Bài học kinh nghiệm được rút ra cho huyện Thanh Sơn về nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 55 - 57)

4. Ý nghĩa và những đóng góp của đềtài

1.2.4. Bài học kinh nghiệm được rút ra cho huyện Thanh Sơn về nâng cao

thu nhập cho hộ nông dân

Bài học thành công từ các huyện có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khá tương đồng từ việc nâng cao thu nhập của nông dân phụ thuộc vào: (i) Cơ chế chính sách trong việc hỗ trợ nông dân tiếp cận tới các phương tiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; (ii) Khả năng tiếp nhận các chuyển giao công nghệ trong phát đa dạng hóa việc làm của người nông dân. Để nâng cao tình trạng thu nhập

cho hộ nông dân, từ kinh nghiệm của các địa phương, có thể đưa ra một số gợi ý đối với huyện Thanh Sơn như sau:

Một là, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải gắn liền với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, gắn với quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, đơn vị.

Hai là, phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân; vì vậy, công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân là giải pháp hàng đầu, làm cho dân hiểu, dân tin, dân hưởng ứng, dân tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp công, của để thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Ba là, phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát, quyết liệt của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của cả hệ thống chính trị; trong đó khẳng định vai trò quan trọng của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể. Phải coi trọng công tác xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ cốt cán, nhất là cán bộ cấp xã. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, kịp thời động viên, khuyến khích nhân dân tích cực tham gia phong trào phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới.

Bốn là, trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì việc nâng cao thu nhập cho người dân là tiền đề để thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu khác, do vậy từng địa phương phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của mình để phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân.

- Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp - hợp tác xã - hộ nông dân được xem là ưu việt nhất trong việc tổ chức sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, bởi quá trình sản xuất được cơ giới hóa, áp dụng công nghệ cao, tiên tiến, công tác bảo quản, sơ chế được quan tâm, việc tiêu thụ sản phẩm thuận

lợi. Do vậy cần có cơ chế chính sách, khung pháp lý và môi trường thuận lợi để nhân rộng và phát triển mô hình liên kết này.

- Các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, các quy trình công nghệ tiên tiến đã thử nghiệm thành công ở từng địa phương, cần tập trung chỉ đạo, huy động các nguồn lực để nhân rộng mô hình, ứng dụng rộng rãi quy trình công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.

- Phát triển công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân.

Năm là, phải lồng ghép, sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ của nhà nước và các nguồn lực trong cộng đồng dân cư và xã hội cho phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho cư dân nông thôn; việc huy động đóng góp của người dân phải thực hiện trên cơ sở tự nguyện, bàn bạc dân chủ, không gượng ép, quá sức dân.

Sáu là, việc ban hành các cơ chế chính sách cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải có trọng tâm, trọng điểm, tạo động lực cho phát triển sản xuất và an sinh xã hội; hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, cơ chế chính sách cụ thể, rõ ràng, kịp thời tạo điều kiện cho cơ sở chủ động trong quá trình thực hiện; đồng thời, khi đã ban hành các cơ chế chính sách thì phải đảm bảo cân đối được nguồn lực và các điều kiện cần thiết để triển khai chính sách.

Bảy là, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn phải gắn liền với phát triển văn hóa xã hội và bảo vệ môi trường nông thôn. Có như vậy quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn mới thực sự bền vững, người dân mới thực sự có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)