Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 57 - 60)

4. Ý nghĩa và những đóng góp của đềtài

1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Nâng cao thu nhập cho hộ nông dân là mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế. Những thập kỷ qua, trong các giai đoạn cụ thể đã thấy được sự chuyển biến đặc biệt của thu nhập hộ nông dân. Do vậy đã

có rất nhiều các nghiên cứu, các hội thảo được tổ chức, tác giả, các nhà nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân như:

Nguyễn Thị Nhung đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, thu nhập thấp của người dân ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam thành hai nhóm. (i) Nhóm nguyên nhân chủ quan, đó là sự yếu kém về trình độ dân trí, hạn chế về kinh nghiệm làm ăn, không biết cách sản xuất, đông con, thiếu khả năng lao động, thiếu vốn và hạn chế về công nghệ... liên quan đến bản thân người nghèo. Ngoài ra, trình độ và năng lực hạn chế của đội ngũ cán bộ quản lý cũng là những yếu tố chủ quan tác động đến sự biến đổi thu nhập của người dân ở khu vực này. (ii) Nhóm nguyên nhân khách quan, liên quan đến điều kiện khí hậu thời tiết, sự hạn chế về hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm... đã tác động đến tình trạng nghèo đói của người dân. Những nghiên cứu này có nhiều điểm tương đồng như nghiên cứu của Mai Ngọc Anh mặc dù cách phân chia yếu tố tác động đến thu nhập của nông hộ là khác nhau giữa hai tác giả. Trong quyển sách Tách biệt xã hội về kinh tế đối với nông dân Việt Nam, Mai Ngọc Anh đã đã chỉ ra các yếu tố tác động đến thu nhập của nông dân ở nước ta, đó là (i) năng lực nội tại của lao động nông dân, (ii) sự hỗ trợ của các tổ chức, hiệp hội, (iii) chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho nông dân và (iv) từ sự hỗ trợ của chính phủ, các tổ chức NGOs, NPOs, (v) từ sự trợ giúp của bạn bè, người thân [4]. Quan điểm về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ của Nguyễn Thị Nhung và Mai Ngọc Anh do đó có vẻ đầy đủ hơn quan điểm của Trần Quốc Nghi và các cộng sự bởi nghiên cứu của Trần Quốc Nghi chỉ xét những yếu tố có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ như: (i) Số nhân khẩu, (ii) Kinh nghiệm của chủ hộ, (iii) Trình độ học vấn của chủ hộ, (iv) Các hoạt động kinh tế tạo ra thu nhập của hộ và (v) Độ tuổi trung bình của các lao động trong hộ.

Nguyễn Thị Lệ Thúy và các cộng sự (2013) khi đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao thu nhập của nông hộ đã nhấn mạnh đến việc nhà nước

cần tiếp tục các chính sách nhằm hỗ trợ giáo dục và đào tạo nghề đối với những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hoàn thiện hỗ trợ tiếp cận vốn đầu tư; hỗ trợ công nghệ; chính sách đất đai.... Đây cũng là những khuyến nghị có nhiều điểm tương đồng với Đồng Văn Tuấn, Đỗ Thị Hải Hà.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về thu nhập của hộ nông dân trong nước thời gian qua đã phân tích các khía cạnh của thu nhập cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu nào nghiên cứu về thu nhập của hộ nông dân tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ. Đây là khoảng trống vấn đề mà luận văn “Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Thanh Sơn

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)