hiện nay
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang từng bước phát triển cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho việc đưa TTKDTM tiếp cận gần hơn với dân chúng.
2.1.3.1. Thẻ ngân hàng
Là một trong những phương tiện đơn giản, dễ sử dụng và có tính phổ biến cao, thẻ ngân hàng hiện nay vẫn giữ một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển TTKDTM.
180 160 140 120 100 80 60 40 20 0 (đơn vị: triệu thẻ)
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Biểu đồ 2.8: Số lượng thẻ phát hành lũy kế các năm từ 2012-2019
Nguồn: NHNN
Nhìn vào đồ thị ta có thể nhận thấy số lượng thẻ ngân hàng có khuynh hướng tăng mạnh qua các năm, bình quân năm sau tăng 15,04 triệu thẻ so với năm liền trước. Năm 2019, số lượng thẻ ngân hàng phát hành lũy kế đạt 171.3 triệu thẻ, tăng 120.31 triệu thẻ tức gần 236% so với năm 2012. Thị trường thẻ Việt Nam đang trên đà tăng trưởng và ngày càng được người tiêu dùng đón nhận nhiều hơn. Những năm tới, với xu hướng đẩy mạnh ngân hàng bán lẻ, dự kiến số lượng thẻ phát hành ra thị trường vẫn tiếp tục đà tăng trưởng, đặc biệt là với thẻ tín dụng.
Không chỉ tăng trưởng về mặt số lượng, chất lượng thẻ ngân hàng những năm gần
đây cũng được các ngân hàng chú trọng cải thiện. Ngày 30/12/2015, NHNN cho ban hành “Kế hoạch số 16/KH-NHNN về chuyển đổi thẻ ngân hàng từ thẻ từ sang thẻ gắn vi mạch điện tử”. Theo kế hoạch đã đề ra, chậm nhất đến ngày 31/12/2020, tất cả thẻ ngân hàng có mặt trên thị trường Việt Nam sẽ được chuyển đổi sang thẻ chip.
Ngày 28/12/2018, Thông tư số 41/2018/TT-NHNN được được ban hành, trong đó quy định chi tiết lộ trình chuyển đổi, cụ thể, đến ngày 31/12/2019, tối thiểu 35% ATM, 50% thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán hàng đang hoạt động tại Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa, từ đó hiện thực hóa mục tiêu đến ngày 31/12/2020, các tỷ lệ này đều phải đạt 100%. Thực hiện kế hoạch này, đến cuối năm 2019 đã có 20 ngân hàng, 6 tổ chức cung cấp thẻ chip, một sự con số tương đối ấn tượng so với số lượng 7 ngân hàng tham gia vào giữa năm 2019. Ngành ngân hàng
cũng vượt mục tiêu chuyển đổi 21 triệu thẻ từ thẻ từ sang thẻ chip trong năm 2019 bằng con số đầy ấn tượng - trên 25 triệu thẻ được chuyển đổi sang thẻ chip.
Việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip giúp tăng tính bảo mật của thẻ, bảo đảm sự an toàn trong quá trình thực hiện các giao dịch qua thẻ của người dân, từ đó tăng niềm tin của dân chúng, thúc đẩy họ dùng thẻ ngân hàng trong chi tiêu, thanh toán, từ đó góp phần đẩy mạnh TTKDTM trong dân chúng.
2.1.3.2. Hạ tầng ATM
Trong giai đoạn 2013-2019, nhìn chung, số lượng thiết bị ATM có xu hướng tăng nhẹ với mức tăng bình quân hàng năm đạt xấp xỉ 560 thiết bị. Từ chiếc máy duy nhất được Vietcombank nhập về Việt Nam thời điểm năm 2002, trải qua 18 năm, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu ngày một gia tăng của người dân, số lượng thiết bị này không ngừng tăng lên, góp phần nâng cấp hạ tầng thanh toán ở Việt Nam.
(đơn vị: thiết bị)
♦ Số lượng thiết bị ATM 25.000 22.500 20.000 ___ ____ _________ 19.187 _________4—18.587 17.500 t ll⅛37 * 17.172 t—17*55T ___________ 15.000 ♦—15.265 12.500 10.000
NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 NĂM 2019
Biểu đồ 2.9: Số lượng thiết bị ATM các năm từ 2013-2019
Nguồn: NHNN
Ngày nay, ngoài tính năng rút tiền mặt và truy vấn số dư truyền thống, nhiều ngân hàng trong đó tiên phong là TP Bank, VP Bank, Timo, ...đã đầu tư nâng cấp hệ thống máy ATM cho phép khách hàng ngoài sử dụng các tính năng cơ bản của một máy ATM truyền thống còn có thể nạp tiền, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền khác ngân hàng, những máy này được biết đến với tên gọi CDM (Cash Deposit Machine). Sự đầu tư nâng cấp các thiết bị ATM khiến người ta trở nên mặn mà hơn với những
chiếc thẻ ngân hàng cũng như việc TTKDTM, bởi vì, giờ đây, thay vì chờ đợi mòn mỏi tại các quầy giao dịch, với vài thao tác đơn giản thông qua chiếc máy ATM người ta có thể thực hiện nhiều nghiệp vụ như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn cũng như nạp tiền vào thẻ để phục vụ cho việc chi trả.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hạ tầng ATM mới chỉ phát triển ở các thành phố, còn với vùng nông thôn, nhất là khu vực miền núi, mật độ ATM vô cùng thưa thớt với sự xuất hiện lác đác 1 đến 2 cây ATM của Agribank, Liên Việt Post Bank, phục vụ cho nhu cầu của cả một huyện. Thực trạng này đã và đang cản trở người tiêu dùng ở nông thôn tiếp cận với những chiếc thẻ ngân hàng cũng như phương thức TTKDTM.
2.1.3.3. Hạ tầng các thiết bị chấp nhận thẻ POS/EFTPOS/EDC
Đối với các thiết bị chấp nhận thẻ POS/EFTPOS/EDC , do chi phí lắp đặt thấp nên số lượng cũng như tốc độ tăng trưởng của các thiết bị này cũng cao gấp nhiều lần ATM. Năm 2019, số lượng thiết bị chấp nhận thẻ đạt 277.754 thiết bị, tăng 148.101 thiết bị tức 114.22% so với năm 2013.
(đơn vị: Thiết bị)
—■—Số lượng thiết bị POS/EFTPOS/EDC
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Biểu đồ 2.10: Số lượng thiết bị chấp nhận thẻ các năm từ 2013-2019
Nguồn: NHNN
Số lượng thiết bị chấp nhận thẻ tăng mạnh trong những năm từ 2013-2015, khi các NHTM bắt đầu tăng cường đầu tư mở rộng số lượng thiết bị chấp nhận thẻ nhằm
thực hiện phát động của NHNN về “Kế hoạch tổng thể phát triển giao dịch thanh toán qua máy chấp nhận thẻ” với mục tiêu đưa việc thanh toán qua máy chấp nhận thẻ trở thanh thói quen của người dân. Sang đến giai đoạn 2016-2019, số lượng máy POS vẫn tăng nhưng ở mức chậm hơn, năm sau tăng không nhiều so với năm trước sự phát triển của các hình thức thanh toán mới như thanh toán trực tuyến, mPOS, ...
Không chỉ tăng về mặt số lượng, song song với lộ trình chuyển đổi thẻ chip, các máy POS cũng dần được cải tiến chất lượng, công nghệ để đáp ứng những nhu cầu mới của thị trường. Sự phát triển này cho thấy nỗ lực của cơ quan quản lý cũng như các ngân hàng thương mại trong việc tăng số lượng điểm chấp nhận thẻ, từ đó khuyến khích người dân mở và sử dụng thẻ ngân hàng.
Dù vậy, cũng như ATM, hạ tầng điểm chấp nhận thẻ mới chỉ phát triển ở khu vực thành thị, ở nông thôn, sự xuất hiện của các điểm chấp nhận thẻ còn rất hạn chế, thậm chí hầu như không có.
2.1.3.4. Các điểm giao dịch ngân hàng
Tính đến ngày 31/12/2019, nước ta có 31 Ngân hàng thương mại cổ phần trong nước, 4 ngân hàng thương mại 100% vốn nhà nước, 9 ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài, 2 ngân hàng liên doanh cùng với , 49 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 50 văn phòng đại diện cùng với 2 ngân hàng chính sách và 1 ngân hàng hợp tác xã. Với hệ thống các ngân hàng đa dạng và phát triển như thế, đến tháng 9 năm 2019 chỉ riêng hệ thống NHTM của Việt Nam đã có hơn 11.300 chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước.
Các ngân hàng có mạng lưới phòng giao dịch lớn nhất hiện nay là Agribank, LienVietPostBank, BIDV và Vietinbank, theo trang Café F (2019), chỉ riêng số lượng phòng giao dịch của 4 ngân hàng này đã chiếm 50% tổng số lượng phòng giao dịch trên cả nước. Cuối năm 2019, ngân hàng có số lượng điểm giao dịch đứng đầu là Agribank với 2.232 điểm giao dịch, kế đến là LienVietPostBank với 1.253 điểm giao dịch, xếp thứ ba và thứ tư lần lượt là VietinBank với 1.113 điểm giao dịch và BIDV với 1.060 điểm giao dịch.
(đơn vị: chi nhánh/PGD)
2S00
Biểu đồ 2.11: Mạng lưới (chi nhánh/PGD) của các ngân hàng thương mại thời điểm 31/12/2019
Nguồn: CafeF
Ngoài việc mở rộng số lượng điểm giao dịch, việc tăng độ phủ thương hiện khắp tất cả các tỉnh thành trên cả nước cũng được các ngân hàng chú trọng. Một số ngân hàng như Agribank, LienVietPostBank, Vietinbank, Techcombank, BIDV đã có số lượng điểm giao dịch khủng phủ khắp 63 tỉnh thành. Các ngân hàng khác cũng tích cực lan tỏa thương hiệu của mình đến nhiều tỉnh thành với sự hiện diện tại từ 30 đến 50 tỉnh thành. Một số ngân hàng với độ phủ sóng kém hơn mới chỉ tập trung mở rộng thị trường ở các tỉnh thành lớn như VietABank (16 tỉnh thành), Nam Á Bank (17 tỉnh thành), Eximbank (22 tỉnh thành), NCB (27 tỉnh thành).
Sự mở rộng của các điểm giao dịch ngân hàng cùng với đội ngũ giao dịch viên có chuyên môn cao, thường xuyên được đào tạo nhằm nâng cao tay nghề dịch vụ đã góp phần đem lại những trải nghiệm tốt cho khách hàng khi đến sử dụng dịch vụ đồng thời hỗ trợ khách hàng tiếp cận với các dịch vụ TTKDTM cơ bản được ngân hàng
cung cấp trực tiếp như chuyển tiền, ủy nhiệm thu, thu hộ, ủy nhiệm chi, chi hộ, .... Điều này đặc biệt ý nghĩa khi những hạ tầng công nghệ phát triển chưa thực sự tiếp cận đến được nhiều vùng trên cả nước, một bộ phận lớn dân cư chưa tiếp cận được với các hình thức TTKDTM do giới hạn về mặt tuổi tác và kiến thức, lúc này, chính những điểm giao dịch ngân hàng là cầu nối đưa TTKDTM đến gần hơn với đông đảo công chúng.
Dù vậy, ta vẫn không thể phủ nhận một thực tế rằng các điểm giao dịch ngân hàng chủ yếu phân bổ ở thành thị và thưa thớt dần ở các khu vực nông thôn. Số liệu từ thời báo Ngân hàng cho thấy vào năm 2017 chỉ mới có khoảng 2.2 điểm giao dịch/ một khu vực hành chính ở nông thôn trong khi với thành thị con số này là 40 điểm, gấp hơn 18 lần. Thậm chí ở khu vực miền núi phía bắc chỉ có 0.7 điểm giao dịch trên một huyện và đạt 1.3 điểm tại khu vực duyên hải miền Trung.
Để phổ cập thanh toán qua ngân hàng cũng như TTKDTM tới những người dân nông thôn, thiết nghĩ những con số nêu trên là chưa đủ, các ngân hàng thương mại cần đẩy mạnh xây dựng hạ tầng ở nông thôn, góp phần thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa nông thôn ở nước ta.
2.1.3.5. Hạ tầng công nghệ
Bước vào thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0, các dịch vụ đều hướng tới mục tiêu số hóa, công nghệ hóa, dịch vụ thanh toán cũng không phải là ngoại lệ. Khi mà các phương pháp tiếp cận truyền thống dần trở nên lạc hậu, kém an toàn và mất thời gian, người ta đòi hỏi sự phát triển của hạ tầng công nghệ để đem đến những giải pháp TTKDTM tiết kiệm hơn, bảo mật hơn và nhanh chóng hơn.
Một trong những phương thức thanh toán mới xuất hiện nhưng đã mau chóng trở nên phổ biến ở Việt Nam là thanh toán bằng mã QR Code - hình thức cho phép người dùng sử dụng ứng dụng ví điện tử, internet banking, ... để quét mã và thanh toán. Xu hướng này nhanh chóng được các công ty phát triển ví điện tử phát triển, điển hình như VTC Pay, One Pay, Momo, VNPay, Moca. mang đến những trải nghiệm thanh toán công nghệ an toàn, tiện lợi với khoảng 8000 điểm thanh toán hóa đơn bằng mã QR tại các cửa hàng, siêu thị, quán ăn, ., thậm chí, đầu năm 2020, VNPAY còn kết hợp với Tổng công ty vận tải Hà Nội ra mắt hình thức thanh toán vé xe bus tháng bằng cách quét mã QR đặc tại các điểm bán vé.
Cùng với các công ty phát triển ví điện tử, hình thức thanh toán bằng mã QR cũng đã được tiếp cận bởi khoảng 20 ngân hàng lớn tại Việt Nam hỗ trợ như: BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank, ABBank, SCB, IVB, NCB, SHB, Maritime Bank, Sacombank và TPBank, .... Đồng thời, các ngân hàng đã và đang đẩy nhanh xây dựng chuỗi các tiện ích và đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất thông qua việc phổ biến ứng dụng di động (Mobile App). Thời gian qua, nhờ áp dụng công nghệ một cách có hiệu quả, hầu hết dịch vụ thanh toán cơ bản đã được cung cấp trên nền tảng di động như: Tra cứu thông tin tài khoản; Nạp tiền; Chuyển tiền; Kết nối thanh toán hóa đơn; Thanh toán sử dụng mã QR...
Ngoài ra lĩnh vực Fintech ở Việt Nam những năm qua cũng vô cùng phát triển và mang đến nhiều giải pháp công nghệ giúp hoàn thiện quá trình TTKDTM như công nghệ sinh trắc học giúp xác minh khách hàng mà không cần có mặt họ; ứng dụng công nghệ Blockchain/DLT; e-KYC; Giao diện Open API và e-payments giúp đem lại cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời hơn.
Trong cuốn “Ngân hàng số: Từ đổi mới đến cách mạng”, PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh (2019) đã chỉ ra rằng ở Việt Nam hiện nay, tỷ trọng các công ty công nghệ tài chính trong lĩnh vực thanh toán hiện đang chiếm tới 47% các công ty công nghệ tài chính, dẫn đầu khối ASEAN. Tính đến tháng 5 năm 2019 ở Việt Nam có 154 công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính. Phần lớn trong số đó là các công ty công nghệ tài chính hoạt động trong lĩnh vực thanh toán và ví điện tử (Payment and e- wallet) với chiếm 24% với 37 doanh nghiệp. Tiếp đến là mảng cho vay (lending) với 25 doanh nghiệp, chiếm 16%. xếp thứ ba là mảng chuỗi khối, tiền số và chuyển tiền (Blockchain, Crypto & Remittance) với 22 doanh nghiệp chiếm 14%. Còn lại là các công ty hoạt động trong các mảng: so sánh (Comparision), phân tích và xếp hạng tín nhiệm (Credit rating and Analytics), ngân hàng số (Digital Banks & Infrastructure), đầu tư tác động xã hội (Impact investing), .
Thẻ chuẩn + Thẻ vàng Thẻ bạch kim
Thanh toán dư nợ qua ATM Có Có
Chương trình ưu đãi mua săm, ẩm thực, giải trí
Có Có
Truy vấn thông tin sô dư, gửi yêu cầu xử lý qua Fast I_bank
Có Có
Giảm phí thường niên khi sử dụng phòng chờ hạng thương
gia
Không Có
Bảo hiêm du lịch toàn cầu Không Có
Dịch vụ tư vấn thông tin và hỗ trợ săp đặt 24/7 trên toàn cầu
Không Có
(đơn vị: công ty)
Biểu đồ 2.12: Số lượng công ty công nghệ tài chính phân theo lĩnh vực hoạt động tại Việt Nam tính đến tháng 5 năm 2019
Nguồn: Ngân hàng số: Từ đổi mới đến cách mạng
Sự phát triển của các công ty công nghệ tài chính nói chung và các công ty hoạt động trong lĩnh vực thanh toán và ví điện tử nói riêng đã và đang tạo điều kiện thúc đẩy hạ tầng công nghệ thanh toán đặc biệt là hạ tầng công nghệ phục vụ TTKDTM ở Việt Nam phát triển, đuổi kịp các xu hướng trên thế giới, đem lại cho người dùng những trải nghiệm mới mẻ và tiện lợi hơn.
2.1.4. Các ngân hàng và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác trong cuộc đua thanh toán không dùng tiền mặt
Nhận thấy tiềm năng phát triển và đem lại lợi nhuận của lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng và tổ chức CƯDVTT khác đã và đang có nhiều động thái tích cực, sẵn sàng cho việc chiếm lĩnh và mở rộng thị phần thanh toán tại Việt Nam.
- Mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa các sản phẩm thanh toán
Ngoài việc đầu tư phát triển hệ thống điểm giao dịch trên cả nước, để chiếm lĩnh thị trường TTKDTM các ngân hàng còn chú trọng nghiên cứu, triển khai các sản phẩm thanh toán mới, đáp ứng với nhu cầu đa dạng của mọi tầng lớp dân cư. Các sản phẩm được quan tâm phát triển bao gồm sản phẩm thẻ (đặc biệt là thẻ tín dụng) và dịch vụ thanh toán điện tử qua internet và thiết bị di động.
Như tại Techcombank, ngân hàng đứng đầu về doanh số thanh toán qua thẻ Visa hai năm liên tiếp 2018, 2019, các sản phẩm thẻ tín dụng được phát triển đa dạng bao gồm: thẻ Techcombank Visa các dòng Classic, Gold, Signature; thẻ Vietnam