Khái quát kết quả kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng lào cai (Trang 61)

5. Bố cục của luận văn

3.1.4. Khái quát kết quả kinh doanh của công ty

Kết quả sản xuất kinh doanh là những chỉ tiêu tổng hợp, đánh giá hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Để có thể xem xét đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong thời gian qua trước hết ta đánh giá một số chỉ tiêu ở bảng phân tích sau:

Bảng 3.2: Bảng kết quả kinh doanh của công ty

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Doanh thu thuần 10.165 23.459 19.432

2 Doanh thu tài chính 0 5 4

3 Chi phí lãi vay 128 598 593

4 Lợi nhuận sau thuế 216 624 103

Nguồn: BCTT của công ty và tính toán của tác giả

Dựa vào bảng số liệu cho thấy những đặc trưng nổi bật về kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2017 – 2019:

Doanh thu có sự tăng trưởng vượt bậc, hoạt động kinh doanh luôn có lãi:

Trong giai đoạn 2017 – 2019, năm 2018 là năm mà doanh thu thuần có mức tăng trưởng ấn tượng nhất cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Doanh thu bắt đầu tăng trưởng

từ năm 2018 là do công ty đã trở thành nhà thầu cung cấp đá vôi cho các Công ty cổ phần Xi măng trên địa bàn với khối lượng trung bình từ 10.000 – 15.000 tấn/tháng. Sau 03 năm từ năm 2017 - 2019, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đã tăng từ 10.165 triệu đồng lên 19.432 triệu đồng, tăng tuyệt đối là 9.267 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 91,17%. Đặc biệt, trong 03 năm liền công ty không để xảy ra tình trạng thua lỗ ở mảng khai thác thác và chế biến đá vôi, cho thấy đây là ngành cốt lõi mang lại khả năng sinh lời cho công ty.

Chi phí lãi vay có sự tăng trưởng đột biến: Từ năm 2017 đến 2019, chi phí lãi vay đã tăng từ 128 triệu đồng lên 593 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 363,28%. Trong năm 2017, công ty không sử dụng vốn vay, tuy nhiên bước sang năm 2018 do quy mô sản xuất mở rộng, nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho SXKD nên công ty bắt đầu sử dụng tới hình thức vay nợ từ các ngân hàng thương mại, trong đó ưu tiên vay ngắn hạn. Trong suốt giai đoạn 2017 – 2019, chi phí lãi vay luôn duy trì ở mức cao, điều này đã làm gia tăng áp lực trả lãi vay hàng năm của công ty. Bên cạnh đó, việc sử dụng vốn vay ngày càng kém hiệu quả kể từ năm 2018 đã làm giảm tỷ suất sinh lời của công ty.

Khả năng sinh lời của công ty vẫn còn thấp: Mặc dù doanh thu có sự tăng lên về quy mô nhưng lợi nhuận trước thuế của công ty còn ở mức thấp, nguyên nhân là do công ty chưa kiểm soát tốt các khoản chi phí phát sinh trong quá trình SXKD làm cho giá vốn hàng bán tăng cao.

3.2. Thực trạng vốn và cơ cấu vốn kinh doanh tại CTCP Vật liệu XD Lào Cai trong những năm gần đây

3.2.1. Cơ cấu tài sản của công ty

Về cơ cấu tài sản: Dựa vào bảng số liệu ta thấy tổng tài sản tăng qua 3 năm,

tỷ trọng của TSNH so với tổng tài sản tăng còn tỷ trọng của TSDH so với tổng tài sản giảm qua ba năm. Cụ thể, năm 2017 tỷ trọng của TSNH so với tổng tài sản là 33,17% tăng lên 37,27% năm 2018 và tiếp tục tăng lên 42,94% năm 2019. Trong 3 năm TSDH luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của công ty (chiếm trên 50% tổng tài sản), tuy nhiên lại đang có xu hướng giảm. Năm 2017 tỷ trọng của nó so với tổng tài sản

là 66,83% giảm xuống 62,73% năm 2018 và tiếp tục giảm xuống còn 57,06% năm 2019.

Về tình hình biến động tài sản: Tổng tài sản tăng qua 3 năm cho biết công ty

đã mở rộng quy mô sản xuất. Tổng tài sản năm 2017 là trên 27,2 tỷ đồng còn năm 2018 là trên 30,9 tỷ đồng. Năm 2018 so với năm 2017 tổng tài sản tăng hơn 3,6 tỷ đồng với tốc độ tăng tương ứng là 13,44%. Đến năm 2019 tổng tài sản là trên 33,6 tỷ đồng tăng hơn 2,7 tỷ đồng so với năm 2018 với tốc độ tăng là 8,91%. Tài sản có sự thay đổi qua 3 năm là do sự thay đổi của hai thành phần tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

Bảng 3.3: Bảng phân tích cơ cấu tài sản giai đoạn 2017 – 2019 Đơn vị tính: 1000 đồng, % Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Mức % Mức % A. Tài sản ngắn hạn 9.048.275 33,17 11.531.665 37,27 14.468.784 42,94 2.483.390 27,45 2.937.119 25,47 I. Tiền 2.099.083 7,70 2.524.464 8,16 1.778.452 5,28 425.381 20,27 -746.012 -29,55 II. Các khoản phải thu

ngắn hạn 3.242.237 11,89 5.132.654 16,59 6.865.923 20,37 1.890.417 58,31 1.733.269 33,77 III. Hàng tồn kho 2.157.613 7,91 2.578.740 8,33 3.324.879 9,87 421.127 19,52 746.139 28,93 IV. TSNH khác 1.549.342 5,67 1.295.806 4,19 2.499.530 7,42 -253.536 -16,36 1.203.724 92,89 B. Tài sản dài hạn 18.228.105 66,83 19.409.400 62,73 19.230.398 57,06 1.181.295 6,48 -179.002 -0,92 I. TSCĐ 11.870.576 43,52 16.071.469 51,94 17.977.963 53,35 4.200.893 35,39 1.906.494 11,86 II. ĐTTC DH 0 0,00 0 0,00 1.252.435 3,71 0 - 1.252.435 -

III. TS dở dang dài hạn 3.143.655 11,53 2.085.496 6,74 0 0,00 -1.058.159 -33,66 -2.085.496 -100,00 IV. TSDH khác 3.213.874 11,78 1.252.435 4,05 0 0,00 -1.961.439 -61,03 -1.252.435 -100,00

Tổng tài sản 27.276.380 100,00 30.941.064 100,00 33.699.182 100,00 3.664.685 13,44 2.758.118 8,91

Tài sản ngắn hạn: Theo bảng trên ta thấy TSNH năm 2017 là trên 9 tỷ đồng

chiếm 33,17% tổng tài sản. Năm 2018 là 11,5 tỷ đồng chiếm 37,94% tổng tài sản, đến năm 2019 là trên 14,4 tỷ đồng chiếm 42,94% tổng tài sản. Năm 2018 so với năm 2017 TSNH tăng hơn 2,4 tỷ đồng với tốc độ tăng tương ứng là 27,45%. Năm 2019 tăng hơn 2,9 tỷ đồng so với năm 2018 với tốc độ tăng tương ứng là 25,47%. Tài sản ngắn hạn tăng là do sự biến động của các khoản mục dưới đây:

Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn năm 2018 tăng so với năm 2017, năm 2017

tài sản dài hạn là hơn 18,2 tỷ đồng chiếm 66,83% tổng tài sản. Năm 2018 là hơn 19,4 tỷ đồng chiếm 62,73% tổng tài sản. Năm 2018 so với năm 2017 tài sản dài hạn tăng hơn 1,1 tỷ đồng với tốc độ tăng là 6,48%. Tuy nhiên trong năm 2019 tài sản dài hạn có sự sụt giảm. Tài sản dài hạn năm 2019 giảm xuống còn trên 19,2 tỷ đồng chỉ chiếm 57,06% tổng tài sản với tốc độ giảm là 0,92%. TSDH qua 3 năm 2017-2019 có sự tăng giảm là do sự biến động của các khoản mục chủ yếu dưới đây:

Tài sản cố định: Tài sản cố định tăng qua 3 năm, năm 2017 tài sản cố định là trên 11,8 tỷ đồng chiếm 43,52% tổng tài sản. Năm 2018 là trên 16 tỷ đồng chiếm 51,94% tổng tài sản. Năm 2018 so với năm 2017 tài sản cố định tăng hơn 4,2 tỷ đồng với tốc độ tăng là 35,39%. Bước sang năm 2019 tài sản cố định tiếp tục tăng lên nhưng với tốc độ chậm hơn. Tài sản cố định năm 2019 là trên 17,9 tỷ đồng chiếm 53,35% tổng tài sản. Năm 2019 so với năm 2018 tài sản cố định tăng hơn 1,9 tỷ đồng với tốc độ tăng là 11,86%. Tài sản cố định tăng qua 3 năm là do công ty đang mở rộng hoạt động kinh doanh nên cần đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị và thuê thêm từ bên ngoài.

Đầu tư tài chính dài hạn: Khoản mục này trong năm 2017 và 2018 không có nhưng bước sang năm 2019 tăng lên trên 1,25 tỷ đồng chiếm 3,71% tổng tài sản. Điều này cho thấy công ty đã tập trung hơn vào các khoản đầu tư dài hạn nhằm nâng cao lợi nhuận.

Tài sản dở dang dài hạn: Tài sản dở dang dài hạn giảm với tốc độ nhanh qua 3

năm 2017-2019. Năm 2017 tài sản dở dang dài hạn là trên 3,1 tỷ đồng chiếm 11,53% tổng tài sản. Năm 2018 giảm xuống còn gần 2,1 tỷ đồng chiếm 6,74% tổng tài sản. Năm 2018 so với năm 2017 tài sản dở dang dài hạn đã giảm hơn 1 tỷ đồng với tốc độ

giảm là 33,66%. Sang năm 2019 khoản mục này đã không còn, tương ứng với tốc độ giảm 100%.

Tài sản dài hạn khác: Tài sản dài hạn khác giảm với tốc độ rất nhanh qua 3 năm 2017-2019, năm 2017 là hơn 3,2 tỷ đồng chiếm 11,78% tổng tài sản. Năm 2018 giảm xuống còn trên 1,2 tỷ đồng chiếm 4,05% tổng tài sản. Năm 2018 so với năm 2017 tài sản dài hạn khác giảm hơn 1,9 tỷ đồng với tốc độ giảm 61,03%. Bước sang năm 2018, khoản mục này hoàn toàn không còn, tương ứng với tốc độ giảm 100%.

3.2.2. Cơ cấu nguồn vốn của công ty Về kết cấu nguồn vốn Về kết cấu nguồn vốn

Vốn của công ty được hình thành từ hai nguồn là: Nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Một cơ cấu vốn hợp lý và hiệu quả phải đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, vừa đảm bảo sự an toàn về mặt tài chính cho doanh nghiệp, đồng thời phát huy tối đa ảnh hưởng tích cực của đòn bẩy tài chính trong kinh doanh, tạo dựng được tính thanh khoản cao trong sử dụng vốn của DN.

Dựa vào bảng trên ta thấy, tổng nguồn vốn tăng qua 3 năm 2017- 2019, tỷ trọng của nợ phải trả so với tổng nguồn vốn tăng lên còn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn giảm xuống qua 3 năm. Cụ thể, tỷ trọng của nợ phải trả so với tổng nguồn vốn tăng từ 44,56% năm 2017 lên 48,61% năm 2018, đến năm 2019 thì tăng lên 52,43%. Còn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn lại có xu hướng giảm. Từ 55,44% năm 2017 giảm xuống còn 51,39% năm 2018 và tiếp tục giảm xuống còn 47,57% năm 2019. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn cho biết công ty vẫn đang phải lệ thuộc nhiều vào nguồn tài chính bên ngoài, chủ yếu là vay từ ngân hàng. Điều này là không tốt vì chi phí sử dụng vốn vay thường cao, dẫn đến làm giảm lợi nhuận ròng của công ty. Chính vì vậy, công ty cần phải xây dựng một cơ cấu nguồn vốn hợp lý.

Về tình hình biến động nguồn vốn

Về nguyên tắc, tổng tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn, do đó tốc độ tăng của nguồn vốn cũng chính bằng tốc độ tăng của tài sản. Tổng nguồn vốn tăng từ hơn 27,2 tỷ đồng năm 2017 lên trên 30,9 tỷ đồng năm 2018 và tiếp tục tăng lên trên 33,6 tỷ

đồng năm 2019. Quy mô vốn ngày càng tăng cho biết công ty đang mở rộng quy mô sản xuất. Nguồn vốn tăng nhưng với tốc độ còn chậm, tốc độ tăng năm 2018/2017 là 13,4% còn tốc độ tăng năm 2019/2018 chỉ là 8,91%. Nguồn vốn tăng là do sự tăng lên của hai thành phần nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Sau đây ta sẽ phân tích sự biến động của hai thành phần này:

Nợ phải trả: Năm 2017 nợ phải trả là trên 12,1 tỷ đồng chiếm 44,56% tổng

nguồn vốn. Năm 2018 là trên 15 tỷ đồng chiếm 48,61% tổng nguồn vốn. Năm 2018 so với năm 2017 nợ phải trả tăng hơn 2,8 tỷ đồng với tốc độ tăng là 23,73%. Sang năm 2019 nợ phải trả tăng với tốc độ chậm hơn, nợ phải trả năm này là trên 17,6 tỷ đồng chiếm 52,43% tổng nguồn vốn. Năm 2019 so với năm 2018 nợ phải trả tăng hơn 2,6 tỷ đồng với tốc độ tăng là 17,48%. Nợ phải trả tăng là do ảnh hưởng của các nhân tố dưới đây:

Nợ dài hạn: So với nợ ngắn hạn thì nợ dài hạn có tính an toàn hơn do có thời

gian phải hoàn trả lâu hơn (thường trên 1 năm). Thông thường công ty sẽ sử dụng nguồn vốn này để tài trợ cho tài sản cố định hữu hình như: nhà xưởng, kho tàng, máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ phục vụ quản lý... Trong 3 năm qua nợ dài hạn của công ty luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với tỷ trọng của nợ ngắn hạn trong tổng nguồn vốn. Năm 2017 nợ dài hạn là trên 8 tỷ đồng chiếm 29,41% tổng nguồn vốn. Năm 2018 giảm xuống còn trên 4,7 tỷ đồng chiếm 15,23% tổng nguồn vốn. Năm 2018/2017 nợ dài hạn giảm hơn 3,3 tỷ đồng với tốc độ giảm là 41,25%. Sang năm 2019 nợ dài hạn có sự tăng nhẹ, nợ dài hạn năm này là trên 4,8 tỷ đồng chiếm 14,27% tổng nguồn vốn. So sánh năm 2019/ 2018 nợ dài hạn tăng gần 100 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 2,07%. Nợ dài hạn tăng là do công ty đang tập trung vào các khoản đầu tư dài hạn nên cần huy đông thêm vốn vay dài hạn.

Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu cùng với nợ phải trả sẽ hình thành nên nguồn vốn của công ty. Vốn chủ sở hữu là nguồn tài trợ quan trọng và an toàn nhất quyết định tính tự chủ về mặt tài chính trong hoạt động kinh doanh của công ty. Dựa vào bảng số liệu ta thấy vốn chủ sở hữu luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của công ty và đang có xu hướng tăng về quy mô. Năm 2017 vốn chủ sở hữu là trên 15,1 tỷ đồng

chiếm 55,44% tổng nguồn vốn. Năm 2018 là trên 15,9 tỷ đồng chiếm 51,39% tổng nguồn vốn, đến năm 2019 là trên 16 tỷ đồng chiếm 47,57% tổng nguồn vốn. Mặc dù vốn chủ sở hữu tăng đều qua 3 năm nhưng tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu vẫn thấp hơn rất nhiều lần so với tốc độ tăng của nợ phải trả. Năm 2018/2017 tốc độ tăng vốn chủ sở hữu là 5,16%, năm 2019/2018 tốc độ tăng chỉ là 0,81%.

Tỷ trọng của vốn chủ sở hữu và tỷ trọng của nợ phải trả khá cân đối. Điều này cho thấy công ty không lệ thuộc quá nhiều vào nguồn tài trợ là nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là do sự tăng lên của khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Năm 2017 LNST chưa phân phối là gần 121 triệu đồng chiếm 0,45% tổng nguồn vốn. Năm 2018 LNST chưa phân phối là hơn 900 triệu đồng chiếm 2,91% tổng nguốn vốn. Năm 2018/2017 LNST chưa phân phối tăng hơn 779 triệu đồng với tốc độ tăng là 644,42%. Đến năm 2019 LNST chưa phân phối là trên 1 tỷ đồng chiếm 3,06% tổng nguồn vốn. Năm 2019/2018 LNST chưa phân phối tăng thêm gần 130 triệu đồng với tốc độ tăng tương ứng là 14,33%. LNST là quỹ tài chính cuối cùng của một công ty, LNST tăng chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả.

Bảng 3.4: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2017 – 2019 Đơn vị tính: 1000 đồng, % Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Mức % Mức % A. Nợ phải trả 12.155.402 44,56 15.040.486 48,61 17.669.560 52,43 2.885.084 23,73 2.629.074 17,48 I. Nợ ngắn hạn 4.134.332 15,16 10.328.124 33,38 12.859.472 38,16 6.193.792 149,81 2.531.347 24,51 1. Vay ngắn hạn 0 0,00 7.224.089 23,35 7.224.089 21,44 7.224.089 - 0 0,00 2. Phải trả cho người bán 4.134.332 15,16 2.681.395 8,67 5.328.459 15,81 -1.452.937 -35,14 2.647.063 98,72 3. Phải trả người lao

động 0 0,00 422.640 1,36 306.924 0,91 422.640 - -115.716 -27,38 II. Nợ dài hạn 8.021.070 29,41 4.712.362 15,23 4.810.088 14,27 -3.308.709 -41,25 97.726 2,07

B. Vốn chủ sở hữu 15.120.977 55,44 15.900.578 51,39 16.029.622 47,57 779.601 5,16 129.044 0,81

I. VCSH 15.120.977 55,44 15.900.578 51,39 16.029.622 47,57 779.601 5,16 129.044 0,81 1. Vốn đầu tư của CSH 15.000.000 54,99 15.000.000 48,48 15.000.000 44,51 0 0,00 0 0,00 2. LNST chưa phân phối 120.977 0,45 900.578 2,91 1.029.622 3,06 779.601 644,42 129.044 14,33

Tổng nguồn vốn 27.276.380 100,00 30.941.064 100,00 33.699.182 100,00 3.664.685 13,44 2.758.118 8,91

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng lào cai (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)