Tình hình kinh tế-văn hóa xã hội ở Việt Nam và những tác động

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư tại việt nam thực trạng và giải pháp,khóa luận tốt nghiệp (Trang 37 - 45)

và hiệu quả”.

2.1.2. Tình hình kinh tế- văn hóa- xã hội ở Việt Nam và những tác động đếnthanh thanh

toán không dùng tiền mặt.

Bất kỳ loại hình dịch vụ nào khi du nhập vào một quốc gia đều chịu sự ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội ở quốc gia đó, TTKDTM ở Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật, do đó muốn tìm hiểu về TTKDTM ở Việt Nam, trước tiên ta cần đi tìm hiểu những diễn biến kinh tế- văn hóa- xã hội ở nước ta và những tác động của nó đến sự phát triển của dịch vụ TTKDTM.

2.1.2.1. Môi trường kinh tế - Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người ở nước ta những năm qua tăng cả về quy mô lẫn tốc độ. Theo Tổng cục thống kê, thu nhập bình quân đầu người của nước ta năm 2016 đạt 3.098 nghìn đồng tăng 461 nghìn đồng tương ứng với 17.48% so với mức thu nhập trung bình của người dân năm 2014, sang đến năm 2018, thu nhập bình quân đầu người ở nước ta tiếp tục tăng mạnh gấp 125.11% so với năm 2016 và đạt 3.876 nghìn đồng. Sự tăng trưởng của thu nhập bình quân đầu người tạo là động lực khiến cho người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn, từ đó có nhiều khả năng sử dụng dịch vụ TTKDTM hơn.

- Chi tiêu

Giai đoạn 2008-2018 chi tiêu bình quân của người dân trên cả nước, dù là ở thành thị hay nông thôn đều đang trong khuynh hướng tăng. Giai đoạn 2008-2012, khủng hoảng kinh tế toàn cầu kết hợp với những khó khăn khi mới gia nhập WTO khiến lạm phát ở Việt Nam tăng mạnh kéo theo chi tiêu bình quân đầu người cũng tăng mạnh trong giai đoạn này, năm 2012 mức chi tiêu bình quân đầu người trên cả nước gấp 202% so với 2008, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị và nông thôn lần lượt là 184% và 213%. Từ sau giai đoạn này, nhờ những chính sách kiềm chế lạm phát, mức tăng của chi tiêu cũng trở nên ổn định hơn.

(đơn vị: Nghìn đồng/ người/ tháng) 4.000 3.500 3.000 2.500 2.000 1.500 1.000 500

Năm 2008 Năm 2010 Năm 2012 Năm 2014 Năm 2016 Năm 2018

Cả nước Thành thị Nông thôn

Biểu đồ 2.1: Chi tiêu bình quân đầu người phân theo khu vực giai đoạ n 2012-2018

Nguồn: Tổng cục thống kê

Việc chi tiêu nhiều hơn thúc đẩy người ta nghĩ đến việc sử dụng đồng tiền một cách hiệu quả, an toàn và mất ít thời gian hơn, TTKDTM cũng nhờ đó mà có cơ hội phát triển.

Tuy nhiên, khoảng cách về thu nhập cũng như chi tiêu bình quân đầu người giữa nông thôn và thành thị vẫn còn khá lớn. Trong khi ở thành thị, người dân có thu nhập cao hơn mức bình quân cả nước cũng như chi tiêu nhiều hơn mức trung bình, thì ở nông thôn, thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người dù có tăng qua từng năm nhưng vẫn luôn ở mức thấp hơn bình quân cả nước. Sự cách biệt này cộng với việc thiếu đồng bộ về hạ tầng thanh toán giữa thành thị và nông thôn càng khiến cho TTKDTM gặp nhiều trở ngại khi tiếp cận với người dân nông thôn.

2.1.2.2. Các yếu tố thuộc về dân cư - Kết cấu dân cư

(đơn vị: %)

■ Dưới độ tuổi lao động «15-24 tuổi «Từ 25-49 tuổi "Ngoai 50 tuổi

Biểu đồ 2.2: Phân bổ dân cư theo lứa tuổi tại Việt Nam năm 2019

Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo thống kê năm 2019, dân số Việt Nam là 96.2 triệu người, là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới. Phần lớn dân số Việt Nam tập trung ở độ tuổi dưới lao động (39.53%) và độ tuổi từ 25-49 (37%), chỉ có 12.1% dân số ở độ tuổi ngoài 50. Ta có thể thấy dân số Việt Nam là dân số trẻ và hiện đang đạt tỷ lệ dân số vàng, điều này là một động lực lớn thúc đẩy hiện thực hóa những tiềm năng của TTKDTM ở nước ta khi mà những người trẻ hiện nay thường tiêu dùng nhiều hơn và ưa thích sự đổi mới, sáng tạo, nhanh gọn, đồng thời cũng dễ dàng học hỏi, tiếp thu những thành tựu mới và ứng dụng chúng vào đời sống, đặc biệt là thành tựu trong lĩnh vực thanh toán.

- Trình độ dân trí

Với những nỗ lực thực hiện chính sách phổ cập giáo dục trong nhiều năm qua của Chính phủ, có thể thấy trình độ dân trí của người dân Việt Nam đang dần được nâng cao, dự đoán, những năm tới tỷ lệ người biết chữ ở Việt Nam sẽ tiếp tục xu hướng tăng. Tỷ lệ người biết chữ nhiều hơn giúp cho việc phổ cập kiến thức nói chung và kiến thức về lĩnh vực TTKDTM nói riêng đến người dân được dễ dàng hơn, đồng

thời tạo tiền đề cho việc sử dụng hình thức thanh toán mới mẻ này rộng rãi trong dân chúng.

(đơn vị: %)

Tỷ lệ dân cư từ 15 tuổi trở lên biết đọc và biết viết

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Tỷ lệ dân cư từ 15 tuổi trở lên biết đọc và biết viết

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết giai đoạn 2009- 2019

Nguồn: Tổng cục thống kê

Tỷ lệ lao động có trình độ đại học nhiều năm qua cũng liên tục tăng, năm 2018, có 9.6% lao động có trình độ đại học, tăng 4.1 điểm phần trăm khi so với tỷ lệ này của 2009. Những năm từ 2009-2015, nền kinh tế phát triển cộng với việc người dân bắt đầu quan tâm hơn đến việc giáo dục của con em mình, tỷ lệ lao động có chuyên môn từ đại học tăng mạnh, từ 5.5% vào năm 2019 lên 8,5% vào 2015. Sang đến giai đoạn 2015-2018 tốc độ tăng ổn định hơn, năm 2018 tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên chỉ tăng 1.1% so với 2015. Dự đoán những năm tới, với những chính sách cởi mở về giáo dục đại học, tỷ lệ dân cư có trình độ đại học ở Việt Nam sẽ tiếp tục tăng.

(đơn vị: %)

Tỷ lệ lao động có chuyên môn từ đại học trở lên

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ lao động có chuyên môn từ đại học trở lên giai đoạn 2009-2018

Nguồn: Tổng cục thống kê

Sự phát triển lực lượng lao động có trình độ cao là động lực to lớn và quan trọng nhất để phát triển TTKDTM. Bởi lẽ, đây là lực lượng nòng cốt sẽ tham gia vào công cuộc phát triển cơ sở hạ tầng TTKDTM cũng như kiến nghị hoàn thiện kiến trúc thượng tầng đáp ứng nhu cầu phát triển của dịch vụ này, đồng thời cũng là những người tiêu dùng tích cực, mặn mà nhất với TTKDTM.

- Thói quen thanh toán của người dân

Ve thói quen thanh toán của người Việt, những năm gần đây đã có sự thay đổi một cách tích cực. Trong một nghiên cứu về “thái độ thanh toán tiêu dùng” được thực hiện bởi Visa (2019), số người được hỏi ở Việt Nam nói rằng họ đã sử dụng thanh toán di động trong ứng dụng ở mức 44% vào năm 2018. Nghiên cứu này cũng cho thấy những người nói rằng họ đã thử thanh toán bằng thẻ không tiếp xúc tăng lên 32% và thanh toán QR 19%. Dù vậy, trên thực tế, phần lớn người Việt Nam vẫn giữ thói quen tiêu dùng với tiền mặt.

(đơn vị: món) Năm 2019 277.754 19.187 Năm 2018 272.394 18.587 Năm 2017 268.813 17.558 Năm 2016 263.427 17.472 Năm 2015 223.381 16.937 Năm 2014 16.018 172.036 Năm 2013 129.653 15.265 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 ■ Số lượng thiết bị POS/EFTPOS/EDC ■ Số lượng thiết bị ATM

Biếu đồ 2.5: Số lượng thiết bị ATM, POS/EFTPOS/EDC giai đoạn 2013-2019

Nguôn: NHNN (đơn vị: món) 9.957.320 Năm 2014 159.164.477 Năm 2013 7.037.907 155.806.032 50.000.000 100.000.000 150.000.000 200.000.000 250.000.000 300.000.000 ■ Số lượng giao dịch trên thiết bị POS/EFTPOS/EDC ■ Số lượng giao dịch trên thiết bị ATM

Biếu đồ 2.6: Số lượng giao dịch qua thiết bị ATM và POS/EFTPOS/EDC giai đoạn 2013-2019

Nguôn: NHNN

Ta có thể thấy dù số lượng thiết bị chấp nhận thẻ cao gấp nhiều lần số lượng các cây ATM, nhưng đại bộ phận giao dịch của người dân vẫn thực hiện trên ATM.

Vậy nên, mặc dù số lượng thiết bị chấp nhận thẻ lớn hơn nhưng ATM vẫn dễ dàng hơn trong việc tiếp cận đến người dân và phần lớn người Việt vẫn ưa sử dụng ATM trong giao dịch thay vì các thiết bị chấp nhận thẻ. Cuối quý IV năm 2019 có khoảng 99 triệu thẻ ngân hàng được các NHTM phát hành nhưng mới chỉ có hơn 95 triệu giao dịch thanh toán qua các thiết bị chấp nhận thẻ POS/EFTPOS/EDC, tức là có rất nhiều thẻ ngân hàng ở nước ta hiện nay chưa một lần chạm vào chiếc máy chấp nhận thẻ.

Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là các giao dịch chủ yếu được thực hiện trên ATM là giao dịch rút tiền mặt và phần lớn doanh thu thanh toán thẻ vẫn đến từ các giao dịch rút tiền. Người dân Việt Nam còn e ngại với việc thanh toán bằng thẻ, cũng như TTKDTM, họ cảm thấy thoải mái hơn khi thanh toán bằng tiền mặt và hầu hết vẫn chưa ý thức rõ những nguy hại mà thanh toán bằng tiền mặt gây ra cho bản thân và nền kinh tế. Một bài báo phát hành tháng 5 năm 2019 của tờ Bangkok Post đã chỉ ra rằng theo chính phủ Việt Nam, có đến 95% giao dịch tại nước ta vẫn được thanh toán bằng tiền mặt và vàng.

Riêng tại vùng nông thôn Việt Nam, thói quen tiêu dùng tiền mặt cố hữu từ bao đời đã gây ra không ít khó khăn trong công cuộc triển khai TTKDTM tại khu vực này. Trong một phát biểu tại hội thảo “Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt khu vực nông thôn” diễn ra ngày 28/09/2018, ông Phạm Tiến Nam - Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam đã nêu ra 3 nguyên nhân chính khiến việc TTKDTM còn chưa phát triển ở Việt Nam, có đến 2/3 nguyên nhân đến từ văn hóa tiêu dùng khu vực nông thôn. Đầu tiên là thói quen dùng tiền mặt và tâm lý ngại thay đổi đã ăn sâu bám rễ trong suy nghĩ của bà con nông dân, trong khi đại bộ phận người dân nông thôn chưa có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ và tiện ích thanh toán hiện đại. Nguyên nhân thứ hai cũng là nguyên nhân căn bản đến từ tâm lý lo ngại rủi ro khi thanh toán điện tử. Theo ông, hiện có tới hơn 50% người dùng bày tỏ quan ngại về vấn đề an ninh khi giao dịch điện tử thay vì các giao dịch tiền mặt.

- Sự tiếp cận của người dân với dịch vụ internet

Trong bối cảnh TMĐT phát triển, các hình thức thanh toán trực tuyến càng trở nên phổ biến, internet không chỉ giữ vai trò như một kênh cung cấp thông tin mà còn cho phép người dân thực hiện trực tiếp các giao dịch thông qua nó mà không cần đến các quầy giao dịch ngân hàng.

(đơn vị: %)

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ người Việt Nam sử dụng internet giai đoạn 2011-2019

Nguồn: VNNIC; InternetLiveStats; We are social

Dựa theo thống kê trên, ta có thể thấy được ở Việt Nam hiện có ngày càng nhiều người dùng internet, từ 2011 đến năm 2019, tỷ lệ người sử dụng internet tại Việt Nam tăng hơn 31.76 điểm phần trăm từ 34.77% lên 66.53%. Đặc biệt, giai đoạn 2016- 2019, với việc triển khai 4G tại Việt Nam giúp cải thiện tốc độ truy cập internet, tốc độ tăng trưởng của tỷ lệ người dùng internet trong vòng bốn năm đạt bình quân 3.4 điểm phần trăm một năm, riêng năm 2019 tăng đến 8.23 điểm phần trăm so với 2018. Dự đoán trong thời gian tới với sự phát triển của hạ tầng internet, tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng mạnh.

Việc tiếp cận thường xuyên với internet giúp việc tiếp cận các thông tin về TTKDTM cũng như cách thức sử dụng chúng trở nên dễ dàng hơn, đồng thời tạo điều kiện cho TMĐT phát triển, góp phần thúc đẩy việc người tiêu dùng sử dụng các phương tiện TTKDTM trực tuyến nhanh chóng, an toàn và tiện lợi hơn.

2.1.2.5. Dịch bệnh Covid-19 và cơ hội cho thanh toán không dùng tiền mặt

Suốt bốn tháng đầu năm 2020, Việt Nam cũng như toàn thế giới phải gồng mình chống chọi với đại dịch Covid-19, nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lệnh giãn cách xã hội của Chính phủ cũng như sự đóng cửa của các nước, tuy nhiên, đây chính là cơ hội vàng để phát triển TTKDTM.

Thời điểm dịch bệnh bùng phát, nhận thức được sự dễ dàng lây lan của virus thông qua việc trao đổi tiền mặt, Chính phủ và NHNN đã có nhiều chính sách thúc đẩy TTKDTM đồng thời tuyên truyền tới người dân về sự nguy hiểm của tiền mặt, khuyến khích họ sử dụng phương thức thanh toán thay thế.

Trong ba tháng đầu năm 2020, NHNN đã 2 lần liên tiếp chỉ đạo Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas), Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC), các ngân hàng thương mại (NHTM), chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện miễn, giảm các loại phí dịch vụ thanh toán và điều chỉnh giảm giá sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng, nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, đáp ứng tốt nhất nhu cầu thanh toán trực tuyến và góp phần tương trợ người dân, doanh nghiệp dân đối phó với dịch bệnh cũng như đảm bảo an sinh xã hội và đời sống nhân.

Lệnh giãn cách xã hội buộc người dân ở nhà nhiều hơn, TMĐT cũng được dịp phát triển, kéo theo sự gia tăng nhu cầu thanh toán trực tuyến. Tự có ý thức về việc bảo vệ sức khỏe của mình, người tiêu dùng trong mùa dịch thường xuyên mua sắm trên các trang TTĐT và thanh toán qua các hình thức thanh toán trực tuyến nhằm hạn chế ra ngoài và tránh việc tiếp xúc với nhân viên giao hàng để trả tiền mặt. Ông Đào Minh Phú (2020), Tổng giám đốc NextTech Group (Công ty mẹ của ví điện tử Vimo, Ngân lượng, Mpos) nhận xét: “Chúng ta mất tới 10 năm hô hào thanh toán không dùng tiền mặt bằng thanh toán điện tử, nhưng kết quả chưa cao, thì 2 tháng qua đã bằng 10 năm trước đó, khi gần như gia đình nào cũng dùng dịch vụ thanh toán online. Hàng chục ngàn đơn vị, doanh nghiệp, cửa hàng trước đây bán hàng offline, thì giờ đây trong mùa dịch, để tồn tại, họ đã phải chuyển đổi số, bán hàng, cung cấp dịch vụ từ xa, chấp nhận thanh toán online, lượng đối tác triển khai thanh toán online tăng vọt”.

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư tại việt nam thực trạng và giải pháp,khóa luận tốt nghiệp (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w