Các yếu tố sản xuất ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 91 - 101)

4. Ý nghĩa và những đóng góp của đềtài

3.2.3. Các yếu tố sản xuất ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân

3.2.3.1. Yếu tố ngành nghề sản xuất kinh doanh

Khi xem xét yếu tố ngành nghề tác động đến biến đổi thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Thanh Sơn ta thấy, mức độ biến động tại các mức thu nhập từ thấp nhất đến cao nhất giữa nhóm hộ thuần nông (tức là nhóm hộ có

thu nhập phần lớn từ nông nghiệp) và nhóm hỗn hợp có những nét tương đồng với biến động về thu nhập của các gia đình nông dân theo tiêu chí tham gia các khóa đào tạo, Tuy nhiên, khi nhìn vào tốc độ gia tăng thu nhập qua các năm thì tốc độ gia tăng thu nhập của những nông hộ hỗn hợp có xu hướng giảm thì đối với những nông hộ thuần nông hiện tượng này chỉ xảy ra với nông hộ có thu nhập ở mức thấp nhất, điều ngược lại diễn ra với những nông hộ có mức thu nhập ở mức trung bình và cao nhất.

Bảng 3.11. Thu nhập của hộ thuần nông và hộ hỗn hợp giai đoạn 2017-2019 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Hộ thuần nông Hộ hỗn hợp Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017 Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017 1. Từ trồng trọt, chăn nuôi 21,9 21,9 - 14,4 13,6 12,6 2. Từ nuôi trồng thủy sản 2,1 2,1 - 0,2 0,2 0,1 3. Từ hoạt động sản xuất phi

nông nghiệp do gia đình tự thực hiện (#2)

0,1 - 0,1 9,2 8,5 8,2

4. Tiền làm công, làm thuê 6,8 6,8 - 43,6 40,0 36,8 5. Từ người thân gửi về 2,7 2,7 - 1,6 2,0 1,1 6. Từ trợ giúp, trợ cấp 1,0 1,0 - 0,6 0,5 0,4 7. Các khoản thu khác 5,5 5,5 - 4,6 4,4 3,9

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Khi nhìn vào các hợp phần hình thành nên thu nhập bình quân của nông hộ theo tiêu chí hộ thuần nông, hộ hỗn hợp, thì nguồn thu từ trồng trọt và chăn nuôi là lớn nhất đối với nông hộ thuần nông, Nguồn thu từ hoạt động này lớn hơn 3 lần so với nguồn thu từ hoạt động làm công, làm thuê của những hộ thuần nông. Ngược lại, đối với nông hộ hỗn hợp, thu nhập từ hoạt động làm công làm

thuê lại cao hơn 3 lần so với với nhập từ sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn điều tra, Cũng theo kết quả điều tra, trong khi các hoạt động liên quan đến sản xuất nông nghiệp của hộ thuần nông đem lại thu nhập nhiều hơn so với hộ hỗn hợp, điều ngược lại diễn ra trong khi xem xét tổng thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp của hai nhóm nông hộ này, Tuy nhiên, khi mà tổng thu nhập từ hoạt động nông nghiệp của hộ thuần nông chỉ cao hơn hộ hỗn hợp tối đa là 1,5 lần thì tổng thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp của hộ thuần nông lại thấp hơn gần 3 lần so với hộ hỗn hợp. Chính điều này làm cho thu nhập bình quân nông hộ thuần nông chỉ gần bằng một nửa so với thu nhập bình quân của nông hộ hỗn hợp.

3.2.3.2. Yếu tố quy mô nhân khẩu và lao động

Khi xem xét yếu tố quy mô nhân khẩu ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ta thấy, thu nhập của hộ có tối thiểu 5 nhân khẩu luôn cao hơn so với thu nhập của hộ có tối đa 3 nhân khẩu ở tất cả các mức thấp nhất, cao nhất và bình quân tại các năm 2017 -2019.

Bảng 3.12. Thu nhập của hộ theo quy mô nhân khẩu

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Hộ tối đa 3 nhân khẩu Hộ tối thiểu 5 nhân khẩu Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017 Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017 Mức thấp nhất 5,4 5,3 4,7 24,7 24,3 24,3 Mức cao nhất 132 131 125 190 162 152,3 Mức bình quân 49,9 46,3 42,6 92 84,7 77,1

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Xét theo quy mô nhân khẩu cho thấy, ngoại trừ ở mức cao nhất, thu nhập trung bình một nhân khẩu thuộc hộ tối đa 3 nhân khẩu cao hơn thu nhập ở mức cao nhất của hộ tối thiểu 5 nhân khẩu, còn lại ở mức thấp nhất và mức trung bình, thu nhập bình quân một khẩu một năm thuộc hộ tối thiểu 5 nhân khẩu luôn lớn hơn thu nhập trung bình một khẩu thuộc hộ tối đa 3 nhân khẩu.

Theo quy mô lao động từ kết quả điều tra cho thấy quy mô thu nhập

của hộ có tối thiểu 3 lao động luôn cao hơn so với tổng thu nhập của hộ có tối đa 2 lao động trong tất cả các mức thấp nhất, cao nhất và bình quân qua các năm 2017-2019. Trong đó, chênh lệch về thu nhập ở mức thấp nhất giữa những nông hộ theo tiêu chí này từ 2,7 lần đến gần 3 lần trong các năm 2017-2019.

Bảng 3.13. Thu nhập bình quân của hộ theo quy mô lao động

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Tối đa 2 lao động Tối thiểu 3 lao động Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017 Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017 Mức thấp nhất 4,7 5,3 5,4 14,0 14,5 15,3 Mức cao nhất 152,3 140 147,3 149 162 190 Mức bình quân 41,23 45,23 48,1 66,37 71,95 79,21

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Điều này cho thấy quy mô lao động ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ theo chiều thuận, nghĩa là quy mô hộ tối thiểu 3 lao động sẽ có thu nhập bình quân không những cho hộ mà kể cả cho 1 lao động cao hơn so với quy mô hộ tối đa 2 lao động, Đây là vấn đề đặt ra cho chính sách quy mô gia đình của huyện Thanh Sơn những năm tới.

3.2.3.3. Yếu tố quy mô diện tích đất đai

Như đã nói, đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông nghiệp, là nhân tố quan trọng để người nông dân sản xuất và có thu nhập. Người dân không có đất thì không còn là người nông dân. Theo như khảo sát tại các hộ điều tra ở huyện Thanh Sơn cho thấy diện tích đất đai bình quân đối với các hộ là khá cao thể hiện qua bảng sau.

ĐVT: m2

Chỉ tiêu Hộ thuần nông Hộ hỗn hợp

Bình quân diện tích đất nông nghiệp/ hộ 2.345 1.256 Bình quân diện tích đất phi nông

nghiệp/hộ 343 879

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Diện tích đất đai bình quân đối với các hộ thuần nông và các hộ hỗn hợp là khác nhau. Đối với các hộ thuần nông bình quân diện tích đất nông nghiệp trên 1 hộ bình quân là 2.345 m2 còn đối với các hộ hỗn hợp bình quân diện tích đất nông nghiệp là 1256 m2. Theo như quan sát điều tra hiện nay ở huyện Thanh Sơn đối với các hộ mà tập trung được nguồn lực đất đai biết áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất sẽ có thu nhập cao hơn so với các hộ có diện tích đất nông nghiệp ít.

Bảng 3.15. Bình quân thu nhập trên hộ theo diện tích đất đai

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Mức thu nhập thấp nhất Mức thu nhập cao nhất Mức thu nhập trung bình

Diện tích đất nông nghiệp dưới

2000 m2/hộ 5,4 150 53,07

Diện tích đất nông nghiệp

trên2000 m2/hộ 7,4 195 64,88

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Qua bảng trên ta thấy diện tích đất nông nghiệp có ảnh hưởng đến mức thu nhập của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Thanh Sơn. Với diện tích đất nông nghiệp bình quân trên hộ dưới 2000m2 thì hộ có mức thu nhập cao nhất tới 150 triệu đồng/năm và mức thu nhập bình quân là 53,07 triệu đồng. Còn đối

với các hộ có diện tích đất nông nghiệp bình quân trên hộ trên 2000m2 thì hộ có mức thu nhập cao nhất tới 195 triệu đồng/năm

3.2.3.4. Yếu tố quy mô vốn

Theo quy mô vốn sản xuất, hộ có giá trị tư liệu sản xuất trên 10 triệu thường có thu nhập cao hơn so với hộ mà giá trị tư liệu phục vụ hoạt động sản xuất dưới 10 triệu ở tất cả các mức thấp nhất, cao nhất và trung bình, Ở mức thấp nhất, các hộ có giá trị tư liệu sản xuất trên mười triệu đồng có thu nhập cao hơn 7,02 lần năm 2017, hơn 6,37 lần năm 2018 và 6,18 lần năm 2019.

Bảng 3.16. Thu nhập theo quy mô vốn sản xuất của hộ

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Giá trị tư liệu sản xuất dưới 10 triệu đồng

Giá trị tư liệu sản xuất trên 10 triệu đồng Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017 Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017 Mức thấp nhất 5,4 5,3 4,7 33,4 33,8 33,0 Mức cao nhất 190 162 149 193 171 152,3 Mức bình quân 56,46 52,37 48,04 96,48 87,32 79,52

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Thu nhập bình quân theo quy mô vốn lưu động của hộ. Xét thu nhập của hộ theo vốn lưu động cũng cho kết quả tương tư, các hộ có vốn lưu động trên 20 triệu đồng đều có thu nhập cao hơn các hộ có vốn lưu động tối đa 20 triệu đồng ở tất cả các mức thu nhập thấp nhất, cao nhất và trung bình trong năm 2019.

Bảng 3.17. Bảng thu nhập của các hộ có vốn lưu động trên và dưới mức 20 triệu đồng năm 2019

ĐVT: triệu đồng

20 triệu đồng 20 triệu đồng

Mức thấp nhất 5,4 18,76

Mức cao nhất 159 190

Mức bình quân 57,3 62,5

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Thu nhập bình quân của hộ có và không tiếp cận được tín dụng.Về tiếp cận vốn vay, hộ không vay vốn ngân hàng thường có thu nhập thấp hơn so với hộ được vay vốn ngân hàng, Tuy nhiên điều này không có nghĩa là cứ vay được ngân hàng thì các nông hộ sẽ có thu nhập luôn luôn tốt hơn so với hộ không vay vốn, và không có tình trạng nghèo đói đối với các hộ vay được tiền từ ngân hàng.

So với hộ không vay vốn, hộ vay được vốn có thu nhập tương đối đồng đều khi họ tham gia vào thị trường lao động, ngược lại đối với những nông hộ không tiến hành vay vốn, thì tổng thu nhập của nông hộ chủ yếu được hình thành từ trồng trọt, chăn nuôi và làm công, làm thuê. Điểm đáng lưu ý trong nghiên cứu này là với những nông hộ vay tiền từ ngân hàng, thì thu nhập từ sản xuất phi nông nghiệp do gia đình tự thực hiện là nguồn đóng góp lớn nhất cho tổng thu nhập của nông hộ; còn đối với các hộ không vay vốn thì nguồn này chỉ đứng ở mức trung bình trong đóng góp từ các hợp phần vào tổng thu nhập của hộ nông dân.

Bảng 3.18. Thu nhập của hộ có và không tiếp cận được nguồn tín dụng

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Không tiếp cận vốn vay Tiếp cận tới vốn vay Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017 Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017

Mức thấp nhất 5,4 5,3 4,7 16,5 12,7 11,3 Mức cao nhất 190 162 149 147,3 139,5 152,3 Mức bình quân 58,3 54,0 49,4 69,9 62,2 59,5

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Kết quả trên cho thấy, những hộ có nhiều vốn sản xuất, tiếp cận được vốn vay có thu nhập trung bình thường cao hơn các hộ vốn ít và không tiếp cận được vốn vay. Các hộ tiếp cận được vốn vay sẽ góp phần cải thiện cơ cấu nguồn thu, tỷ trọng thu từ nuôi trồng thủy sản, từ phát triển ngành nghề dịch vụ phi nông nghiệp cao hơn so với không tiếp cận được vốn vay.

3.2.3.5. Yếu tố trình độ học vấn

Thu nhập bình quân nông hộ theo trình độ văn hóa của chủ hộ.Trình độ văn hóa có tác động tích cực đến việc gia tăng thu nhập của các nông hộ.Nếu so sánh tốc độ gia tăng thu nhập của các chủ nông hộ theo trình độ văn hóa giữa các năm ta thấy xu hướng chung là thu nhập ở mức thấp nhất, mức cao nhất và mức trung bình của hai nhóm chủ nông hộ có trình độ văn hóa dưới trung học phổ thông và nhóm chủ hộ có học vấn tối thiểu là trung học phổ thông đều giảm qua các năm. Song những chủ nông hộ có trình độ văn hóa tối thiểu là phổ thông trung học luôn có thu nhập bình quân cao hơn những chủ hộ có trình độ học vấn dưới mức này.

Bảng 3.19. Thu nhập bình quân nông hộ theo trình độ học vấn

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Chủ hộ có học vấn dưới trung học phổ thông Chủ hộ có học vấn tối thiểu trung học

phổ thông Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017 Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017

Mức thấp nhất 5,4 5,3 4,7 19,5 12,9 11,4

Mức cao nhất 165 161 152,3 190 162 146

Mức bình quân 49,7 46,4 42,5 81 74,1 67,9

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Trình độ học vấn khác nhau cũng ảnh hưởng khác nhau đến các nguồn hình thành thu nhập của nông hộ theo những nhóm tiêu chí này. Theo trình độ văn hóa, tỷ lệ % thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp vào tổng thu nhập ở các hộ gia đình mà chủ hộ có học vấn tối thiểu là trung học phổ thông luôn cao hơn so với những gia đình mà chủ hộ có học vấn dưới trung học phổ thông; ngược lại, tỷ lệ % đóng góp từ hoạt động nông nghiệp vào tổng thu nhập ở các hộ mà chủ hộ có trình độ dưới trung học phổ thông thường cao hơn so với chủ hộ có trình độ tối thiểu là trung học phổ thông.

Như thế, trình độ văn hóa của chủ hộ có ảnh hưởng không những thu nhập bình quân của hộ, mà còn ảnh hưởng tới cơ cấu nguồn thu. Chủ hộ có văn hóa tối thiểu trung học phổ thông trở lên thì hộ sẽ có thu nhập bình quân cao hơn và tỷ lệ thu từ hoạt động phi sản xuất nông nghiệp cũng lớn hơn.

Thu nhập bình quân theo trình độ đào tạo của chủ hộ. Khi xem xét tác động của trình độ đào tạo đến biến đổi thu nhập của nông hộ trên địa bàn Huyện Thanh Sơn theo bộ phiếu điều tra ta thấy những chủ nông hộ đã tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển ngành nghề có mức thu nhập bình quân cao hơn những chủ hộ chưa tham gia bất kỳ khóa học bồi dưỡng nào. Việc tham gia các lớp đào tạo đảm bảo cho các nông hộ không bị rơi vào tình trạng nghèo đói, và thu nhập mức thấp nhất của những nông hộ này cũng cao hơn khoảng 4-5 lần so với nông hộ không được học các khóa bồi dưỡng, Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng cho thấy, không phải cứ tham gia các khóa đào tạo là nông hộ sẽ có được mức thu nhập ở mức cao nhất

Bảng 3.20. Thu nhập bình quân nông hộ theo tiêu chí có và không tham gia các khóa bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ sản xuất

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Chủ hộ có học vấn dưới trung học phổ thông

Chủ hộ có học vấn tối thiểu trung học

phổ thông Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017 Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017 Mức thấp nhất 5,40 5,30 4,70 26,00 22,70 20,20 Mức cao nhất 190,0 162,0 152,3 159,0 148,0 144,0 Mức bình quân 55,5 51,5 47,1 81,3 74,3 69,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Cũng giống như yếu tố văn hóa (trình độ học vấn) tác động đến thu nhập, việc tham gia các lớp bồi dưỡng cũng thể hiện dấu hiệu tác động tích cực đến tình trạng thu nhập và gia tăng thu nhập của các nông hộ được điều tra, So sánh tốc độ gia tăng thu nhập của các chủ nông hộ theo tình trạng có và không có tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm phục vụ hoạt động sản xuất giữa các ta thấy, những thu nhập của những gia đình mà chủ nông hộ có tham gia tối thiểu 1 lần các khóa học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thì thì luôn có mức thu nhập bình quân cao hơn và tốc độ gia tăng thu nhập vẫn duy trì mức độ tăng trưởng qua các năm; còn đối với các gia đình mà chủ hộ chưa tham gia bất kỳ khóa học nào, thì tốc độ gia tăng thu nhập có chiều hướng giảm ở nhóm có thu nhập thấp nhất và trung bình và có chiều hướng gia tăng ở nhóm thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 91 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)