Khái quát các chương trình giảm nghèo tại huyện Trấn Yên trong gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 49 - 53)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học, thực tiễn

3.1.1. Khái quát các chương trình giảm nghèo tại huyện Trấn Yên trong gia

đoạn 2016 - 2018

3.1.1.1. Chính sách tín dụng ưu đãi

Giai đoạn 2016-2018: Cho vay các Chương trình Hộ nghèo, Hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, học sinh, sinh viên, nước sạch và vệ sinh môi trường, hộ nghèo vay vốn làm nhà ở: 239,5 tỷ đồng/8.719 hộ vay.

3.1.1.2. Chính sách đặc thù hỗ trợ hộ đồng bào DTTS về đất ở, đất sản xuất

Thực hiện Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017-2020, qua rà soát toàn huyện có 254 hộ đồng bào DTTS có nhu cầu về đất ở với diện tích 4,82 ha, kinh phí hỗ trợ 4,107 triệu đồng. Nhu cầu vay vốn 327 hộ, kinh phí 16,330 triệu đồng, tính đến 20/8/2018 đã có 26 hộ vay vốn, kinh phí 1,300 triệu đồng.

3.1.1.3. Chính sách hỗ trợ về giáo dục và đào tạo

+ Năm học 2015- 2016: Từ tháng 01 đến tháng 5/2016 Cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh thuộc hộ nghèo, hỗ trợ tiền ăn và gạo cho học sinh học bán trú: 3.417 học sinh, kinh phí 2.046 triệu đồng, gạo 21 tấn.

+ Năm học 2016- 2017: Cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh thuộc hộ nghèo và học sinh học bán trú: 6.958 học sinh, kinh phí 3,195 triệu đồng; hỗ trợ bằng gạo 30 tấn.

+ Năm học 2017- 2018: Cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh thuộc hộ nghèo và học sinh học bán trú: 7.785 học sinh, kinh phí 2,908 triệu đồng; Hỗ trợ bằng gạo 32 tấn.

3.1.1.4. Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo, cận nghèo

- Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, từ năm 2016 đến 6 tháng đầu năm 2018 đã mở

được 54 lớp, cho 1.562 lao động nông thôn, với tổng kinh phí thực hiện: 2,791 triệu đồng; trong đó: lao động thuộc hộ nghèo: 263 người, cận nghèo: 97 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện đạt 58% (trong đó lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn huyện đạt 45,5%).

- Thông qua các chương trình tư vấn, giới thiệu việc làm trong và ngoài tỉnh, đào tạo nghề ngắn hạn, giải ngân các nguồn vốn từ ngân hàng chính sách xã hội, vốn vay huy động từ các hội đoàn thể đã giải quyết việc làm mới cho 5.143 lao động, xuất khẩu lao động: 133 người đi làm việc có thời hạn tại các thị trường: Nhật Bản, Đài Loan, Malaixia, Ả Rập...

- Ưu tiên đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Kết hợp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Tổ chức mở 15 lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức xã, MTTQ và các đoàn thể; Bí thư, trưởng thôn bản, tổ dân phố, có 1.245 lượt người tham gia các lớp tập huấn.

- Chương trình đào tạo cử tuyển giai đoạn 2009-2018: Tổng số 15 sinh viên cử tuyển tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp, đã bố trí việc làm 10 người, còn 05 người đã đi xin việc địa phương khác.

3.1.1.5. Chính sách hỗ trợ Y tế

Thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo, người mới thoát nghèo với tổng kinh phí hỗ trợ 10.732 triệu đồng;

+ Năm 2016: Thực hiện cấp 7.632 thẻ Bảo hiểm Y tế cho người nghèo, người cận nghèo, kinh phí 4.826 triệu đồng

+ Năm 2017: Thực hiện cấp 6.096 thẻ Bảo hiểm Y tế cho người nghèo, người cận nghèo, kinh phí 3.459 triệu đồng

+ Năm 2018: Thực hiện cấp 3.455 thẻ Bảo hiểm Y tế cho người nghèo, người cận nghèo, kinh phí 2,447 triệu đồng,

3.1.1.6. Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo

Hỗ trợ về nhà ở đã tạo điều kiện cho nhiều hộ nghèo có nhà ở an toàn, ổn định, từ đó hộ nghèo đã yên tâm tích cực lao động, sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình

vươn lên thoát nghèo.

+ Năm 2016: Thực hiện xóa nhà dột nát 47 nhà hộ nghèo, trong đó theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg hỗ trợ 46 nhà, kinh phí 32 triệu đồng, vận động doanh nghiệp hỗ trợ 01 nhà, kinh phí 70 triệu đồng.

+ Năm 2017: Thực hiện xóa nhà dột nát theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg cho 97 hộ nghèo, kinh phí hỗ trợ 68 triệu đồng. Ngoài ra các ban, ngành đoàn thể đã vận động xã hội hóa được 09 nhà, kinh phí 60 triệu đồng; Hội Phụ nữ huyện 04 nhà, kinh phí 70 triệu, Kiểm toán Nhà nước 01 nhà, kinh phí 70 triệu.

+ Năm 2018: Thực hiện xóa nhà dột nát theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg cho 121 nhà hộ nghèo, kinh phí 84,7 triệu đồng. Ngoài ra còn vận động xã hội hóa hỗ trợ làm được 52 nhà, với tổng kinh phí 2,4 tỷ đồng (Trong đó TW MTTQ Việt Nam hỗ trợ 03 nhà, kinh phí 120 triệu đồng; Huyện đoàn Trấn Yên hỗ trợ 04 nhà, kinh phí 160 triệu đồng; Hội liên hiệp Phụ nữ huyện hỗ trợ 05 nhà, kinh phí 320 triệu đồng; Hội Cựu chiến binh hỗ trợ 08 nhà, kinh phí 400 triệu đồng; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam hỗ trợ 24 nhà, kinh phí 1,2 tỷ đồng; Quỹ "Vì người nghèo" tỉnh Yên Bái hỗ trợ 08 nhà, kinh phí 160 triệu đồng).

3.1.1.7. Chính sách hỗ trợ tiền điện

- Trong 3 năm hỗ trợ 13.277 hộ nghèo, tổng kinh phí 7.798 triệu đồng.

+ Năm 2016: Hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập, Hộ có thành viên đang hưởng trợ cấp xã hội không thuộc diện hộ nghèo và có lượng điện sử dụng cho sinh hoạt trong tháng không quá 50 KW ở vùng có điện lưới, Hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng chưa có điện lưới, tổng số có 6.034 hộ được hỗ trợ, kinh phí 3.527 triệu đồng.

+ Năm 2017: Hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập, Hộ có thành viên đang hưởng trợ cấp xã hội không thuộc diện hộ nghèo và có lượng điện sử dụng cho sinh hoạt trong tháng không quá 50 KW ở vùng có điện lưới, Hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng chưa có điện lưới, tổng số có 4.087 hộ được hỗ trợ, kinh phí 2.416 triệu đồng.

+ Năm 2018: Hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập, Hộ có thành viên đang hưởng trợ cấp xã hội không thuộc diện hộ nghèo và có lượng điện sử dụng cho sinh hoạt trong tháng không quá 50 KW ở vùng có điện lưới, Hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng chưa có điện lưới tổng số có 3.156 hộ được hỗ trợ, 6 tháng đầu năm hỗ trợ

1.855 triệu đồng.

3.1.1.8. Chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tổng kinh phí trên 28 tỷ đồng; Tính đến hết năm 2017 tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới 11 xã ( trong đó xây dựng 01 xã nông thôn mới kiểu mẫu); Năm 2018 xây dựng 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện phấn đấu năm 2020 đạt huyện nông thôn mới của tỉnh.

3.1.1.9. Chính sách hỗ trợ hỗ trợ trực tiếp theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg, ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn

- Năm 2016: 4.415 hộ; 15.170 khẩu; kinh phí: 1.306.380.000 đồng - Năm 2017: 3.618 hộ; 12.685 khẩu; kinh phí: 1.124.040.000 đồng. - Năm 2018: 2.738 hộ/9.346 khẩu; kinh phí hỗ trợ: 835.340.000 đồng.

3.1.1.10. Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người dân tộc thiểu số

Từ năm 2016 đến nay, huyện đã tích cực phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý của tỉnh trợ giúp pháp lý lưu động tới địa bàn các xã, trong đó quan tâm tổ chức tuyên truyền tại các xã điều kiện kinh đặc biệt khó khăn; tổng số có 245 buổi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho trên 16.618 lượt người nghe; cấp phát 1.495 tài liệu tuyên truyền, phát sóng 191 chương trình trên hệ thống loa truyền thanh...Chính sách trợ giúp pháp lý đã góp phần đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu trợ giúp pháp lý của người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, qua đó đã góp phần tích cực trong việc nâng cao ý thức của người nghèo tự vươn lên thoát nghèo.

3.1.1.11. Tình hình đầu tư cho các chương trình giảm nghèo của huyện Trấn Yên

Các chương trình, dự án được phân bổ theo các mục tiêu khác nhau, chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ đào tạo và một số mục tiêu khác. Cụ thể cho xây dựng cơ sở hạ tầng 56.837,0 triệu đồng, hỗ trợ sản xuất 5.835,8 triệu đồng, hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, thôn, bản đặc biệt khó khăn 7.828,0 triệu đồng, một

số mục tiêu khác như nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình 26,5 triệu đồng.

Bảng 3.1. Tình hình đầu tư cho giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2018 trên địa bàn huyện Trấn Yên

STT Tên chương trình, dự án Năm

thực hiện

Kinh phí (triệu VNĐ)

1

Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn

2016-2018 56.837 triệu đồng

2

Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, các thôn đặc biệt khó khăn

2016 - 2017 5.835,8 triệu đồng

2018 3.155 triệu đồng

3

Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, thôn, bản đặc biệt khó khăn

2016 - 2017 7.828,0 triệu đồng

4 Truyền thông giảm nghèo về thông tin 2016 - 2017 5 Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá

thực hiện Chương trình 2016 - 2017 26,5 triệu đồng

Nguồn: Báo cáo kết quả công tác giảm nghèo năm 2016 - 2018 của huyện Trấn Yên

Chương trình dự án được thực hiện đến nay đã và đang đem lại nhiều kết quả tốt, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, tăng an sinh xã hội cho huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 49 - 53)