Kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 40 - 44)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học, thực tiễn

2.1.2.Kinh tế xã hội

2.1.2.1. Về kinh tế

Trấn Yên có hệ thống giao thông tương đối thuận tiện gồm đường sông, đường sắt, đường bộ. Đường sông có sông Hồng chảy qua với chiều dài 40 km; tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua dài 30 km, quốc lộ 32C, quốc lộ 37, các tỉnh lộ 161, 166 đều qua địa bàn huyện với tổng chiều dài hơn 70km; đảm bảo giao thương thuận lợi với các địa bàn trong và ngoài tỉnh.

Do hệ thống giao thông rất thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa và sản phẩm nông lâm nghiệp cũng như việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, định hình vùng sản xuất hàng hóa. Kinh tế huyện phát triển chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp và công nghiệp và dịch vụ. Tình hình kinh tế của huyện thể hiện qua bảng 2.2:

Bảng 2.2: Giá trị sản xuất ngành kinh tế huyện Trấn Yên giai đoạn 2016 -2018 ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%) 2017 /2016 2018 /2017 BQC Giá trị các ngành kinh tế 3755,00 4149,30 4605,70 110,50 111,00 110,75 + Nông - lâm - thủy sản 1444,60 1521,90 1606,70 105,35 105,57 105,46 + Công nghiệp - xây dựng 1348,00 1542,50 1771,00 114,43 114,81 114,62 + TM-Dịch vụ 962,40 1084,90 1228,00 112,73 113,19 112,96

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Trấn Yên, 2018)

trong đó ngành Nông - lâm - thủy sản vẫn là ngành chủ đạo của huyện nhưng đã có hướng dịch chuyển tích cực sang ngành công nghiệp xây dựng và thương mại - dịch vụ.

- Giá trị ngành Nông - lâm - thủy sản năm 2016 là 1.444,6 tỷ đồng chiếm 38,47% tổng giá trị sản xuất, đến năm 2018 đã tăng lên 1.606,7 tỷ đồng về cơ cấu trong tổng giá trị ngành kinh tế giảm,chỉ chiếm gần 35% tổng giá trị sản xuất, đã có sự dịch chuyển cơ cấu sang 2 ngành còn lại.

- Giá trị ngành Công nghiệp- xây dựng năm 2016 là 1.348 tỷ đồng, chiếm 35,9% tổng giá trị sản xuất năm 2018 tăng lên 1.771 tỷ đồng cơ cấu tăng lên chiếm cao nhất là 38,45% tổng giá trị, đánh giá chung huyện phát triển hướng công nghiệp - xây dựng tương đối tốt.

- Giá trị ngành Thương mại- dịch vụ năm 2016 là 962 tỷ đồng chiếm 25,63% tổng giá trị, đây là tỷ lệ thấp nhất trong 3 ngành, năm 2018 tăng lên 1.228 tỷ đồng chiếm 26,66%. Tỷ lệ giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ chưa cao là do huyện chưa phát triển tốt được hướng du lịch sinh thái, nên thương mại có phát triển nhưng chậm hơn so với ngành công nghiệp xây dựng.

Bảng 2.3: Cơ cấu ngành kinh tế huyện Trấn Yên giai đoạn 2016 -2018 Năm

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Giá trị các ngành kinh tế 100,00 100,00 100,00

+ Nông - lâm - thủy sản 38,47 36,68 34,89

+ Công nghiệp - xây dựng 35,90 37,18 38,45

+ TM-Dịch vụ 25,63 26,15 26,66

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Trấn Yên, 2018)

Cơ cấu kinh tế của huyện trong 3 năm 2016 - 2018 có sự chuyển dịch từ nông - lâm - thủy sản sang công nghiệp - xây dựng. Nếu như 2016 cơ cấu của ngành nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ lệ cao nhất (38,47%) trong 3 nhóm ngành, thì sang năm 2018 đã chuyển dịch sang nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất (38,45%). Nhóm ngành TM - Dịch vụ tăng đều qua 3 năm (1,03%).

2.1.2.2. Về xã hội

* Dân số và lao động

Tính đến hết năm 2018 toàn huyện có tổng số là 84.355 khẩu với 24.047 hộ phân bố ở 1 thị trấn và 21 xã. Tình hình biến động dân số của huyện qua 3 năm thể hiện qua bảng 2.3.

Qua bảng 2.3 ta thấy:

- Nhân khẩu của huyện qua 3 năm có tăng, nhưng chiều hướng tăng nhẹ năm 2017 so với năm 2016 tăng 0,58% tương ứng tăng 488 người; năm 2018 so với năm 2017 tăng 0,46% tương ứng tăng 383 người; tỷ lệ nam nữ của huyện khá là cân đối, nhưng 2 năm gần đây tỷ lệ nữ tăng nhiều còn tỷ lệ nam thì giảm, gần có xu thế mất cân bằng về giới.

Bảng 2.4: Dân số và lao động của huyện Trấn Yên giai đoạn 2016 - 2018 Năm Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 BQC SL CC (%) SL CC (%)

1. Tổng nhân khẩu người 83488 100,00 84355 100,00 100,52

Nam người 41481 49,68 41934 49,71 100,54

nữ người 42007 50,32 42421 50,29 100,49

2. Tổng số hộ hộ 23583 100,00 24047 100,00 100,98

Trong đó: Hộ nông nghiệp hộ 20382 86,43 19901 82,76 98,81

Hộ phi nông nghiệp hộ 3201 13,57 4146 17,24 113,81

3. Tổng số lao động 51589 100,00 54254 100,00 102,55

Trong đó: LĐ nông nghiệp l.đ 38782 75,17 37669 69,43 98,55

LĐ phi nông nghiệp l.đ 12807 24,83 16585 30,57 113,80

4. Nhân khẩu bq/hộ người/

hộ 3,540 - 3,508 - 99,54

5. Lao động bình quân/ hộ lđ/

hộ 2,188 - 2,256 - 101,56

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Trấn Yên, 2018)

0,60% cụ thể tăng 143 hộ trong đó hộ nông nghiệp giảm 1,79%, hộ phi nông nghiệp tăng 3,1%; năm 2018 so với năm 2017 tổng số hộ trong huyện là 101,35% trong đó hộ nông nghiệp giảm 1,88%, hộ phi nông nghiệp tăng mạnh hơn là 2,65%. Nhìn trung xu hướng tách hộ và chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp của huyện khá mạnh.

- Tổng số lao động của huyện năm 2016 là 51.589 lao động, trong đó 75,17% lao động nông nghiệp và 24,82% lao động phi nông nghiệp; tỷ lệ nông nghiệp giảm dần qua các năm, tỷ lệ phi nông nghiệp tăng dần qua các năm đến năm 2017 lao động phi nông nghiệp huyện tăng lên 14.583 lao động chiếm 27,91%.. Năm 2018 lao động phi nông nghiệp huyện tăng lên 16.585 lao động chiếm 30,56%. Qua đây cho thấy tỷ lệ lao động sản xuất phi nông nghiệp của huyện đang trên đà phát triển, đây chính là lợi thế giúp nền kinh tế huyện phát triển hơn. Nhằm giải quyết việc làm và cho thu nhập ổn định hơn.

Tuy nhiên với cơ cấu lao động như trên, nền kinh tế của huyện vẫn phải dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, và để ổn định vấn đề an ninh lương thực trên địa bàn cần có sự định hướng quy hoạch cho phát triển các ngành kinh tế khác phát huy thế mạnh tài nguyên của huyện.

Để giải quyết vấn đề này cần có chính sách hợp lý: Nâng cao dân trí, mở thêm ngành nghề, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nhằm giải phóng sức lao động dư thừa phục vụ cho ngành khác. Từ đó, giúp kinh tế của huyện phát triển một cách toàn diện, cân đối trong cơ cấu trong trời gian tới.

* Tình hình cơ sở vật chất và hạ tầng của huyện Trấn Yên

Trong những năm qua, huyện đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của tỉnh, cùng với sự tập trung, ưu tiên bố trí các nguồn lực của huyện, kết hợp với sự đóng góp rất tích cực của nhân dân và các nguồn xã hội hóa khác để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới. Công tác quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã có sự chuyển biến tích cực trong việc cân đối, bố trí vốn đầu tư, lựa chọn có trọng tâm, trọng điểm những dự án, công trình cấp thiết, có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch, đảm bảo sự đồng bộ để thúc đẩy phát triển sản xuất, góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho

người dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.

Trường lớp học: Hiện nay toàn huyện có 46 đơn vị trường học, trong đó: 17 trường Mầm non, 3 trường Tiểu học, 3 trường Trung học cơ sở, 21 trường TH&THCS; 02 trường phổ thông trung học. Số điểm trường lẻ là 34 điểm, trong đó: Mầm non có 27 điểm, tiểu học có 7 điểm; Toàn huyện có 24 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó: 14 mầm non; 3 trường tiểu học; 1 trường THCS và 6 trường TH&THCS.

Y tế: Hiện nay toàn huyện có 23 cơ sở y tế công lập, gồm: Trung tâm y tế, 02 phòng khám đa khoa khu vực và 20 trạm y tế xã, thị trấn; Tổng số 305 giường bệnh. Số giường bệnh trên 1 vạn dân đạt 34,8 giường. Giai đoạn 2015-2017 đầu tư nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới 6 trạm y tế xã; số trạm y tế xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế 15 xã, chiếm 68,2%.

Văn hóa: Giai đoạn 2016-2018 thực hiện đầu tư nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới 13 nhà văn hóa xã, 9 khu thể thao trung tâm xã, đến hết năm 2018 toàn huyện có 17/22 nhà văn hóa xã và 15/22 khu thể thao trung tâm xã đạt chuẩn, 211/233 thôn, bản, khu phố có nhà văn hóa bằng 91%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 40 - 44)