4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học, thực tiễn
1.4. Bài học kinh nghiệm rút ra về giảm nghèo cho đồng bào DTTS huyện
Yên, tỉnh Yên Bái
Thứ nhất, cần xã hội hoá công tác giảm nghèo, nhằm huy động tối đa các nguồn vốn tăng cường đầu tư cho địa phương, các vùng có điều kiện khó khăn, kinh tế chưa phát triển, hỗ trợ cho người nghèo, nhằm tạo điều kiện các địa phương, các vùng khắc phục khó khăn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo tiền đề cho các hộ nghèo cải thiện đời sống vươn lên tự thoát nghèo.
Thứ hai, cần có những cơ chế chính sách đặc thù nhằm sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, ưu tiên đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cho khoa học - công nghệ, cho sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
Thứ ba, quan tâm đầu tư cho giáo dục - đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề cho người lao động. Điều này có tác dụng nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động.
Thứ tư, cần có cơ chế, chính sách và kinh phí hợp lý, nhằm phát huy hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến lâm tăng cường nâng cao hiểu biết của người dân trong sản xuất nông lâm nghiệp.
Thứ năm, cần có chính sách cụ thể để phát triển các loại hình dịch vụ giáo dục, y tế, văn hoá và các lĩnh vực khác.
Thứ sáu, cần mở rộng hình thức hỗ trợ trực tiếp cho người dân nhằm đảm bảo nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ đến được tận tay những người nghèo, tránh
thất thoát lãng phí.
Thứ bảy, trong công tác giảm nghèo Nhà nước đóng vai trò quan trọng, nhưng phải coi đây là nhiệm vụ của xã hội, mà trước hết là của chính những người dân nghèo phải tự giác vươn lên.
Thứ tám, cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu rõ vấn đề, hiểu rõ trách nhiệm của mình tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ cộng đồng, của Nhà nước.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU