Thực trạng đời sống của người dân khu vực nông thôn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 83 - 86)

4. Ý nghĩa và những đóng góp của đềtài

3.1.4. Thực trạng đời sống của người dân khu vực nông thôn huyện

nhập bình quân lao động đều tăng qua các năm, góp phần tăng tổng thu nhập cho người dân huyện Thanhh Sơn. Tuy nhiên, thu nhập từ hoạt động nông, lâm, thủy sản có mức gia tăng thấp nhất khi so sánh giữa năm 2019 với năm 2017. Năm 2017 bình quân thu nhập/lao động/tháng đối với lĩnh vực nông lâm thủy sản chỉ là 144,2 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 8,87% thu nhập bình quân, năm 2019 tăng lên là 197,02 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 9,65%. Các khoản thu ngoài lĩnh vực nông nghiệp do sự tham dự vào thị trường lao động đều tăng lên khoảng 2 lần khi so sánh giữa năm 2019 với năm 2017. Chính sự biến đổi về số tiền thực tế của các nguồn thu đã làm biến đổi tỷ phần đóng góp từ những khoản này vào tổng thu nhập bình quân của người dân huyện Thanh Sơn trong những năm qua. Còn thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp mà người dân kiếm được khi tham dự vào thị trường lao động chiếm đến 80% tổng nguồn thu nhập của họ.

3.1.4. Thực trạng đời sống của người dân khu vực nông thôn huyện Thanh Sơn Thanh Sơn

Thứ nhất, tình trạng nghèo đói của người dân khu vực nông thôn. Trong

giai đoạn 2017 - 2019 với sự nỗ lực của toàn huyện Thanh Sơn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân, tỷ lệ hộ giảm nghèo của huyện đã đạt được những chuyển biến tích cực. Bảng 3.5 thể hiện tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019.

Bảng 3.4: Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019 Năm Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tỷ lệ hộ cận nghèo (%) Toàn huyện Thanh Sơn Khu vực nông thôn Toàn huyện Thanh Sơn Khu vực nông thôn Năm 2017 15,9 21,57 18,49 24,76 Năm 2018 13,09 19,45 15,92 22,84 Năm 2019 10,61 17,37 13,19 19,87

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thanh Sơn

Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, tỷ lệ hộ giảm nghèo của huyện Thanh Sơn tiếp tục gia tăng với sự nỗ lực của các cấp chính quyền trong công tác xóa đói giảm nghèo. Với tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống từ 15,90% năm 2017 còn 10,61% ở năm 2019 toàn huyện Thanh Sơn. Còn khu vực nông thôn thì từ 21,57% năm 2017 giảm xuống còn 17,37% năm 2019 với các chỉ tiêu này thông qua các năm thì huyện Thanh Sơn đã về đích sớm hơn so với mục tiêu mà Hội đồng nhân dân huyện đặt ra và vượt chỉ tiêu kế hoạch.

Hiện nay tỷ lệ hộ nghèo cao tập trung tại các xã vùng xâu vùng xa của huyện Thanh Sơn xa trung tâm thị trấn nên khả năng nâng cao thu nhập của người dân khó khăn. Nhằm mục đích nâng cao thu nhập cho hộ nông dân huyện đã phối hợp với các doanh nghiệp, các đơn vị tạo nhiều việc làm cho khu vực nông thôn. Toàn huyện hiện có 238 doanh nghiệp (trong đó có 12 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động), trên 3.000 hộ kinh doanh cá thể đăng ký; 19 hợp tác xã. Những mô hình Hợp tác xã điển hình tiêu biểu như: Hợp tác xã chăn nuôi An Phú, Hợp tác xã chè an toàn Thanh Hà cho giá trị kinh tế ổn định thu hút được nhiều lao động, nâng cao thu nhập cho người dân.

Hai là, tình trạng nhà ở. Do tỷ lệ hộ nghèo khá cao nên hiện nay số lượng

nhà kiên cố trên địa bàn huyện Thanh Sơn chiếm khoảng gần 40% nhưng hầu hết số hộ có nhà kiên cố đều sống tại khu vực thị trấn, khu vực thành thị. Còn khu vực nông thôn thì có điền kiện khó khăn hơn chủ yếu sống tại nhà bán kiên cố và nhà thiếu kiên cố và nhà tạm. Theo báo của huyện Thanh Sơn có đến 2/3 hộ nông thôn đang sống trong những ngôi nhà thiếu kiên cố và nhà tạm.

Bảng 3.5: Số hộ nghèo và cận nghèo huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019 Năm Tổng số hộ gia đình Tổng số nhà Chia ra Nhà kiên cố Nhà bán kiên cố Nhà thiếu kiên cố Nhà tạm Năm 2017 33064 33007 15554 16465 745 243 Năm 2018 33456 33274 15784 16475 753 262 Năm 2019 33675 33478 15946 16502 755 275

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Thanh Sơn

Ba là, tình trạng sở hữu tài sản phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Hầu hết

các hộ gia đình nông thôn hiện nay ở huyện Thanh Sơn mới chỉ sở hữu những tài sản thiết yếu để giúp cho họ có được thông tin (như TV), cũng như di chuyển để đảm bảo việc (như xe gắn máy). Còn những tài sản mà khi sử dụng nó sẽ tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho chủ sở hữu như bình nóng lạnh, máy giặt, máy điều hòa, máy vi tính, dàn nghe nhạc… thì còn hạn chế ở trong các gia đình nông thôn. Nói cách khác, những vật dụng này chỉ tồn tại ở một bộ phận nhỏ có thu nhập khá giả trong khu vực nông thôn.

Bảng 3.6: Tình trạng sở hữu tài sản của các hộ gia đình huyện Thanh Sơn năm 2019

Chỉ tiêu Toàn huyện Thanh Sơn Khu vực Nông thôn SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Tổng số hộ 33.675 100.00 25.257 100.00 Tivi 30.259 89,86 17.897 70,86 Đài 22.939 68,12 17.325 68,59 Điện thoại cố định 20.745 61,60 10.992 43,52 Máy vi tính 4.869 14,46 9.400 37,22 Máy giặt 5.813 17,26 1.625 6,43 Tủ lạnh 9.334 27,72 6.195 24,53 Điều hòa 6.846 20,33 636 2,52

Mô tô hoặc xe gắn máy 33.066 98,19 22.184 87,83 Số hộ có nguồn nước hợp vệ sinh 23679 70,32 13.449 53,25

Mặc dù hiện nay đã có đến 53,25% hộ gia đình nông thôn đã được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh. Đây là một trong những tỷ lệ cũng khá cao đối với khu vực nông thôn. Nhưng hiện nay vẫn có số hộ gia đình khu vực nông thôn tại huyện Thanh Sơn sử dụng nước không hợp vệ sinh do ở các khu vực khó khăn, vùng sâu nên khả năng tiếp cận nguồn nước sạch chưa có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)