Từ những điểm mạnh, điểm yếu cũng như xem xét các cơ hội thách thức của các chi nhánh Ngân hàng Agribank trong thời đại công nghệ 4.0 và qua việc phân tích bảng hỏi nhân viên, chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp giúp tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng như sau:
Dựa vào SO (Điểm mạnh – cơ hội): Sử dụng tối đa các điểm mạnh, kết hợp với các cơ hội, chúng ta có các giải pháp như sau trong thời gian tới:
- Tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn bằng việc tiếp tục triển khai các đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn, với mục tiêu gia tăng sự tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các cá nhân, gia đình cũng như các dịch vụ thanh toán văn minh, hiện đại trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam; triển khai chương trình tín dụng tiêu dùng giúp các gia đình, cá nhân được bổ sung vốn phục vụ nhu cầu hợp pháp và cấp thiết, nâng cao đời sống của người dân tại các địa bàn nông thôn…tận dụng lợi thế địa bàn, quy mô lớn. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tồn tại trên thị trường từ lâu đời, hiểu rõ khách hàng, có được sự tin tưởng của một bộ phận khách hàng gắn bó từ lâu năm và trong thời đại nông nghiệp đang được trú trọng thì các ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực này rất được quan tâm (S1, S2, S3 kết hợp với O1).
- Tiếp tục tập trung vào thị phần tài chính vi mô, tận dụng tối đa mạng
lưới, phát triển việc hợp tác toàn diện với các tổ chức tín dụng khác cùng địa
bàn trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Ví dụ, Các chi nhánh
Ngân hàng kết hợp với chính quyền địa phương, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, các tổ chức chính trị - xã hội triển khai các tổ vay vốn, điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng, phục vụ người dân tại các xã trên toàn quốc, tạo
điều kiện thuận lợi đối với hộ gia đình, cá nhân ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận vốn vay và dịch vụ ngân hàng. (S1, S2, S3 kết hợp với O1, O3).
- Chọn lựa đầu tư công nghệ phù hợp, giá cả hợp lý để phát triển đa dạng hóa hoạt động, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và vẫn đảm bảo doanh thu, lợi nhuận cho ngân hàng (S1, S2, S4 kết hơp với O1, O2, O3).
Dựa vào WO (Điểm yếu - cơ hội): Tận dụng tối đa các cơ hội để khắc phục các điểm yếu của các chi nhánh ngân hàng, chúng ta có giải pháp cụ thể như sau:
- Mở rộng cơ sở khách hàng, phát triển khách hàng mở tài khoản và sử dụng dịch vụ tiện ích, không ngừng đơn giản hóa thủ tục cho vay, cải tiến mô hình, phương thức cho vay, phân đoạn thị trường chi tiết theo từng nhóm (tuổi, nghề nghiệp, ngành nghề, mục đích sử dụng vốn…) để hiểu rõ khách hàng hơn (W1 kết hợp với O1, O2).
- Tăng cường tiềm lực tài chính thông qua việc tận dụng các nguồn lực
tiết kiệm của dân chúng trong nông thôn, đa dạng hóa các hình thức huy động tiền gửi, tăng cường các biện pháp PR và truyền thông tới khách hàng tiềm
năng. Ví dụ như: phát triển CDM (ATM đa chức năng) khách hàng có thể
trực tiếp Gửi tiền mặt vào tài khoản và mở tài khoản tiền gửi trực tuyến (Gửi tiền tiết kiệm). Thay vì giao dịch gửi tiền chỉ có thể thực hiện trực tiếp tại quầy giao dịch, khách hàng có thể gửi tiền 24/7 vào Ngân hàng bất cứ lúc nào (W1, W2 kết hợp O2, O4).
Dựa vào ST (Điểm mạnh - thách thức): Để có thể chiến thắng các nguy cơ bên ngoài, giảm thiểu những tác động xấu do môi trường gây ra, các chi nhánh ngân hàng cần tận dụng tối đa các sức mạnh hiện có của mình:
- Đưa ra các chính sách về thời hạn, kỳ hạn, lãi suất hợp lý, trợ giúp
người nghèo và các đối tượng chính sách phát triển chống lại tác động tiêu
cực của hội nhập. Tận dụng sự hiểu biết sâu sắc và gần gũi khách hàng, phát
triển các ý tưởng để có các sản phẩm, chức năng tiện ích, đa dạng phù hợp với
cách mạng công nghiệp 4.0 như thanh toán bằng QR Code, Samsung Pay,
thanh toán thẻ không tiếp xúc (Contactless) - công nghệ mới nhằm tối ưu hóa tiện ích, gia tăng tính bảo mật và rút ngắn thời gian giao dịch cho chủ
thẻ...triển khai mở rộng dịch vụ thẻ trên ứng dụng Agribank E-Mobile Banking với tốc độ tăng rất cao, đặc biệt là dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng, triển khai mở rộng chức năng rút tiền bằng mã (Cash by Code); có thể triển khai chương trình tích lũy điểm thưởng dành cho khách hàng trung thành đối với thẻ tín dụng Agribank, mở rộng dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ không tiếp xúc thương hiệu Visa tại POS Agribank trong toàn hệ thống… để
có các nguồn thu khác nhau, từ đó tăng cường sức cạnh tranh, tăng thu lãi và
phi lãi, tiến dần tới đảm bảo tự chủ về tài chính. (S1, S3 kết hợp với T4).
III. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN
Thứ nhất, khuyến nghị về đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, tăng nhanh nguồn vốn kinh doanh: chứng khoán hóa các khoản tiền gửi cho phép khách hàng có thể chuyển nhượng chúng, sử dụng mức lãi suất lũy tiến theo số lượng tiền gửi, huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá, đa dạng hóa khách hàng…
Thứ 2, khuyến nghị về tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dung, tích cực xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng, tích cực dịch chuyển cơ cấu nợ theo hướng an toàn hiệu quả, giảm thiểu, phân tán rủi ro: đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ngắn hạn có trọng tâm, trọng điểm, triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, quyết liệt xử lý nợ xấu, thu hồi lãi treo, tận thu hồi nợ ngoại bảng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tập trung tăng trưởng tín dụng vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên, doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ, doanh nghiệp vừa và nhỏ xếp hạng tín dụng từ hạng A trở lên. Tăng cường cho vay ngắn hạn, vay tài trợ xuất khẩu kết hợp với cung ứng trọn gói các dịch vụ mua bán ngoại tệ, bảo hiểm, tài trợ thương mại, thanh toán… Hạn chế cho vay dài hạn, nhất là cho vay đầu tư xây dựng cơ bản chưa xác định nguồn thu rơ ràng và nguồn vốn đối ứng của khách hàng vay vốn quá thấp nhằm ngăn ngừa phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu mới.
Thứ 3, khuyến nghị về việc cải thiện và nâng cao hiệu quả kĩ thuật:
cắt giảm các chi phí đầu vào như chi phí trả lãi, chi phí tiền lương hay tinh giản bộ máy nhân sự, giảm các chi phí khác như chi phí quản lý và chi phí quảng cáo là hết sức cần thiết. Các chi nhánh cần tăng dần quy mô để đạt đến mức hiệu quả quy mô cao hơn, tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, cần có định hướng chuyển từ ứng dụng công nghệ thông tin theo chiều rộng sang phát triển và ứng dung theo chiều sâu.
Thứ 4, khuyến nghị đối với địa phương và nhà nước: tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, chế độ đãi ngộ đối với doanh nghiệp cũng như các chính sách về phát triển kinh tế địa phương để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
IV. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 2017-2019 hoạt động của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên có những đặc điểm sau đây :
Chi nhánh ngân hàng hoạt động khá hiệu quả trong việc kinh doanh. Doanh số cho vay tăng đều qua các năm, các hoạt động huy động vốn của ngân hàng đều tăng trưởng cao, huy động được một khối lượng vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn.
Các chi nhánh ngân hàng sử dụng tương đối hiệu quả nguồn lực đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật tăng nhẹ qua các năm, sự tăng lên của yếu tố tiến bộ công nghệ sẽ dẫn đến sự gia tăng về hiệu quả kĩ thuật.
Việc phân tích SWOT cho thấy điểm mạnh của các chi nhánh ngân hàng là vị trí địa lý, thời gian hoạt động tài chính lâu năm, quy mô, lĩnh vực đầu tư chính là nông nghiệp nông thôn, tuy nhiên điểm yếu hiện nay chủ yếu là về tiếp nhận công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO