phần Gang Thép Thái Nguyên
Một số công nghệ đã được ứng dụng để xử lý nước thải chứa phenol phát sinh trong công đoạn làm sạch khí than cốc ở Việt Nam. Công nghệ xử lý chủ yếu kết hợp các phương pháp như hóa lý, keo tụ, tuyển nổi và sinh học. Việc ứng dụng các công nghệ sẽ giảm chi phí xử lý, tuy nhiên lại cần diện tích mặt bằng khá lớn, thời gian xử lý khá dài và còn sinh ra bùn thải. Việc ứng dụng các quá trình oxy hóa tiên tiến để xử
19
lý phenol trong nước thải luyện cốc nói riêng và các chất ô nhiễm khác trong nước còn ít được ứng dụng ở Việt Nam. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chứa phenol của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên được trình bày ở hình 1.1.
Hình 1.2. Quy trình xử lý nước thải của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên [2]
Đối với nước thải chứa phenol của công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên công nghệ xử lý gồm các công đoạn chính: keo tụ, aeroten, lắng. Nước thải được thu gom vào bể điều hòa để ổn định lưu lượng cũng như tải lượng dòng vào. Sau đó nước được bơm vào bể keo tụ nhằm loại bỏ các chất keo, chất hòa tan, chất rắn lơ lửng. Sau khi keo tụ, nước sau xử lý sẽ được để lắng lần 1 để loại bỏ các bông keo rồi tiếp tục được xử lý ở bể aeroten để phân hủy các chất hữu cơ. Tiếp đó nước thải lại được để lắng rồi tiếp tục qua bể keo tụ lần 2 rồi để lắng trước khi thải ra môi trường.
Trên bảng 1.4 cho biết một số phương pháp phân tích và giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp sản xuất thép theo QCVN52:2017/BTNMT.
20
Bảng 1.4. Một số phương pháp phân tích và giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp sản xuất thép (QCVN52:2017/BTNMT)
STT Chỉ tiêu Phương pháp phân tích Đơn vị
QCVN 52:2017 /BTNMT (cột B) 1 TSS SMEWW 2540D:2017 mg/L 100 2 COD SMEWW 5220D:2017 mg/L 150 3 BOD5 SMEWW 5210B:2017 mg/L 50 4 Tổng P SMEWW 4500-P.B&E:2017 mg/L 6 5 Tổng N TCVN 6638:2000 mg/L 60 6 NH4+ -N TCVN 5988:1995 mg/L 10 7 Phenol Thiết bị HPLC mg/L 0,5