Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại một số quốc gia trên thế giớ

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư tại việt nam thực trạng và giải pháp,khóa luận tốt nghiệp (Trang 30 - 35)

1.3.2. Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại một số quốc gia trên thếgiới giới

Thanh toán không dùng tiền mặt đang là xu thế tất yếu trên thế giới. Vậy thực tế triển khai tại các nước như thế nào?

1.3.2.1. Thanh toán không dùng tiền mặt ở một số quốc gia châu A - Trung Quốc

Đầu tiên, chúng ta cùng đi tìm hiểu quốc gia tỷ dân láng giềng Trung Quốc, một quốc gia vốn nổi tiếng với những luật lệ truyền thống thậm chí hà khắc nhưng những năm gần đây lại vắng bóng tiền mặt - một phương thức thanh toán truyển thống.

khảo sát của G4S (2019) cho thấy :

• 52% người Trung Quốc chỉ sử dụng 20% hoặc ít hơn cho các khoảng tiêu dùng hàng tháng của họ.

• 74% người dân cho rằng họ có thể sống nhiều hơn một tháng với chỉ với 100 Nhân dân tệ trong ví.

• 84% người được khảo sát cho rằng họ có thể chấp nhận cuộc sống hoàn toàn không dùng tiền mặt.

Có được những thành tựu như ngày hôm nay, một phần là nhờ những chủ trương chính sách khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt kịp thời và đúng đắn của Chính phủ Trung Quốc. Để phát triển dịch vụ thanh toán thẻ trong nước, ngay từ năm 2001, Chính phủ Trung Quốc đã ra chỉ thị về đẩy mạnh thanh toán bằng thẻ sau khi đã bước đầu triển khai thành công “Dự án thẻ vàng” nhằm tạo điều kiện bước đầu cho môi trường thanh toán thẻ; đồng thời, năm 2002, Chính phủ nước này cũng cho xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ quốc gia (CUP) cùng với việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật về thẻ buộc các ngân hàng phải tuân thủ, cũng như phát triển các sản phẩm thẻ đa dạng phù hợp với nhu cầu của người dân.

Lĩnh vực thanh toán điện tử cũng được chú trọng trong những năm gần đây. Dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, việc kết nối liên thông giữa hệ thống thanh toán điện tử, thanh toán thẻ, thanh toán liên ngân hàng, ...đã hoàn thiện, các tổ chức phi tài chính cũng sớm được cho phép cung ứng dịch vụ thanh toán điện tử với hạn mức vừa phải và ban hành các quy định để kiểm soát rủi ro. Những chủ trương đúng đắn của Chính phủ kết hợp với sự phát triển của TMĐT của quốc gia đông dân nhất thế giới này càng tạo đà cho thanh toán điện tử phát triển và được đông đảo người dân đón nhận.

- Thái Lan

Là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, năm 2019, Thái Lan có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt lớn nhất khu vực (67%). Dịch vụ ngân hàng di động đã phát triển mạnh ở Thái Lan và nhiều người đã không sử dụng tiền mặt hay séc.

Nhằm thúc đẩy TTKDTM trong nước, Chính phủ Thái Lan đã triển khai kế hoạch hỗ trợ chuyển đổi nền kinh tế từ sử dụng tiền mặt sang không sử dụng tiền mặt,

tiêu biểu là việc xây dựng hệ thống PromptPay, một hệ thống giúp thanh toán dễ dàng cho các cá nhân và doanh nghiệp đã đăng ký chỉ với việc sử dụng số điện thoại di động hoặc ID quốc gia của họ. Các ngân hàng ở quốc gia này cũng đã và đang có nhiều động thái cắt giảm phí dịch vụ khi thanh toán qua internet và di động. Điều này tạo động lực cho các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế nước này trong việc sử dụng dịch vụ TTKDTM, góp phần giữ vững vị trí đứng đầu trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt tại Đông Nam Á của quốc gia này.

1.3.2.2. Thanh toán không dùng tiền mặt tại một số quốc gia châu Âu - Thụy Điển

Đối với Thụy Điển - một quốc gia mà hệ thống ngân hàng cực kỳ phát triển: Tỷ lệ TTKDTM trong tiêu dùng: 89%. Tỷ lệ dân số sở hữu thẻ tín dụng: 96%. Nhờ phương thức TTKDTM mà số vụ cướp ngân hàng ở Thụy Điển vốn “nổi đình nổi đám” đã giảm từ 110 vụ năm 2008 xuống chỉ còn 16 vụ năm 2011, mức thấp nhất kể từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước và đến nay thì hết hẳn.

Để đạt được những thành tựu kể trên, một phần công sức rất lớn thuộc về hệ thống ngân hàng vô cùng phát triển ở quốc gia này. Từ cuối những năm 1980, 1990, các công ty thẻ và ngân hàng đã tăng các nỗ lực chuyển đổi thanh toán bằng tiền mặt thành thanh toán thẻ điện tử bằng cách cung cấp các dịch vụ thanh toán thẻ và đưa ra các khoản phí cao hơn cho việc thanh toán bằng séc và tiền mặt.

Ngân hàng trung ương nước này cũng đã đầu tư vào việc xây dựng hệ thống điện tử để thanh toán bù trừ và thanh toán thanh toán bù trừ RIX, cung cấp các ưu đãi bổ sung cho các ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán điện tử. Kết quả là từ những năm 1990, việc sử dụng thẻ ở quốc gia này tăng trưởng ở tốc độ cao và nhanh chóng trở thành một phần chủ đạo của thanh toán bán lẻ, số lượng thiết bị đầu cuối chấp nhận thanh toán thẻ cũng tăng từ khoảng 25.000 vào năm 1993 lên gần 70.000 vào năm 1996.

Việc mật độ dân số rất thấp làm tăng chi phí phân phối tiền mặt trên cả nước cộng với việc người dân có trình độ dân trí cao, ham học hỏi và thân thiện với công nghệ cũng được cho là một trong những nguyên nhân của sự phát triển TTKDTM tại quốc gia này.

Thụy Điển dự kiến sẽ trở thành xã hội không tiền mặt đầu tiên trên thế giới vào tháng 3 năm 2023 . Đến lúc đó, tiền mặt sẽ không được chấp nhận nữa như một phương tiện thanh toán ở quốc gia này.

- Bỉ

Hiện nay, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt tại Bỉ là 93% với 86% dân số sử dụng thẻ tín dụng. Theo tờ Initio (2019), Bỉ đang là quốc gia dẫn đầu Châu Âu và thế giới về thanh toán không dùng tiền mặt.

Tại quốc gia này, các giao dịch có giá trị vượt quá 3.000 euro đều phải giao dịch bằng hình thức TTKDTM, mức phạt cho việc vi phạm có thể lên tới 225.000 euro. Ứng dụng thanh toán di động Sixdots cũng được sử dụng rộng rãi bởi người dân trong nước. Phần lớn các ngân hàng Bỉ hỗ trợ ứng dụng này, nhờ đó mọi người có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng suôn sẻ mà không cần dùng đến tiền mặt. Ưu điểm lớn nhất của ứng dụng này là có 4 ngân hàng lớn của Bỉ, chiếm 80% thị trường Bỉ, đã hỗ trợ ứng dụng, do đó, phần lớn dân số có thể đồng bộ hóa tài khoản ngân hàng của họ với ứng dụng thanh toán để sử dụng .

Từ những thống kê trên ta thấy được việc thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ là xu hướng mới nổi tại bất kỳ quốc gia nào mà đã trở thành tầm nhìn, mục tiêu phát triển của nhiều nền kinh tế trên thế giới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trên đây là những nhận biết tổng quát về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Trong chương này, tác giả đã tiến hành làm rõ các khái niệm liên quan đến TTKDTM, vai trò của TTKDTM trong nền kinh tế, những nguyên tắc TTKDTM, các phương thức TTKDTM phổ biến cũng như các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của TTKDTM trong dân cư của một quốc gia. Đồng thời, tác giả đem lại cho người đọc cái nhìn tổng quan về tình hình TTKDTM trên thế giới cũng như tại một số quốc gia tiêu biểu. Các xu hướng ứng dụng các thanh tựu của Cách mạng Công nghệ 4.0 vào lĩnh vực thanh toán cũng được nêu lên trong chương này, từ đó phần nào gợi mở hướng đi cho TTKDTM của Việt Nam trong thời gian tới.

Từ những lý thuyết tổng quan này, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu và đưa ra đánh giá về thực trạng áp dụng chúng trong thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam hiện nay tại chương kế tiếp đây.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG DÂN CƯ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư tại việt nam thực trạng và giải pháp,khóa luận tốt nghiệp (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w