Nung X đến khối lượng không đổi rồi khử bằng H2 ở nhiệt độ cao.

Một phần của tài liệu TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI HÓA HỌC CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO (Trang 111 - 113)

Câu 146: Cho 16,2 gam kim loại M có hoá trị n tác dụng với 0,15 mol O2. Chất rắn thu được sau phản ứng đem hoà tan vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 13,44 lít H2 đktc. Kim loại M là

A. Fe. B. Al. C. Ca. D. Mg.

Câu 147: Trộn 5,6 gam bột sắt với 3,2 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí Z và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn Z và G cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc). Giá trị của V là

A. 2,8. B. 3,36. C. 3,08. D. 4,48.

Câu 148: Hoà tan 1,44 gam một kim loại hoá trị II trong 150 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Để trung hoà axit dư trong dung dịch thu được, phải dùng hết 30 ml dung dịch NaOH 1M. Kim loại đó là

A. Ba. B. Ca. C. Mg. D. Be.

Câu 149: Hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Fe và Mg trong dung dịch HCl thu được 1 gam khí H2. Khi cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan ?

A. 54,5 gam. B. 55,5 gam. C. 56,5 gam. D. 57,5 gam.

Câu 150: Hoà tan 6 gam hợp kim Cu, Fe và Al trong HCl dư thấy thoát ra 3,024 lít khí H2 (đktc) và 1,86 gam chất rắn không tan. Thành phần phần trăm của hợp kim là

A. 40% Fe; 28% Al; 32% Cu. B. 41% Fe; 29% Al; 30% Cu.

C. 42% Fe; 27% Al; 31% Cu. D. 43% Fe; 26% Al; 31% Cu.

Câu 151: Cho 2,06 gam hỗn hợp Fe, Al và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,896 lít NO duy nhất (đktc). Khối lượng muối nitrat sinh ra là

A. 9,5 gam. B. 7,44 gam. C. 7,02 gam. D. 4,54 gam.

Câu 152: Nhúng thanh kim loại M hoá trị II và 1120 ml dung dịch CuSO4 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng thanh kim loại tăng 1,344 gam và nồng độ CuSO4 còn lại là 0,05M. Cho rằng Cu kim loại giải phóng ra bám hết vào thanh kim loại. Kim loại M là

A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Zn.

Câu 153: Lấy 2 thanh kim loại R hoá trị II có khối lượng p gam. Thanh 1 nhúng vào dung dịch Cu(NO3)2 ; thanh 2 nhúng vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau thí nghiệm thanh 1 giảm 0,2%, thanh 2 tăng 28,4%. Biết số mol muối nitrat của R tạo ra trong 2 dung dịch bằng nhau. Vậy R là

A. Fe. B. Ni. C. Zn. D. Mg.

Câu 154: Tiến hành 2 thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho m gam bột sắt (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M; Thí nghiệm 2: Cho m gam bột sắt (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi các thí nghiệm đều xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở 2 thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2 là

A. V1 = 10V2. B. V1 = 5V2. C. V1 = 2V2. D. V1 = V2.

Câu 155: Nhúng một thanh Mg vào 200 ml dung dịch Fe(NO3)3 1M, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra cân lại thấy khối lượng tăng 0,8 gam. Số gam Mg đã tan vào dung dịch là

A. 1,4 gam. B. 4,8 gam. C. 8,4 gam. D. 4,1 gam.

Câu 156: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 650 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 3,24. B. 64,8. C. 59,4. D. 54,0.

Câu 157: Cho 0,3 mol magie vào 100 ml dung dịch hổn hợp chứa Fe(NO3)3 2M và Cu(NO3)2

A. 12 gam. B. 11,2 gam. C. 13,87 gam. D. 16,6 gam.

Câu 158: Một loại đồng thau có chứa 59,63% Cu và 40,37% Zn. Hợp kim này có câu tạo tinh thể của hợp chất hoá học giữa đồng và kẽm. Công thức hoá học của hợp kim là

A. Cu3Zn2. B. Cu2Zn3. C. Cu2Zn. D. CuZn2.

Câu 159: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Na tác dụng với H2O dư, thu được 8,96 lít khí H2

(đktc) và còn lại một lượng chất rắn không tan. Khối lượng của Na trong m gam X là

A. 2,3 gam. B. 4,6 gam. C. 6,9 gam. D. 9,2 gam.

Câu 160: Cho 3,6 gam hỗn hợp gồm K và một kim loại kiềm A tác dụng vừa hết với nước cho 2,24 lít H2 ở 0,5 atm và 0oC. Biết số mol kim loại A trong hỗn hợp lớn hơn 10% tổng số mol của 2 kim loại. A là kim loại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. K. B. Na. C. Li. D. Rb.

Câu 161: Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe, MgO cần dùng 5,6 lít CO (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là

A. 28 gam. B. 26 gam. C. 24 gam. D. 22 gam.

Câu 162: Để khử hoàn toàn 23,2 gam một oxit kim loại, cần dùng 8,96 lít H2 (đktc). Kim loại đó là

A. Mg. B. Cu. C. Fe. D. Cr.

Câu 163: Một oxit kim loại MxOy trong đó M chiếm 72,41% về khối lượng. Khử hoàn toàn oxit này bằng CO, thu được 16,8 gam M. Hòa tan hoàn toàn lượng M này bằng HNO3 đặc nóng thu được 1 muối và x mol NO2. Giá trị x là

A. 0,45 B. 0,6 C. 0,75 D. 0,9

Câu 164: Để khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO và ZnO thành kim loại cần 2,24 lít H2 (đktc). Nếu đem hỗn hợp kim loại thu được cho tác dụng hết với dung dịch HCl thì thể tích khí H2 thu được là

A. 4,48 lít. B. 1,12 lít. C. 3,36 lít. D. 2,24 lít.

Câu 165: Cho dư hỗn hợp Fe và Zn tác dụng với dung dịch hỗn hợp chứa 0,01 mol HCl và 0,05 mol H2SO4. Sau phản ứng thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho khí Z qua CuO dư, đun nóng thu được m gam Cu. Giá trị của m là

A. 5,32 gam. B. 3,52 gam. C. 2,35 gam. D. 2,53 gam.

Câu 166: Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được 6,96 gam hỗn hợp rắn X, cho X tác dụng hết với dung dịch HNO3 0,1M vừa đủ thu được dung dịch Y và 2,24 lít hỗn hợp khí Z gồm NO và NO2 có tỉ khối so với hiđro là 21,8.

a. m có giá trị là

A. 8 gam. B. 7,5 gam. C. 7 gam. D. 8,5 gam. b.Thể tích dung dịch HNO3 đã dùng

A. 4 lít. B. 1 lít. C. 1,5 lít. D. 2 lít.

Câu 167: Để điều chế 1 tấn clo bằng cách điện phân nóng chảy NaCl người ta phải dùng tối thiểu là 1,735 tấn NaCl. Vậy hiệu suất của quá trình là:

A. 59%. B. 85%. C. 90%. D. 95%.

Cau 168: Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được m kg Al ở catot và 67,2 m3 (đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 54,0. B. 75,6. C. 67,5. D. 108,0.

Câu 169: Điện phân dung dịch KCl (dư) với điện cực trơ, màng ngăn xốp thời gian 16,1 phút dòng điện I = 5A thu được 500 ml dung dịch A. pH của dung dịch A có giá trị là

A. 12,7. B. 1. C. 13. D. 1,3.

Câu 170: Điện phân dung dịch NaCl đến hết (có màng ngăn, điện cực trơ), cường độ dòng điện 1,61A thì hết 60 phút. Thêm 0,03 mol H2SO4 vào dung dịch sau điện phân thì thu được muối với khối lượng

A. 4,26 gam. B. 8,52 gam. C. 2,13 gam. D. 6,39 gam.

Câu 171: Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 với I=1,93A tới khi catot bắt đầu có bọt khí thoát ra thì dừng lại, cần thời gian là 250 giây. Thể tích khí thu được ở anot (đktc) là

A. 28 ml. B. 0,28 ml. C. 56 ml. D. 280 ml.

Câu 172: Điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 0,1M cho đến khi vừa bắt đầu sủi bọt bên catot thì ngừng điện phân. pH của dung dịch sau điện phân (hiệu suất 100%, thể tích dung dịch được xem như không đổi) là

A. pH = 1,0. B. pH = 0,7. C. pH = 1,3. D. pH = 2,0.

Câu 173: Sau một thời gian điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, khối lượng dung dịch giảm 4 gam. Để làm kết tủa hết ion Cu2+ còn lại trong dung dịch sau khi điện phân cần dùng 50 ml dung dịch H2S 0,5M. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 trước lúc điện phân là

A. 0,375M. B. 0,420M. C. 0,735M D. 0,750M.

Câu 174: Điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 0,2 M với I = 9,65A. Tính khối lượng Cu bám lên catot khi thời gian điện phân t1 = 200 giây, t2 = 500 giây lần lượt là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. 0,32 gam và 0,64 gam. B. 0,64 gam và 1,28 gam.

Một phần của tài liệu TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI HÓA HỌC CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO (Trang 111 - 113)