so sánh giữa kết quả kỳ này với kết quả kỳ trước.

+ Qua so sánh cho ta biết được mức độ tiên tiến hay lạc hậu của từng đơn vị trong quá trình thực hiện các mục tiêu do chính đơn vị đặt ra. Muốn vậy cần phải so sánh giữa kết quả của DN với các DN khác có cùng loại hình quy mô hoạt động SXKD và so sánh giữa kết quả của từng đơn vị bộ phận với kết quả bình quân của tổng thể.

Thứ ba, điều kiện có thể so sánh được

Để kết quả so sánh có ý nghĩa và chính xác thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu đem đi so sánh phải đồng nhất về mặt thời gian, không gian, nội dung kinh tế, phương pháp tính toán và đơn vị tính.

Trong luận văn, phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá tình hình biến động lao động của công ty; tình hình biến động tài sản – nguồn vốn và kết quả kinh doanh của công ty; mức độ biến động của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ; mức độ biến động của các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị VLĐ như: vòng quay vốn bằng tiền; kỳ thu tiền trung bình; vòng quay HTK; mức độ biến động của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ như: số vòng quay VLĐ, tỷ suất LN VLĐ; mức độ biến động của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng VKD.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong phạm vi nội bộ công ty thì gốc so sánh được lựa chọn là số năm trước. Mở rộng ra phạm vi các DN cùng ngành thì gốc so sánh được lựa chọn là số trung bình ngành với các chỉ tiêu như: cơ cấu nợ vay trên VCSH, ROA, ROE. ROA phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay tổng VKD trong khi ROE thì phản ánh khả năng sinh lời của VCSH, do đó nếu so sánh với số trung

bình ngành sẽ phản ánh chính xác hơn thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty.

2.2.3.2. Phương pháp loại trừ

Phương pháp loại trừ là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả hoạt động SXKD bằng cách khi xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố này thì loại trừ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác.

Giả sử ta có chỉ tiêu phân tích Q chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố, theo thứ tự a, b, c. Các nhân tố này có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích Q và đã được sắp xếp theo trình tự từ nhân tố số lượng đến chất lượng bằng công thức sau [3]:

𝐐 = 𝐚 × 𝐛 × 𝐜

Ta quy ước kỳ kế hoạch (kỳ so sánh) ký hiệu là 1 còn kỳ gốc (kỳ báo cáo) ký hiệu là 0. Từ quy ước này chỉ tiêu Q kỳ kế hoạch và báo cáo lần lượt được xác định như sau: Kỳ kế hoạch: 𝐐𝟏 = 𝐚𝟏 × 𝐛𝟏 × 𝐜𝟏

Kỳ báo cáo: 𝐐𝟎 = 𝐚𝟎× 𝐛𝟎× 𝐜𝟎

Trình tự các bước xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chỉ tiêu phân tích Q theo phương pháp số chênh lệch như sau:

- Bước 1. Xác định đối tượng phân tích: ∆𝐐 = 𝐐𝟏 − 𝐐𝟎

- Bước 2. Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố + Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a tới chỉ tiêu phân tích Q:

∆𝐐(𝐚) = (𝐚𝟏 − 𝐚𝟎) × 𝐛𝟎× 𝐜𝟎

+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b tới chỉ tiêu phân tích Q: ∆𝐐(𝐛) = 𝐚𝟏× (𝐛𝟏 − 𝐛𝟎) × 𝐜𝟎

+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c tới chỉ tiêu phân tích Q: ∆𝐐(𝐜) = 𝐚𝟏× 𝐛𝟏 × (𝐜𝟏 − 𝐜𝟎)

- Bước 3. Tổng hợp: ∆𝐐 = ∆𝐐(𝐚) + ∆𝐐(𝐛) + ∆𝐐(𝐜)

Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp loại trừ để tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới tốc độ luân chuyển VLĐ. Tốc độ luân chuyển VLĐ phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ của DN, do đó phân tích tốc độ luân chuyển VLĐ có ý nghĩa hết sức to lớn. Việc sử dụng phương pháp loại trừ không chỉ phản ánh chính xác hiệu quả sử dụng VLĐ mà còn giúp tìm ra nguyên nhân chính ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty. Ví dụ, nếu VLĐ tăng. doanh thu tăng, nhưng tốc độ luân chuyển

VLĐ lại giảm thì có nghĩa là DN đang lãng phí VLĐ trong các khâu của quá trình kinh doanh. Vậy nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty chính là do sự thay đổi của số dư bình quân về VLĐ. Ngược lại, nếu VLĐ tăng, doanh thu tăng, tốc độ luân chuyển VLĐ cũng tăng thì có nghĩa là việc tăng vốn đã tác động tích cực đến việc tăng doanh thu, do đó cần xem đây là thành tích trong quản lý và sử dụng vốn để tiếp tục phát huy.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích Dupont

Lý do lựa chọn: Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một DN bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán. Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định.

Dưới góc độ là nhà nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là ROE. Do VCSH là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào ROA.

Hiệu quả sử dụng vốn tổng thể chỉ đạt được khi các nhà QTTC triển khai có hiệu quả các hoạt động sử dụng vốn thành phần. Do đó, để phản ánh sự tác động của hiệu quả sử dụng vốn thành phần đến hiệu quả sử dụng vốn tổng thể của DN chúng ta sử dụng phân tích Dupont với chỉ tiêu ROA và ROE như sau:

ROA = LNST

VKD bình quân =

LNST

Doanh thu thuần×

Doanh thu thuần VKD bình quân

ROE = LNST

VCSH bình quân

= LNST

Doanh thu thuần×

Doanh thu thuần

VKD bình quân ×

VKD bình quân VCSH bình quân Hay:

ROA = ROS × Vòng quay VKD

ROE = ROS × Vòng quay VKD × VKD bình quân VCSH bình quân

Giải thích cho việc tác giả lựa chọn phương pháp Dupont vào trong phân tích là vì ROE là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh hiệu quả của công tác quản trị TCDN nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng; vì vậy để có kết luận chính xác cần thiết phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới ROE để tìm ra nhân tố ảnh hưởng chính, từ đó có biện pháp tác động kịp thời vào nhân tố đó nhằm gia tăng chỉ tiêu này.

2.2.3.4. Một số phương pháp khác

Phương pháp tỷ trọng

Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp tỷ trọng để tính kết cấu tài sản – nguồn vốn, kết cấu vốn lưu động. Kết cấu VLĐ của DN là tỷ lệ của từng loại vốn chiếm trong tổng số VLĐ của DN. Việc xác định kết cấu VLĐ phụ thuộc vào tiêu thức phân loại VLĐ. Trong luận văn, tác giả phân loại VLĐ theo tiêu thức hình thái biểu hiện. Do đó, kết cấu VLĐ là tỷ lệ phần trăm của vốn bằng tiền, vốn khoản phải thu, vốn HTK và vốn TSLĐ khác trong tổng VLĐ của DN. Thông qua chỉ tiêu này, chúng ta biết được sự phân bổ hợp lý hay bất hợp lý của từng loại vốn, từ đó có biện pháp điều chỉnh hợp lý, phù hợp với đặc điểm hoạt động SXKD của DN nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng và hiệu quả sử dụng VKD nói chung.

Phương pháp chi tiết

Để đánh giá được phong phú, chính xác hơn các kết quả đạt được nhằm ghi rõ thực chất hiện tượng và quá trình kinh tế, luận văn đã chi tiết kết quả kinh doanh theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu. Ví dụ: Trong VKD gồm VCĐ và VLĐ, trong VLĐ lại gồm có vốn bằng tiền, vốn khoản phải thu, vốn HTK nhằm thấy rõ kết cấu của các chỉ tiêu và vài trò ảnh hưởng của từng bộ phận đến chỉ tiêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng lào cai (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)