Những quy định, chính sách về phát triển thanh toán không dùng

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư tại việt nam thực trạng và giải pháp,khóa luận tốt nghiệp (Trang 35 - 37)

2.1.1. Những quy định, chính sách về phát triển thanh toán khôngdùng tiền mặt. dùng tiền mặt.

Nhận rõ vai trò của TTKDTM, NHNN Việt Nam nói riêng, Chính Phủ nói chung đã sớm đưa ra các biện pháp thúc đẩy TTKDTM trong nước.

2.1.1.1. Những quy định và chính sách của Chính phủ

Nghị định 91/CP ban hành ngày 25 tháng 11 năm 1993 về “Tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt” : Nghị định này đề cập đến các tổ chức được phép cung ứng dịch vụ thanh toán; nguyên tắc chi trả tiền mặt và chuyển khoản cũng như các quyền, nghĩa vụ của các bên khi giao dịch thanh toán.

Nghị định 64/2001/NĐ-CP ban hành ngày 20 tháng 9 năm 2001 về “hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán”, thay thế Nghị định91/CP:

Tại Nghị định này, các tổ chức CƯDVTT được mở rộng hơn so với Nghị định 91/CP; đồng thời, các khái niệm và các quy chế liên quan đến hoạt động thanh toán cũng được bổ sung và làm rõ trong Nghị định 64/2001/NĐ-CP.

Nghị định 101/2012/NĐ-CP ban hành ngày 22 tháng 11 năm 2012 về “Thanh toán không dùng tiền mặt” thay thế Nghị định 64/2001/NĐ-CP: Với Nghị định này, các vấn đề tại Nghị định 64/2001/NĐ-CP được quy định chặt chẽ và thích hợp với tình hình đổi mới hơn, đồng thời bổ sung thêm các quy định về thanh toán bằng ngoại tệ và thanh toán quốc tế, phù hợp với nhu cầu hội nhập toàn cầu.

Quyết định 2545/QĐ-TTg ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016 về “Phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020”:

Quyết định này đã nêu ra những mục tiêu tổng quát cũng như mục tiêu cụ thể để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 đồng thời đưa ra những giải pháp cụ thể để biến những mục tiêu ấy thành sự thật.

Công văn số 6477/VPCP-KTTH ban hành ngày 22 tháng 7 năm 2019 về việc “công khai chi tiết danh mục các giao dịch bắt buộc thanh toán qua ngân hàng”:

Trong công văn này, có 13 lĩnh vực thuộc 6 nhóm lĩnh vực chính được quy định bắt buộc thanh toán qua ngân hàng, 6 nhóm lĩnh vực này bao gồm: chứng khoán, thu chi ngân sách nhà nước, thuế, tài chính doanh nghiệp; giải ngân vốn vay của TCTD, chi

nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng; hoạt động của tổ chức sử dụng vốn nhà nước.

Quyết định 645/QĐ-TTg ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2020 về “Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025”: Đề án này đưa ra các mục tiêu, biện pháp cụ thể, phân công trách nhiệm cho từng cơ quan có liên quan nhằm đẩy mạnh TMĐT tại Việt Nam, trong đó có mục tiêu tăng tỷ lệ

TTKDTM trong TMĐT.

Quyết định số 241/QĐ-TTg ban hành ngày 23 tháng 2 năm 2018 về “phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng với dịch vụ công: Thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội... ”

Quyết định 986/QĐ-TTg ban hành ngày 08 tháng 08 năm 2018 “về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2020”: xây dựng các mục tiêu phát triển ngành ngân hàng, trong đó TTKDTM được định hướng đẩy mạnh phát triển với mục tiêu tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán nước ta chiếm dưới 10% vào cuối năm 2020 và đến cuối năm 2025 giảm còn 8%.

2.1.1.2. Chính sách và quy định của Ngân hàng nhà nước

Thông tư 46/2014/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2014 “hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt”: Trong thông tư này, các quy trình thực hiện các dịch vụ TTKDTM được hướng dẫn một cách chi tiết; quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia dịch vụ TTKDTM cũng được quy định rõ trong thông tư.

Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 “hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán” và Thông tư 23/2019/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN: Các thông tư này hướng dẫn về dịch vụ TGTT đối với các cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ

TGTT.

Chỉ thị số 01/CT-NHNN ban hành ngày 03 tháng 01 năm 2020 về “tổ chức thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2020 ”: trong chỉ thị này NHNN có đặt mục tiêu chung cho ngành ngân hàng “Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là thanh toán qua ngân hàng với các dịch vụ công; đảm bảo hệ

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư tại việt nam thực trạng và giải pháp,khóa luận tốt nghiệp (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w