Phân tích tình hình sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố thái nguyên​ (Trang 46 - 50)

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

2. Phân tích tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên

2.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn

Cùng với việc huy động vốn, các chi nhánh ngân hàng đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động là đáp ứng nhu cầu về vốn của các đối tượng khác nhau. Toàn thể các chi nhánh đã tập trung đáp ứng vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của khách hàng, trong đó đã ưu tiên vốn cho nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các khách hàng truyền thống, điều chỉnh lại việc phân công địa bàn cho vay, sửa đổi cơ chế khoán, áp dụng quy trình thẩm định do đó dư nợ tăng cao và ổn định. Tình hình sử dụng vốn của các chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 6: Tổng hợp tình hình sử dụng vốn của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên (2017 – 2019)

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Chi

nhánh Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018

+/- +/- % +/- +/- % Doanh số cho vay CN 1 1.986.025 2.182.010 2.463.010 195.985 9,9 281.000 12,9 CN 2 14.719.237 16.760.64 3 18.370.332 2.041.406 13.9 1.609.689 9.6 CN 3 1.351.989 1.376.938 1.486.025 24.949 1.85 109.087 7.92 Thu nợ CN 1 1.650.295 2.049.800 2.389.800 399.505 24,2 340.000 16,6 CN 2 13.030.644 15.473.45 3 17.244.253 2.442.809 18.7 1.770.800 11.4 CN 3 1.221.627 1.316.257 1.350.295 94.630 7.75 34.038 2.59 Dư nợ CN 1 1.137.346 1.387.700 1.460.900 250.354 22,0 73.200 5,3 CN 2 10.143.755 11.430.43 2 11.750.432 1.286.677 12.7 320.000 2.8 CN 3 665.850 704.245 837.346 38.395 5.76 133.101 18.9 Nợ xấu CN 1 9.431.658 10.383.67 8 11.455.784 952.020 10,1 1.072.106 10,3 CN 2 30.928 32.334 38.458 1.406 4.5 6.124 18.9 CN 3 10.208 7.419 4.658 -2.789 -27.32 -2.761 -37.21

Chú thích: CN 1 (Ngân hàng Agribank chi nhánh Nam Thái Nguyên), CN 2 (Ngân hàng Agribank chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên), CN 3 (Ngân hàng Agribank chi nhánh Sông Cầu).

Doanh số cho vay là: Tổng số tiền vay khách hàng đã nhận qua các lần giải ngân trong vòng một năm.

Thu nợ là: Tổng số tiền vay khách hàng đã trả trong vòng 1 năm. Dư nợ là: số tiền khách hàng còn nợ ngân hàng.

Hai chỉ tiêu doanh số cho vay và thu nợ chỉ xét trong một kỳ nào đó (tháng, quý, năm tùy theo yêu cầu của báo cáo hoặc phân tích) nhưng không vượt quá một năm. Chỉ tiêu dư nợ không phụ thuộc vào doanh số cho vay và thu nợ vì dư nợ có thể tồn tại năm này qua năm khác, miễn là còn trong thời hạn hợp đồng. Tuy nhiên, nếu tính trong một năm thì:

Dư nợ = Doanh số cho vay – Thu nợ

Theo số liệu trong báo cáo dư nợ được tính bằng tổng qua các năm nên không áp dụng được công thức này.

Về Ngân hàng Agribank chi nhánh Nam Thái Nguyên, từ bảng ta thấy: - Doanh số cho vay năm 2019 là 2.463 tỷ đồng, so với năm 2018 tăng 281 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 12,9%.

- Doanh số thu nợ năm 2019 là 2.389,8 tỷ đồng, so với năm 2018 tăng 340 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 16,6%.

- Tổng dư nợ năm 2019 tăng hơn so với năm 2018 5,3%, cụ thể tăng 73,2 tỷ đồng.

- Tổng nợ xấu nội bảng năm 2019 là 11.455 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2018 là 1.072 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 10,3 %.

Doanh số cho vay của chi nhánh tăng lên qua các năm thể hiện sự tự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng và quy mô khách hàng ngày càng tăng, bên cạnh đó chi nhánh cũng thu nợ được khá nhiều so với cho doanh số

cho vay. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu, các nợ rủi ro cũng tăng lên. Vì vậy trong thời gian tới chi nhánh ngân hàng cần có các biện pháp mới, hiệu quả hơn để giải quyết vấn đề nợ xấu không mong muốn.

Về Ngân hàng Agribank Chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên, ta thấy doanh số cho vay tăng đều từ năm 2017-2019, năm 2019 tăng so với năm 2018 9,6% cụ thể là 1.609 tỷ đồng, thu nợ năm 2019 tăng so với năm 2018 11,4% khoảng 1.770 tỷ đồng. Dư nợ và nợ xấu cũng tăng trong đó dư nợ năm 2019 tăng 2,8% so với năm 2018 cụ thể khoảng 320 tỷ đồng và nợ xấu năm 2019 tăng 18,9% so với năm 2018 khoảng 6 tỷ đồng.

Hầu hết các ngân hàng đều mong muốn tăng các khoảng thu nợ và hạn chế các khoản nợ xấu càng nhiều càng tốt. Chi nhánh Agribank Tỉnh Thái Nguyên năm 2019 có nợ xấu tăng nhiều hơn so với năm trước 18,9% điều này cho thấy việc giải quyết nợ xấu của chi nhánh còn chưa có hiệu quả cao, ngân hàng cần chú tâm xem xét các biện pháp giảm thiểu nợ xấu trong giai đoạn này.

Về Ngân hàng Agribank Chi nhánh Sông Cầu, ta thấy doanh số cho vay của chi nhánh tăng nhẹ qua các năm, năm 2019 tăng 7,92% so với năm 2018 cụ thể 109 tỷ đồng. Hoạt động thu nợ cũng tăng nhẹ năm 2019 tăng 2,59% so với năm 2018 cụ thể 34 tỷ đồng. Dư nợ năm 2019 tăng 18,9% so với năm 2018 khoảng 133 tỷ đồng, Và nợ xấu giảm đều qua các năm, năm 2019 giảm 37,21% so với năm 2018 cụ thể khoảng 2 tỷ đồng. Đây là một dấu hiệu đáng khen ngợi đối với chi nhánh Sông Cầu, điều này cho thấy các hoạt động và các biện pháp giảm nợ xấu của chi nhánh đang được thực hiện có hiệu quả và đem lại lợi ích cho chi nhánh.

Qua phân tích, tổng hợp tình hình sử dụng vốn của 3 chi nhánh Ngân hàng Agribank ta thấy 3 chi nhánh đều sử dụng vốn khá tốt, tuy nhiên chỉ có chi nhánh Sông Cầu giảm được tình trạng nợ xấu không mong muốn, nên 2 chi nhánh Nam Thái Nguyên và Tỉnh Thái Nguyên cần nghiên cứu thực hiện

thêm nhiều biện pháp giảm nợ xấu hơn nữa để đảm bảo hiệu quả hoạt động của mình.

3.Phân tích hiệu quả kĩ thuật của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên theo thời gian (năm)

Kết quả MI hay thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp và các thành tố của nó cho 3 chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn TPTN, bao gồm thay đổi HQKT và thay đổi tiến bộ công nghệ của các NHTM trong giai đoạn 2017- 2019 được thể hiện trong bảng 7, trong đó chỉ số trung bình cho cả giai đoạn được tính theo công thức trung bình nhân.

Bảng 7: Hiệu quả kĩ thuật của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn thành phố Thái Nguyên theo năm

Năm Thay đổi

HQKT

Thay đổi tiến bộ công nghệ

Thay đổi hiệu quả thuần

Thay đổi hiệu quả quy mô

Thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp 2017-2018 1,000 0,944 1,000 1,000 0,944 2018-2019 1,000 1,138 1,000 1,000 1,138 Trung bình 1,000 1,036 1,000 1,000 1,036

Nguồn: Tính toán dựa trên kết quả chỉ số Malmquist

Chỉ số MI tăng trung bình giai đoạn 2017-2019 là 3,6%. Thay đổi tiến bộ công nghệ tăng nhẹ 3,6%, thay đổi hiệu quả thuần và hiệu quả quy mô không biến động. Sự gia tăng của chỉ số tiến bộ công nghệ đã làm cho chỉ số MI trong kì nghiên cứu tăng.

MI của năm 2018 bị giảm 5,6%, nguyên nhân của sự sụt giảm này là do chỉ số thay đổi tiến bộ công nghệ chỉ là 94,4% trong khi đó chỉ số HQKT vẫn được giữ nguyên là 100%. Sự thay đổi của hiệu quả kĩ thuật và giữ nguyên của tiến bộ công nghệ chỉ ra rằng giai đoạn này các chi nhánh ngân hàng quan

tâm nhiều hơn tới hiệu quả kĩ thuật. Kết quả này cho thấy tiến bộ công nghệ đóng vai trò lớn trong việc giảm thiểu chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho các ngân hàng. Tuy nhiên đầu tư vào công nghệ cần nguồn vốn lớn. Ta có thể kết luận rằng trong giai đoạn này các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn đang quan tâm nhiều hơn tới hoạt động quản trị rủi ro, chất lượng dịch vụ ngân hàng đảm bảo một sự phát triển bền vững hơn là đầu tư những công nghệ sản xuất tiên tiến.

Tuy nhiên hiệu quả công nghệ có sự thay đổi vào năm 2019, chỉ số này tăng từ 94,4% lên 113,8% so với năm trước. MI của năm 2019 tăng là 13,8 lần điều đó phần nào phản ánh các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn trong giai đoạn này đang chú trọng phát triển, cải tiến cũng như áp dụng công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố thái nguyên​ (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)